Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch Sử, Địa lý

Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch Sử, Địa lý

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

 1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA “HÀNH TRÌNH VỀ VỚI DI SẢN VĂN HOÁ XỨ THANH

Xứ Thanh là nơi chuyển tiếp giữa Tứ trấn kinh kỳ (Đông, Đoài, Nam, Bắc) với duyên hải Miền Trung, là nơi liên kết giữa ba vùng sinh thái biển cả, đồng bằng và núi rừng, nơi vật lộn với thiên tai và chiến tranh tàn phá. Trong lịch sử dân tộc, vị thế của Thanh Hóa không chỉ là đất phên dậu quốc gia mà còn là nôi của văn minh Đại Việt. Vị trí địa lý địa và lịch sử đã làm nên nét đặc trưng văn hóa rất riêng biệt của vùng đất này.
Trên con đường thiên lý Bắc Nam, Thanh Hóa là tỉnh biệt lập bị cách trở bởi hai dải núi Tam Điệp và Hoàng Mai. Núi Tam Điệp ở phía Bắc ngăn cách tỉnh với đồng bằng Sông Hồng (mà trực tiếp là người láng giềng Ninh Bình). Núi Hoàng Mai ở phía Nam ngăn cách hai xứ Thanh – Nghệ. Giữa hai dải núi là con sông Mã biểu tượng của xứ Thanh cũng là nơi phát sinh điệu hò sông Mã “dô tá, dô hò” vừa kiên cường, vừa ngạo nghễ.
Với diện tích hơn 11 ngàn km2, Thanh Hóa có hơn 3,6 triệu người sinh sống, gộp đủ đức tính “ăn sóng nói gió” của dân miền biển, nét trầm hậu kín đáo của người dân lam lũ với đồng ruộng và cả gian lao trên vùng biên cương. Từ cuộc sống của người Kinh tới đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Dao, Khơ mú… Tất cả hình thành nên nét văn hóa đặc trưng Xứ Thanh
Sông Mã, cái nôi khởi phát cho văn hóa xứ Thanh bắt nguồn từ vùng Tây Bắc làm nên hành trình dài trên trăm cây số băng qua đất Sầm Nưa (Lào) trở về lại Việt Nam. Bắt đầu từ Mường Lát, sông Mã chảy về xuôi, xuyên suốt làm nên đồng bằng Thanh Hóa Quảng Xương và Thiệu Hóa là những kho gạo cung cấp luơng thực cho toàn Xứ. Người Việt cổ, khởi phát từ văn hóa núi Đọ, theo sông Mã khai làng, vỡ ruộng từ đó hình thành nên nền văn hóa sông Mã, một trong hai thành tố hình thành nên nền Văn Minh Sông Hồng.
Không chỉ là quê cha đất tổ của “Tam vương nhị chúa”, Xứ Thanh còn là vùng đất hiếu học. Trong dòng chảy của lịch sử khoa bảng nước nhà, vùng đất này đã có 1627 các nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được lưu danh muôn thuở trên các lĩnh vực văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ…
Thực tế xã hội cho thấy, phần lớn con người xứ Thanh ( chủ yếu là lớp trẻ – học sinh) thiếu kiến thức hiểu biết về chính quê hương mình, thiếu kĩ năng, và có thái độ lơ là với các nôi đã sản sinh ra mình. Trong khi đó, cha mẹ bận rộn làm kinh tế, nên vấn đề trang bị vốn văn hoá, văn học, lịch sử … địa phương xứ Thanh ít được gia đình quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách, đặt gánh nặng vai trò giáo dục chính ở trường học.
Chúng tôi là giáo viên Văn học ngày ngày đứng trên bục giảng rất phiền lòng trước những hiểu biết hời hợt của học sinh về quê hương mình. điều đó đã thôi thúc chúng  tôi lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp “Hành trình về với di sản văn hoá xứ Thanh với những kiến thức cơ bản nhất về văn học, lịch sử, địa lý… nhằm trang bị cho các em học sinh về vẻ đẹp tiềm ẩn của quê hương, con người xứ Thanh, về vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch và khám phá một số lễ hội  điển hình. Đồng thời giáo dục các em có lòng tự hào và ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá của con người, của quê hương Thanh Hoá.

 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Trong chủ đề dạy học này, chúng tôi hướng tới mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của 4 môn học: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch Sử, Địa lý.
Ngữ Văn:
– Tiết 1, 2: Tổng quan văn họcViệt Nam  – SGK Ngữ văn 10 (tập một – Ban CB).
+ Tiết 1, 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam – SGK Ngữ văn 10 (tập một – Ban CB).
+ Tiết 35, 36: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX  – SGK Ngữ văn 10 (tập một – Ban CB).
+ Tiết 58, 59: Đại cáo bình Ngô –  SGK Ngữ văn 10 (tập 2 – Ban CB).
+ Tiết 35:  Đọc thêm: Đò lèn –  SGK Ngữ văn 12 (tập một – Ban CB).
+ Ngữ văn địa phương Thanh Hóa – tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THPT.
Giáo dục công dân:  
+ Tiết 30: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc – SGK GDCD 10.
+ Tiết 3: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa – SGK GDCD 11.
Lịch Sử:
+ Bài 13: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam  – SGK Lịch Sử 10.
+ Bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm – SGK Lịch sử 10.
+ Lịch sử địa phương Thanh Hoá – tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THPT.
Địa lý: 
+ Bài 44: Tìm hiểu về địa lý tỉnh thành phố  – SGK Địa lí 12.
+ Địa lý địa phương Thanh Hóa – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THPT.

3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC

Học sinh toàn trường THPT Lam Kinh thuộc 3 khối lớp 10, 11 và 12 năm học 2015-2016 (tổng số 1046 HS).
Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Qua bài học giúp học sinh nhận ra: Càng đi sâu khám phá vùng đất cũng như con người xứ Thanh, chúng ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sức sống diệu kỳ của một Việt Nam thu nhỏ- nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi mạch ngầm truyền thống vẫn đang bền bỉ chảy không ngừng.
– Một Thanh Hóa quật cường trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm với hình ảnh hiên ngang cưỡi voi xung trận của nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh, với hào khí vang dội của nghĩa quân Lam Sơn, với những Ba Đình, Mã Cao, Hùng Lĩnh, Hàm Rồng – Sông Mã.
– Một Thanh Hoá cổ kính với những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu gắn liền với sự thịnh vượng và suy vong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Một Thanh Hóa duyên dáng, đằm thắm mà khoẻ khoắn và căng tràn sức sống với điệu hò sông Mã, hát múa Đông Anh, múa Xuân Phả, chèo chải.
–  Một Thanh Hoá tự tin, năng động, hoà nhịp cùng sự chuyển mình của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất đang từng ngày “thay da đổi thịt”.
– Đó là một niềm vinh dự, tự hào không chỉ của Thanh Hoá, mà còn của cả Việt Nam. Tuy nhiên đi liền với niềm vinh dự và tự hào ấy là trách nhiệm và thách thức không nhỏ. Đó là làm thế nào để tiếp tục bảo tồn và phát huy có hiệu quả Di sản văn hoá xứ Thanh.
=> Đó là những hình ảnh đa chiều, đa diện, những thanh âm, những nhịp sống sôi động của mảnh đất Thanh Hoá “địa linh nhân kiệt” – mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và  tương lai.
THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
Trong chủ đề này chúng tôi đã kết hợp một số các phương tiện, thiết bị dạy học sau để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp:
– Máy chiếu, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính.
– Ampli, hệ thống loa phát thanh của nhà trường, USB hoặc đĩa CD có nhạc beat các bài hát trong phần thi năng khiếu của HS.
– Bảng trắng kích thước 30×40 cm, bút dạ (3 bảng và bút cho 3 đội chơi).
– Tranh ảnh, video minh họa được thể hiện trong nội dung trình chiếu.
– Bản in kế hoạch tổ chức hoạt động, biểu điểm cho ban giám khảo, nội dung câu hỏi – đáp án cho người dẫn chương trình và BGK.
– Bản in 1046 phiếu điều tra để kiểm tra kiến thức của HS toàn trường sau khi tham gia buổi học ngoại khóa.

4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Trong chủ đề này học sinh sẽ tìm hiểu nội dung kiến thức chính: Tình yêu quê hương đất nước thông qua hiểu biết sâu sắc vể văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp của quê hương và con người xứ Thanh; tự hào, trân trọng những truyền thống văn hóa, lịch sử quý báu của quê hương; xác định ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương, đất nước …
b) Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS các kỹ năng:
+ Quan sát, suy luận logic, phân tích và trình bày.
+ Hợp tác nhóm.
+ Vận dụng các kiến thức đã được học vào cuộc sống.
+ Học tập tích cực và chủ động.
+ Rèn luyện nâng cao kỹ năng sống cho học sinh: biết tự ý thức về bản thân, về con người và quê hương Thanh Hoá trước sự kì thị của một bộ phận người trên các miền Tổ Quốc, biết được vị thế, giá trị của mảnh đất, con người xứ Thanh trong dòng chảy hội nhập của thời đại.
c) Thái độ:
– Có ý thức và thái độ tích cực trước các vấn đề của cuộc sống: biết trân trọng văn hoá, lịch sử, vẻ đẹp của mảnh đất, vẻ đẹp của con người quê hương xứ Thanh và những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
– Có thái độ tích cực, biết phê phán những hành vi sai lầm, thiếu ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần của quê hương Thanh Hoá.
– Nâng cao ý thức bảo tồn các giá trị văn hoá, di sản của xứ Thanh, khắc sâu niềm tự hào về quê hương và con người Thanh Hoá.
Nội dung:
– Tìm hiểu về văn hoá xứ Thanh.
– Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, tập tục sinh sống của cư dân các vùng miền xứ Thanh.
– Tìm hiểu về ẩm thực xứ Thanh.
– Tìm hiểu về di tích lịch sử, danh nhân văn hóa của xứ Thanh .
– Tìm hiểu về các nhà thơ, nhà văn xứ Thanh.
– Tìm hiểu về các giải pháp bảo tồn các di sản của quê hương Thanh Hoá.
Cách tổ chức dạy học:
– Hoạt động tập thể: Tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề tích hợp cho học sinh toàn trường, phối hợp với nhóm Hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức HĐNGLL tháng 11 năm 2015 (Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc).
– Hoạt động theo nhóm: HS tham gia hoạt động nhóm dưới hình thức các đội thi, 3 đội thi (mỗi đội thi gồm 8 HS thuộc 3 khối lớp).
– Hoạt động cá nhân: Các cá nhân sẽ thể hiện sự hiểu biết và khả năng trình bày qua vòng thi dành cho khán giả, vòng thi hùng biện và vòng thi hát về quê hương Thanh Hóa.
Phương pháp dạy học:
Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập buổi ngoại khoá, chúng tôi áp dụng các phương pháp dạy học sau đây:
– Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động độc lập của cá nhân (trả lời câu hỏi theo các đội thi qua 4 vòng thi và phần thi dành cho khán giả).
– Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
– Tổ chức cho HS hoạt động độc lập thông qua vòng thi khán giả và phát huy khả năng trình bày của HS thông qua vòng thi hùng biện.
– Kết hợp giữa phương pháp vấn đáp với phương pháp trực quan tìm tòi phát hiện kiến thức.
–  Cuối buổi ngoại khoá GV đề cập vấn đề : “Hành trình về xứ Thanh – mảnh đất “địa linh nhân kiệt” – mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và  tương lai.
 Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dạy học nói chung. Trong dạy học tích hợp kiến thức Ngữ văn, lịch sử, địa lý địa phương việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đạt được của HS giúp cho GV đánh giá kết quả dạy học của mình, đặc biệt đánh giá hiệu quả của việc tích hợp các nội dung Hành trình về với di sản văn hóa xứ Thanh vào bài học.
Cụ thể:
– Kiểm tra đánh giá HS thông qua câu trả lời của các đội tham gia thi tài trên sân khấu, đánh giá thông qua cho điểm các đội qua các vòng thi.
– Thông qua các vòng chơi dành cho 3 đội và cho khán giả để kiểm tra khả năng nhận thức của HS toàn trường.
– Sử dụng phiếu điều tra dành cho HS toàn trường (HS tham gia các đội chơi và HS là khán giả) sau khi các đội hoàn thành 3 vòng thi trên sân khấu và khán giả hoàn thành 2 vòng thi khán giả.
Hoạt động của GV và HS:
Hoạt động 1:
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động.
(Thời gian 15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Ổn định tổ chức.
 
* GV (người dẫn chương trình – MC) Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu thành phần ban giám khảo và chương trình hoạt động.
* MC đặt vấn đề và giới thiệu 3 đội chơi.
* Mời 3 đội thi lên sân khấu ra mắt và chào khán giả:
– Đội 1: Lam Kinh (khối 10);
– Đội 2: Tây Đô (khối 11);
– Đội 3: Hạc Thành (khối 12).
* HS toàn trường nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và giữ trật tự.
 
 
 
 
* 3 đội thi đã được chọn lên sấu khấu lần lượt tự giới thiệu sơ qua về đội chơi của mình và về vị trí mà ban tổ chức đã sắp xếp.

 

Hoạt động 2:

Phần thi thứ nhất: Hành trình văn hóa xứ Thanh

 (Thời gian 25 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* GV thông qua thể lệ của vòng thi thứ nhất (Phụ lục kèm theo).
* GV đưa ra lần lượt các câu hỏi cho các đội thi trả lời (15 câu hỏi trong phần phụ lục kèm theo đáp án), nhận xét câu trả lời của từng đội là đúng hay sai.
 
 
 
* Ban giám khảo theo dõi phần trả lời của các đội, căn cứ kết luận của người dẫn chương trình và các yêu cầu của biểu chấm để cho điểm.
* GV : Công bố điểm từng đội và chuyển chương trình sang hoạt động tiếp theo (Ban giám khảo chuyển kết quả điểm phần thi thứ nhất để người dẫn chương trình công bố).
* 3 đội nắm vững được thể lệ vòng thi thứ nhất.
* Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận nhanh chóng đưa ra đáp án chung của đội. Các đội chơi viết đáp án lên bảng trắng và giơ cao đáp án của mình.
* Học sinh thuộc các đội ghi nhận  thêm thông tin kiến thức sau khi đã trải qua 15 câu hỏi.
* HS ghi nhận điểm số đã đạt được

 
Hoạt động 3:
Phần thi thứ hai: Tập làm hướng dẫn viên du lịch
(Thời gian: 25 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* GV thông qua thể lệ của vòng thi thứ 2 (phụ lục kèm theo).
* GV lần lượt mời đội trưởng các đội lên bốc thăm chủ đề hùng biện theo thứ tự:
– 1. Đội Tây Đô: Giới thiệu về Vườn quốc gia Bến En.
– 2. Đội Hạc Thành: Giới thiệu về Cầu Hàm Rồng.
– 3. Đội Lam Kinh: Giới thiệu về Trống đồng Đông Sơn.
* GV (MC) thông báo kết quả bốc thăm. Người phụ trách máy tính cho hiển thị các hình ảnh liên quan đến đề tài hùng biện mà các đội đã bốc thăm trong thời gian 2 phút. Sau đó thông báo bắt đầu thời gian chuẩn bị cho các đội (5 phút).
* GV lần lượt mời đại diện các đội chơi lên thực hiện nội dung của mình. Lưu ý về mặt thời gian: mỗi đội có 5 phút để thực hiện phần thi.
* Ban giám khảo theo dõi phần trả lời của các đội, căn cứ kết luận của người dẫn chương trình và các yêu cầu của biểu chấm để cho điểm.
* Sau khi cả 3 đội thực hiện xong phần thi, GV thông báo kết quả phần 2 do ban giám khảo chuyển về.
* 3 đội nắm vững được thể lệ vòng thi thứ hai.
* Đội trưởng các đội lên bắt thăm đề tài hùng biện.
 
 
 
 
 
 
* Các đội có 2 phút để xem các hình ảnh liên quan đến đề tài hùng biện của mình.
* Các đội chơi thảo luận, chuẩn bị nhanh nội dung hùng biện trong thời gian 5 phút.
 
 
* Lần lượt đại diện các đội lên trình bày nội dung của mình.
 
 
* Học sinh ghi nhận thêm thông tin kiến thức thông qua phần thuyết trình của các đội chơi.
 
* HS ghi nhận điểm số đã đạt được.
 

 

Hoạt động 4:

Phần chơi dành cho khán giả:

(Thời gian: 5 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* GV Giới thiệu yêu cầu của phần chơi dành cho khán giả.
* GV lần lượt đọc câu hỏi, mời khán giả lên sân khấu để trả lời (2 câu hỏi).
* Kết thúc mỗi câu hỏi, GV công bố kết quả trả lời mà khán giả đã thể hiện. Nếu HS trả lời đúng sẽ được nhận một phần quả của ban tổ chức. Nếu HS trả lời sai, GV mời khán giả khác có thông báo trả lời bằng hình thức giơ tay xung phong lên trả lời câu hỏi.
 
 
* Xung phong lên sân khấu để tham gia trò chơi.
* Ghi nhận thêm thông tin, kiến thức thông qua phần chơi.

 

Hoạt động 5:

Phần thi thứ 3: Chúng em với quê hương xứ Thanh

(Thời gian: 25 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* GV thông qua thể lệ của phần thi thứ 3 (phụ lục kèm theo).
* GV đọc câu hỏi và đáp án sau khi các đội lần lượt trả lời xong câu hỏi của mình. GV kết luận đáp án đúng/ sai để ban giám khảo cho điểm. Nếu đáp án đúng, người điều khiển máy tính cho hiện một từ hoặc hình ảnh liên quan đến câu chủ đề, nếu đáp án sai, từ hoặc hình ảnh liên quan đến câu chủ đề sẽ không được hiển thị.
* Nếu đội chơi nào quyết định trả lời câu chủ đề, GV mời đại diện đội chơi đó trả lời. HS trả lời đúng, GV thông báo kết luận để ban giám khảo cho điểm, người dẫn chương trình cho hiển thị câu chủ đề. HS lời sai, GV thông báo đội chơi đó không được tiếp tục tham gia vòng chơi, thời gian còn lại các đội khác tiếp tục thực hiện phần thi của mình.
* Sau khi các đội lần lượt trả lời hết 9 câu hỏi, GV đọc câu hỏi về chủ đề phần thi và mời đội nào ra tín hiệu (giơ tay) trả lời nhanh nhất trả lời. Nếu đội đó trả lời đúng, GV kết luận để ban giám khảo cho điểm, nếu trả lời sai, GV công bố đáp án và dừng phần chơi thứ 3, công bố kết quả điểm do ban giám khảo chuyển về và giới thiệu phần chơi tiếp theo.
* Ban giám khảo theo dõi phần trả lời của các đội, căn cứ kết luận của người dẫn chương trình và các yêu cầu của biểu chấm để cho điểm.
* 3 đội nắm vững được thể lệ vòng thi thứ ba.
* Các đội chơi nghe kỹ câu hỏi, thảo luận và viết câu hỏi vào bảng, sau đó giơ cao đáp án.
 
 
 
 
* Nếu đội nào quyết định giành quyền trả lời câu chủ đề, ra tín hiệu (giơ tay) và thông báo trả lời câu chủ đề.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* HS ghi nhận thêm kiến thức thông qua nhận xét của Ban giám khảo và ghi nhận điểm số đã đạt được.

 

Hoạt động 6:

Phần thi thứ 4: Hát về quê hương tôi

(Thời gian: 15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* GV thông qua thể lệ phần thi.
* GV mời đại diện các đội lên bốc thăm thứ tự thực hiện, thông báo kết quả bốc thăm.
* GV lần lượt mời đại diện các đội lên dự thi hùng biệt theo kết quả bốc thăm:
– Đội Lam Kinh: Chào sông Mã anh hùng.
– Đội Tây Đô: Quê tôi Thanh Hóa.
– Đội Hạc Thành: Đường về thanh hóa.
* Ban giám khảo theo dõi phần biểu diễn của các đội, căn cứ vào biểu điểm để cho điểm.
* GV công bố điểm do BGK chuyển về sau khi 3 đội kết thúc phần thi thứ 4.
* Các đội chơi nắm vững những yêu cầu của phần thi.
* Đội trưởng các đội chơi lên bốc thăm thứ tự tham gia của đội mình.
* Đại diện các đội lên giới thiệu về phần thi của mình, trình bày bài hát mà mình đã chọn.

 
Hoạt động 7:
Tổng kết
(Thời gian: 10 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Ban giám khảo tổng kết điểm cho các đội qua 4 phần thi.
* GV phát phiếu điều tra để kiểm tra kiến thức của HS toàn trường (Phiếu điều tra trong phụ lục).
 
 
* GV thông báo tổng điểm của các đội thông qua 4 phần thi, thông báo kết quả toàn cuộc thi và số điểm được cộng vào điểm thi đua của tháng cho các khối:
– Giải nhất: 50 điểm/ lớp: Đội Hạc Thành (Khối 12)
– Giải nhì: 30 điểm/ lớp: Đội Lam Kinh (Khối 10)
– Giải ba: 20 điểm/ lớp: Đội Tây Đô (Khối 11)
* GV kết luận chung cho toàn bộ hoạt động, nêu bật nội dung chính mà toàn bộ hoạt động hướng tới: “Hành trình về xứ Thanh – mảnh đất “địa linh nhân kiệt” – mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và  tương lai.
 
 
* HS làm phiếu điều tra và nộp lại phiếu điều tra trong thời gian cuối buổi thi. Lớp trưởng các lớp có trách nhiệm phát phiếu điều tra cho các bạn lớp mình và thu phiếu sau khi kết thúc buổi ngoại khóa để nạp về cho ban tổ chức.
 
 
 
 
 
 
 
 
* HS ghi nhận các kết quả của hoạt động, xác định thái độ và hành vi đúng đắn đối với việc trân trọng, giữ gìn các di sản văn hóa, phát huy các truyền thống quý báu của quê hương, xác định trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước…

 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

PHẦN TRÌNH CHIẾU BẰNG MS POWERPOINT

Slide 1 Trang đầu
 
Slide 3 Nội dung phần thi thứ nhất
Slide 6 Hình ảnh minh họa câu hỏi 3, phần thi thứ nhất:
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
 
Slide 9 Hình ảnh minh họa câu hỏi 6, phần thi thứ nhất:
Các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình – Đinh Công Tráng và Phạm Bành.
Slide 11 Hình ảnh minh họa câu hỏi 8, phần thi thứ nhất:
Lễ hội Cầu Ngư ở vùng biển Hậu Lộc
 
Slide 13 Hình ảnh minh họa câu hỏi 11, phần thi thứ nhất:
Nhà thơ Hữu Loan
Slide 16 Phần thi thứ hai:
Các thí sinh thể hiện một trong 9 đề tài hùng biện theo kết quả bốc thăm của đội  mình.
 
Slide 18 Hình ảnh minh họa đề tài 1, phần thi thứ 2: Trống đồng Đông Sơn
 
Slide 24 Hình ảnh minh họa đề tài 3, phần thi thứ 2:
Cầu Hàm Rồng trong kháng chiến chống Mĩ.
 
Slide 29 Hình ảnh minh họa đề tài 4, phần thi thứ 2:
Ngư dân kéo lưới trên biển Sầm Sơn
 
Slide 36 Hình ảnh minh họa đề tài 5, phần thi thứ 2:
Vượn Bạc Má tại VQG Bến En
 
Slide 43 Hình ảnh minh họa đề tài 7, phần thi thứ 2:
Tạo màu và phơi cói trong nghề dệt chiếu Nga Sơn
 
Slide 51 Phần thi thứ 3
 
Slide 52 Câu hỏi và đáp án 1, phần thi thứ 3
Slide 53 Hình ảnh minh họa câu hỏi 1, phần thi thứ 3: Lê Lợi
 
Slide 56 Hình ảnh minh họa câu hỏi 4, phần thi thứ 3: Thành nhà Hồ
Slide 59 Hình ảnh minh họa câu hỏi 7, phần thi thứ 3:
Hình ảnh người bà trong bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy.
 
Slide 60 Hình ảnh hiển thị sau khi câu hỏi 8 (phần thi thứ 3)  được trả lời đúng:
Logo của năm du lịch quốc gia 2015
Slide 61 Hình ảnh hiển thị sau khi câu hỏi 9 (phần thi thứ 3)  được trả lời đúng:
Một số di sản thế giới của Việt Nam.
 
Slide 63 Phần thi thứ 4

 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Bảng điểm tổng hợp của các đội thi:

Phần thi Câu hỏi / Nội dung trình bày Điểm đội 1
(LAM KINH)
Điểm đội 2
(TÂY ĐÔ)
Điểm đội 3
(HẠC THÀNH)
Phần thi thứ nhất: Hành trình văn hóa xứ Thanh
 
Câu 1 10 10 10
Câu 2 10 10 10
Câu 3 0 0 10
Câu 4 10 10 10
Câu 5 0 10 10
Câu 6 0 10 10
Câu 7 10 10 10
Câu 8 10 0 10
Câu 9 0 10 0
Câu 10 10 10 0
Câu 11 0 0 10
Câu 12 0 0 10
Câu 13 10 10 0
Câu 14 0 10 0
Câu 15 10 10 10
Tổng điểm phần 1 80 110 110
Phần thi thứ hai: Tập làm hướng dẫn viên du lịch – Đội Lam Kinh:
Trống đồng Đông Sơn
– Đội Tây Đô:
Cầu Hàm Rồng
– Đội Hạc Thành:
VQG Bến En
30 40 30
Phần thi thứ 3: Chúng em với quê hương xứ Thanh
 
Câu 1 20 20 20
Câu 2 0 0 20
Câu 3 0 0 0
Câu 4 20 20 20
Câu 5 0 20 20
Câu 6 0 20 20
Câu 7 0 0 20
Câu 8 20 20 20
Câu 9 20 20 0
Câu chủ đề 0 50 0
Tổng điểm phần 3 80 170 140
Phần thi thứ 4: Hát về quê hương tôi
 
– Đội Lam Kinh:
Chào Sông Mã anh hùng
– Đội Tây Đô:
Quê tôi Thanh Hóa
– Đội Hạc Thành:
Đường về Thanh Hóa
30 20 20
Tổng điểm tất cả các phần thi 220 340 300
Xếp loại: Ba Nhất Nhì

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

(Xem thêm phần Phụ lục 7)
Các em HS tỏ ra háo hức với “cuộc đua” giữa các đội chơi.
Người dẫn chương trinh giới thiệu các đội chơi và thể lệ các phần thi.
Các nhóm thảo luận trước khi trả lời câu hỏi
Phần thi hùng biện – Tập làm hướng dẫn viên du lịch.

 Đánh giá bài kiểm tra sau hoạt động ngoại khoá:

(Thông qua Phiếu kiểm tra sau hoạt động)
Tổng học sinh: 1046 HS. Số HS được phát phiếu kiểm tra: 1046 HS.
(Khối 10: 349 HS, khối 11: 354 HS, khối 12: 343 HS).

Điểm Không nạp phiếu 5 điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10 điểm
Số lượng 45 70 122 89 241 344 135
Tỉ lệ 4.3 % 6.7 % 11.7 % 8.5 % 23 % 32.9 % 12.9 %

Đánh giá kết quả thu được thông qua hoạt động ngoại khóa:
– Hoạt động ngoại khóa đã giúp HS nắm bắt kiến thức tích hợp các bộ môn Văn, Sử, Địa liên quan đến chương trình GD kiến thức địa phương Thanh Hóa sau buổi ngoại khoá.
– HS có được thái độ đúng đắn trong việc giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa, lịch sử và những truyền thống quý báu của quê hương, từ đó góp phần xác định lý tưởng sống đúng đắn cũng như trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng, đất nước.
– Góp phần hình thành và phát triển các năng lực của HS như năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề …
– HS được củng cố, rèn luyện về kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng xử: biết tự ý thức về bản thân, về con người và quê hương Thanh Hoá trước sự kì thị của một bộ phận người trên các miền Tổ Quốc; biết được vị thế, giá trị của mảnh đất, con người xứ Thanh trong dòng chảy hội nhập của thời đại.
– HS được củng cố, nâng cao ý thức và thái độ tích cực trước các vấn đề của cuộc sống: biết trân trọng văn hoá, lịch sử, vẻ đẹp của mảnh đất, vẻ đẹp của con người quê hương xứ Thanh và những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; biết phê phán những hành vi sai lầm, thiếu ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần của quê hương Thanh Hoá. Nâng cao ý thức bảo tồn các giá trị văn hoá, di sản của xứ Thanh, khắc sâu niềm tự hào về quê hương và con người Thanh Hoá.
– Đa số HS có hứng thú với buổi ngoại khoá.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
– Các câu trả lời của 3 đội thi qua 4 phần thi và phần thi khán giả.
– Bài kiểm tra sau buổi ngoại khoá (HS làm các Phiếu kiểm tra).
Thanh Hoá, ngày 05 tháng 12 năm 2015
 Xem thêm : 

  1. Các chuyên đề môn văn
  2. Sáng kiến kinh nghiệm môn văn
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *