Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Vọng phu thạch của Nguyễn Du

 BỘ KẾT NỐI NGỮ VĂN THPT

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

 Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Vọng Phu thạch (1)

Thạch gia? Nhân gia? Bỉ hà nhân?
Độc tọa sơn đầu thiên bách xuân
Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng,
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn diểu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện di luân.

Dịch nghĩa

Đá chăng? Người chăng? Là ai đấy nhỉ?
Đứng một mình trên ngọn núi hàng ngàn năm nay.
Muôn kiếp không bao giờ có mộng mây mưa,
Tấm thân giữ được trinh tiết mãi mãi.
Mưa thu như dòng lệ chảy không ngớt,
Lớp rêu như ghi lại một bài văn ca tụng nàng.
Nhìn bốn phía núi non từng từng lớp lớp,
Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng?

Dịch thơ

Phải là đá đấy hay là người?

Đứng sững đầu non bao kiếp rồi?

Muôn thuở mây mưa nào tưởng đến,

Một gương trinh tiết để chung soi.

Lệ dòng chẳng dứt mưa thu thảm,

Rêu phủ như ghi chữ triện người.

Bốn mặt núi giăng mù tít mãi,

Riêng người nhi nữ giữ kính trời

 

Chú thích:

Vọng Phu thạch: Đá Vọng phu ở Lạng Sơn, trên động Nhị Thanh

Vân vũ mộng, mộng mây mưa: Tựa bài Phú Cao Đường của Tống Ngọc nói tiên vương nước Sở trong mộng thây có thần nữ núi Vu Sơn đến xin chung chăn gối, nói mình ở núi Vu Sơn, sớm làm mây, tối làm mưa. Sau đó các nhà thơ dùng chữ mây mưa để chỉ việc chung chăn gối.

(Dẫn tác phẩm)

Trả lời các câu hỏi sau (Theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Câu 1: Tác phẩm được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Đối tượng trữ tình của bài thơ ?

Câu 3: Trong hai câu thơ

Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Hình ảnh mưa thurêu gợi tác giả liên tưởng tới điều gì?

Câu 4: Bài thơ viết về đề tài nào?

Câu 5: Câu thơ: Độc giao nhi nữ thiện di luân. (Dịch nghĩa: Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng? ; Dịch thơ: Riêng người nhi nữ giữ kính trời)

Được hiểu như thế nào?

Câu 6: Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Thạch gia? Nhân gia? Bỉ hà nhân”?

Câu 7: Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong bài thơ?

Câu 8: Quan niệm người phụ nữ phải giữ tứ đức tam tòng có còn phù hợp với xã hội hôm nay không ? lí giải tại sao? ( Trả lời trong khoảng 5-7 câu)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Tác phẩm được viết theo thể thơ nào?

Đáp án: Thể thơ thất ngôn

Câu 2: Đối tượng trữ tình của bài thơ ?

Đáp án: Đá vọng phu.

Câu 3: Hình ảnh mưa thu và rêu gợi tác giả liên tưởng tới điều gì?

Đáp án:  Mưa thu gợi liên tưởng đến những dòng nước mắt tuôn rơi; rêu gợi đến tờ giấy ghi lại bài văn ca ngợi phẩm chất của vọng phu

Câu 4: Bài thơ viết về đề tài nào?

Đáp án: Đề tài ca ngợi tấm gương người phụ nữ thủ tiết chờ chồng

Câu 5. Câu thơ: Độc giao nhi nữ thiện di luân. (Dịch nghĩa: Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng? ; Dịch thơ: Riêng người nhi nữ giữ kính trời)

Được hiểu như thế nào?

Đáp án: Câu thơ Độc giao nhi nữ thiện di luân có thể hiểu là: Chỉ riêng người phụ nữ phải chịu những qui định ngặt nghèo của luân thường. Câu thơ kín đáo bộc lộ thái độ bất bình của tác giả trước những bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ.

Câu 6. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Thạch gia? Nhân gia? Bỉ hà nhân”?

Đáp án: Câu thơ sử dụng 3 câu hỏi tu từ “ Đá chăng? Người chăng? Là ai đấy nhỉ?” để nhấn mạnh hình của đá hay đó chính là sự kí thác cuộc đời bao người phụ nữ trong từng thớ đá. Câu hỏi tu từ đã tăng tính nhạc cho câu thơ đồng thời bộc lộ trạng thái ngỡ ngàng của thi nhân trước dáng hình của đá

Câu 7. Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong bài thơ?

Đáp án: Trước hết, tư tưởng nhân đạo thể hiện ở thái độ tôn vinh ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ tiết liệt theo chuẩn đạo đức phong kiến. Nguyễn Du còn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, đò quyền tự do bình đẳng cho người phụ nữ. Ông đặt câu hỏi với xã hội phong kiến: Tại sao chỉ có qui định thủy chung với người phụ nữ. Đây là tư tưởng táo bạo không dễ gì có trong xã hội cũ.

Câu 8. Quan niệm người phụ nữ phải giữ tứ đức tam tòng có còn phù hợp với xã hội hôm nay không ? lí giải tại sao?

Đáp án : Quan niệm người phụ nữ phải giữ tứ đức tam tòng không còn phù hợp với xã hội hôm nay, nhưng những mặt tích cực của quan niệm đó chúng ta cần lưu giữ. Trước hết, quan điểm trên không phù hợp với xã hội bình đẳng giới. Người phụ nữ cần công, dung, ngôn, hạnh, cần thủy chung đợi chờ. Nhưng tình yêu thủy chung luôn phải có từ hai phía nam nữ như vậy mới tạo được sự hòa hợp bền vững.

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Du danh nhân văn hóa nhân loại, đại thi hào dân tộc VN. Sự nghiệp thơ văn của ông thấm đẫm tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ. Tiếng thương ông dành cho người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến như Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh

– Bài thơ “Vọng phu thạch” nằm trong mạch nguồn đề tài ấy.

Thân bài:

* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả

-Nguyễn Du xuất thân từ quê gốc ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong gia đình đại quí tộc phong kiến, nhiều người làm quan to trong triều. Đây cũng là dòng họ có truyền thống văn chương. Chính bởi vậy, thời thơ ấu ông sống trong nhung lụa và học hành có hệ thống. Tuy nhiên, cuộc đời ông phải chứng kiến những biến cố, thăng trầm  của lịch sử xã hội xã hội pk VN. Đất nước chia cắt Đàng trong – đàng ngoài. Nguyễn Du rơi vào tấn bi kịch tư tưởng.

* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

– Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc đời Nguyễn Du chất chứa đầy bi kịch cá nhân, gia đình tan tác, anh em chia lìa, cuộc sống riêng cùng quẫn, bế tắc. Từ niềm thương thân, Nguyễn Du đồng cảm với những đau thương bất hạnh của con người và quê hương xứ sở. Qua nỗi đau riêng của một tâm hồn lớn, có thể thấy nỗi đau chung của một thời đại đổ vỡ, xáo trộn cùng cực.

–  Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, viết về đề tài ca ngợi người phụ nữ mẫu mực đạo đức: thờ chồng nuôi con

* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

– Bằng đôi mắt trông thấu thế sự và lòng trắc ấn sâu sắc Nguyễn Du đã mở ra những giá trị tư tưởng đặc sắc. “Vọng Phu thạch” là bài thơ chữ Hán mà Nguyễn Du lấy nguồn cảm hứng từ hình tượng người phụ nữ tiết liệt. Đó là hình tượng của một người phụ nữ son sắc chính trực, vô thủy vô chung, kiên trinh, quyết giữ trọn đạo nghĩa, lê nghi. Nguyễn Du khẳng định, ngợi ca phẩm cách cao quý của người phụ nữ theo quan niệm của luân thường đạo lí trong thời phong kiến xưa. Từ hình ảnh vọng phu, khối đá giống người phụ nữ bồng con chờ chồng có ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, nhà thơ Nguyễn Du liên tưởng đến số phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Lời thơ của ông vừa như ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn thanh thiện vừa như cất lời thường cảm cho thân phận của những người phụ nữ xưa “xuất giá tòng phu” họ không được làm chủ cuộc đời của chính mình, quyền sống, quyền hạnh phúc đặt cả trong tay của người chồng. Bởi giáo lí phong kiến mà họ phải sống chuẩn mực, trọn trinh tiết, một lòng một dạ hướng về chồng như hòn Vòng Phu thạch. Họ gồng mình giữ gìn đạo đức theo chuẩn mực chung. Nhưng trong trái tim họ luôn khao khát hạnh phúc đời thường. Nhìn nước mưa tuôn trên đá mà ngỡ như nước mắt chảy từ trái tim khao khát hạnh phúc. Trân trọng, tôn vinh, ngợi ca phẩm chất, vẻ đẹp, tài năng của người phụ nữ nhà thơ nói hộ họ tiếng nói phản kháng, bất bình trước những qui định ngặt nghèo trong xã hội phong kiến chỉ dành cho người phụ nữ. Đây là tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác giả. Bằng những dòng thơ ngắn ngủi Nguyễn Du đã khái quát được phần nào bức tranh hiện thực đời sống phong kiến ngày trước với những lễ giáo khắt khe, sư bất công, tủi hờn cho thân phận của người phụ nữ. Qua đó cất lên tiêng nói bệnh vực bảo vệ cũng như lên án tố cáo chế độ phong kiến tàn nhẫn đã cha đạp lên quyền sống và hạnh phúc của người phụ nữ.

 

– Về mặt nghệ thuật, bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường. Bố cục chặt chẽ, chia bốn phần. Hai câu đề giới thiệu dáng đá mà gời suy ngẫm về thân phận người phụ nữ, hai câu thực miêu tả chi tiết thân phận họ. Để được là tấm gương người phụ nữ tiết liệt, họ phải hi sinh những cảm xúc, ham muốn đời thường rất chính đáng của mình. Hai câu luận bàn về nỗi lòng sâu kín của họ. Kết lại bài thơ là câu hỏi bất bình thay cho người phụ nữ. Ngôn ngữ bài thơ hàm súc, giàu các biện pháp tu từ. Cách gieo vần chân “uân” và “ân” linh hoạt trong từng câu thơ. Cùng với các vế đối nhịp nhàng “Vạn kiếp yển vô vân vũ mộng” – “Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân”; “Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ” – “Đài triện trường minh nhất đoạn văn”. Một bài thơ có vần bằng làm chủ đạo, tạo giọng điệu trầm buồn, tha thiết.

Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.

Vọng Phu thạch tiêu biểu cho thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài thơ viết về đề tài xưa cũ nhưng nhà thơ đã làm mới đề tài trên ở tầm tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.

Bài viết tham khảo:

Độc giả biết đến Nguyễn Du qua “Truyện Kiều” và “Văn Chiêu hồn” nhưng còn có một Nguyễn Du hiện ra thế giới sâu thẳm ẩn náu trong con người ông qua thơ chữ Hán. Thơ chữ Hán là tấm gương đa diện của cái tôi trữ tình giàu bản sắc của bậc danh nhân văn hóa nhân loại, đại thi hào dân tộc VN. Sự nghiệp thơ văn của ông thấm đẫm tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ. Tiếng thương ông dành cho người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến như Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh. Bài thơ “Vọng phu thạch” nằm trong mạch nguồn đề tài ấy.

Nguyễn Du xuất thân từ quê gốc ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong gia đình đại quí tộc phong kiến, nhiều người làm quan to trong triều. Đây cũng là dòng họ có truyền thống văn chương. Chính bởi vậy, thời thơ ấu ông sống trong nhung lụa và học hành có hệ thống. Tuy nhiên, cuộc đời ông phải chứng kiến những biến cố, thăng trầm  của lịch sử xã hội xã hội pk VN. Đất nước chia cắt Đàng trong – đàng ngoài. Nguyễn Du rơi vào tấn bi kịch tư tưởng.

Thanh Hiên thi tập là tập thơ được viết bằng chữ Hán gồm 78 bài. Tác phẩm được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc đời Nguyễn Du, thời gian lưu lạc trốn tránh vì không theo được Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc, sau về nương náu ở quê nhà và thời gian làm quan với triều Nguyễn ở Bắc hà. Đó là thời gian chất chứa đầy bi kịch cá nhân, gia đình tan tác, anh em chia lìa, cuộc sống riêng cùng quẫn, bế tắc. Từ niềm thương thân, Nguyễn Du đồng cảm với những đau thương bất hạnh của con người và quê hương xứ sở. Qua nỗi đau riêng của một tâm hồn lớn, có thể thấy nỗi đau chung của một thời đại đổ vỡ, xáo trộn cùng cực. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, viết về đề tài ca ngợi người phụ nữ mẫu mực đạo đức: thờ chồng nuôi con

– Bằng đôi mắt trông thấu thế sự và lòng trắc ấn sâu sắc Nguyễn Du đã mở ra những giá trị tư tưởng đặc sắc. “Vọng Phu thạch” là bài thơ chữ Hán mà Nguyễn Du lấy nguồn cảm hứng từ hình tượng người phụ nữ tiết liệt. Đó là hình tượng của một người phụ nữ son sắc chính trực, vô thủy vô chung, kiên trinh, quyết giữ trọn đạo nghĩa, lễ nghi. Nguyễn Du khẳng định, ngợi ca phẩm cách cao quý của người phụ nữ theo quan niệm của luân thường đạo lí trong thời phong kiến xưa. Từ hình ảnh vọng phu, khối đá giống người phụ nữ bồng con chờ chồng có ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, nhà thơ Nguyễn Du liên tưởng đến số phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Lời thơ của ông vừa như ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn thanh thiện vừa như cất lời thường cảm cho thân phận của những người phụ nữ xưa “xuất giá tòng phu” họ không được làm chủ cuộc đời của chính mình, quyền sống, quyền hạnh phúc đặt cả trong tay của người chồng. Bởi giáo lí phong kiến mà họ phải sống chuẩn mực, trọn trinh tiết, một lòng một dạ hướng về chồng như hòn Vòng Phu thạch. Họ gồng mình giữ gìn đạo đức theo chuẩn mực chung. Nhưng trong trái tim họ luôn khao khát hạnh phúc đời thường. Nhìn nước mưa tuôn trên đá mà ngỡ như nước mắt chảy từ trái tim khao khát hạnh phúc. Trân trọng, tôn vinh, ngợi ca phẩm chất, vẻ đẹp, tài năng của người phụ nữ nhà thơ nói hộ họ tiếng nói phản kháng, bất bình trước những qui định ngặt nghèo trong xã hội phong kiến chỉ dành cho người phụ nữ. Đây là tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác giả. Bằng những dòng thơ ngắn ngủi Nguyễn Du đã khái quát được phần nào bức tranh hiện thực đời sống phong kiến ngày trước với những lễ giáo khắt khe, sư bất công, tủi hờn cho thân phận của người phụ nữ. Qua đó cất lên tiêng nói bệnh vực bảo vệ cũng như lên án tố cáo chế độ phong kiến tàn nhẫn đã cha đạp lên quyền sống và hạnh phúc của người phụ nữ.

 

Về mặt nghệ thuật, bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường. Bố cục chặt chẽ, chia bốn phần. Hai câu đề giới thiệu dáng đá mà gời suy ngẫm về thân phận người phụ nữ, hai câu thực miêu tả chi tiết thân phận họ. Để được là tấm gương người phụ nữ tiết liệt, họ phải hi sinh những cảm xúc, ham muốn đời thường rất chính đáng của mình. Hai câu luận bàn về nỗi lòng sâu kín của họ. Kết lại bài thơ là câu hỏi bất bình thay cho người phụ nữ. Ngôn ngữ bài thơ hàm súc, giàu các biện pháp tu từ. Cách gieo vần chân “uân” và “ân” linh hoạt trong từng câu thơ. Cùng với các vế đối nhịp nhàng “Vạn kiếp yển vô vân vũ mộng” – “Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân”; “Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ” – “Đài triện trường minh nhất đoạn văn”. Một bài thơ có vần bằng làm chủ đạo, tạo giọng điệu trầm buồn, tha thiết.

Vọng Phu thạch tiêu biểu cho thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài thơ viết về đề tài xưa cũ nhưng nhà thơ đã làm mới đề tài trên ở tầm tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ thấu hiểu, chia sẻ cảm thông với những nỗi khổ vì qui định ngặt nghèo của xã hội phong kiến với người phụ nữ. Để từ đó nói hộ những bất bình về xã hội phong kiến. Đây là một phần lí do bài thơ được đón nhận và có sức sống diệu kì.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *