Viết bài văn nghị luận XH: Khi ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Con người và cuộc sống xung quanh)

BỘ KẾT NỐI

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

 (Văn bản nghị luận)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

[…]

Vì sao ta thiếu trách nhiệm?

Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.

Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…

Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?

(Trích Sống trách nhiệm – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu) 

Câu 1. Vấn đề được đưa ra bàn luận của văn bản trên là gì?

Câu 2. Trong bài viết, tác giả đã nêu vấn đề nghị luận bằng cách nào?

Câu 3. Theo tác giả, để không phải chịu tổn thất, con người đã làm gì?

Câu 4. Chỉ ra các yếu tố bổ trợ của văn bản trên?

Câu 5. Để làm rõ luận điểm nguyên nhân khiến con người hay thiếu trách nhiệm tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào?

Câu 6. Thiếu tính trách nhiệm sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong các câu sau: “Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình”.

Câu 8. Từ đoạn văn bản trên hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 dòng) nêu ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩa của anh/chị về vấn đề sau: Khi ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu Nội dung cần đạt Điểm
Câu 1 Vấn đề bàn luận: thiếu tính trách nhiệm 0,5 điểm
Câu 2 Trong bài viết, tác giả đã nêu vấn đề nghị luận bằng cách: đưa ra một tình huống giả định. 0,5 điểm
Câu 3 Theo tác giả, để không phải chịu tổn thất, con người đã: Tìm cách trốn tránh và đùn đẩy nó cho người khác. 0,5 điểm
Câu 4 Các yếu tố bổ trợ của văn bản trên: biểu cảm (thể hiện rõ thái độ phê phán những người sống thiếu trách nhiệm) 0,5 điểm
Câu 5  Những bằng chứng khiến con người sống thiếu trách nhiệm:

+ Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó.

+ Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

1,0 điểm
Câu 6 Hậu quả của việc sống thiếu trách nhiệm:

– Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định.

– Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

1,0 điểm
Câu 7 Biện pháp tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc/ Lặp cú pháp

– Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu, giúp cho lời văn hài hòa, nhịp nhàng.

+ Nhấn mạnh thái độ sống không có trách nhiệm, luôn đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh.

1,0 điểm
Câu 8 Yêu cầu

+ Hình thức: là đoạn văn

+ Nội dung: nêu được ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm, có thể có các ý sau:

– Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao

– Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

– Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

– Có được lòng tin của mọi người

– Thành công trong công việc và cuộc sống

– Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

 

1,0 điểm
  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

  1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận

Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Ý nghũa của sự thay đổi bản thân trong cuộc sống. (Khi ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi)

  1. Thân bài:

* Trình bày bản chất của vấn đề đời sống

– “Khi ta thay đổi” là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để giúp bản thân con người hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.

– “Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển.

=> Ý kiến ” Khi ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi” nhằm để khẳng sử cần thiết của việc thây đổi bản thân của mỗi người sẽ góp phần kiến tạo một thế giới tốt hơn, văn minh và phát triển hơn.

– Chỉ khi con người ta chịu thay đổi khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân, thấy đổi đi cách tư duy mới có thể giúp xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng văn minh.

* Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

– Tại sao chúng ta lại phải thay đổi bản thân?

+ Mỗi ngày trôi qua cuộc sống lại không ngừng biến chuyển buộc con người ta phải cất bước theo nó tức là phải có sự thay đổi thì mới có thể tồn tại.

+ Nếu chỉ biết dậm chân tại một chỗ để mặc cho bản chất của chúng ta – thứ vốn còn nhiều thiếu sót chưa hoàn thiện cứ thế tung hoành sẽ chỉ làm cho ta chậm hơn, kết quả là dần bị bỏ xa khỏi thời đại.

+ Ngược lại, sự phát triển nhanh chóng của thế giới cũng có những hệ lụy, những mặt trái cần được khắc phục vì thế nên rất cần sự thay đổi của con người tác động nên tiến trình phát triển của nó khiến nó tốt hơn.

+ Với sự phát triển của khoa học công nghệ các nền tảng mạng xã hội hình thành với nhiều hấp dẫn dần già khiến cho nhiều người đắm chìm vào thế giới ảo khiến họ xa dời hiện thực nếu không có sự thay đổi sẽ gây nên những hệ lụy hủy hoại cuộc sống họ.

– Lợi ích khi con người có sự thay đổi:

+ Với cá nhân:

  • Việc thay đổi những suy nghĩ, hành vi nhưng nét tính cách thói quen chưa tốt sẽ giúp cho con người trở nên hoàn thiện hơn sống có văn minh và đạo đức
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp
  • Được mọi người yêu quý tôn trọng, dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.

+ Với thế giới:

  • Việc mỗi người chịu suy nghĩ và thay đổi bản thân sẽ giúp thế giới hay cuộc sống xung quanh ta được cái thiện, kéo gần khoảng cách giữa con người với nhau hơn.
  • Góp phần khiến cho thế giới phát triển theo hướng tích cực, tái thiết một xã hội công bằng văn minh văn hóa.
  • Việc thay đổi thế giới cũng tác động ngược lại khiển đời sống vật chất, tình thần của con người được cải thiện.

+ Đơn cử như việc thức dậy sớm vốn là một vấn đề khó khăn với nhiều người, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho họ hay thức dậy rất muộn. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tinh thần của họ khiến bản thân trong tình trạng mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống. Vậy hãy tìm cách để khắc phục nó đi, hãy đào sâu đến tận gốc rễ của vấn đề từđó tìm ra hướng giải quyết, tập được cho mình thói quen dậy sớm. Nhờ đó mà tinh thần của ta được thoải mái hơn, bản thân trở nên năng động sáng tạo với người lao động giúp giải quyết công việc dễ dàng hơn, với học sinh thì nắm bắt được bài học… chỉ sự thay đổi ở một thói quen bình thường này thôi cũng mang lại nhiều tác dụng tốt.

+ Từ đó cho ta thấy được rằng việc thay đổi bản thân là việc làm cần thiết, cấp thiết để không chỉ bản thân mà nó còn khiến thế giới ta đang sống hoạt động theo một quỹ đạo đúng đắn.

– Vậy chúng ta cần thay đổi bản thân như thế nào?

Muốn thay đổi bản thân, chúng ta cần phải hiểu rõ được công việc và khả năng của mình, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Có như vậy, bạn mới không tốn thời gian cũng như công sức vào việc thay đổi.

+ Việc xác định những yếu điểm, sai sót trong cách tư duy cũng là điều rất quan trọng qua việc xác định được nó ta sẽ có cách để thay đổi chúng tốt hơn.

+Như việc chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ. Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu chịu thay đổi cách nghĩ lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội.

+ Bên cạnh đó mỗi người cũng cần không ngừng trau dồi tích lũy kiến thức, học hỏi để nâng cao sự hiểu biết từ đó có được cái nhìn đúng đắn về các vấn đề từ đó có những hành động cách ứng xử phù hợp đúng đắn.

* Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều

chiềuKhi nói đến việc thay đổi bản thân một sợi người lại không đồng ý, họ không chịu việc thay đổi mà chai lì trong nếp sống, những cách tư duy cũ, bảo thủ với những điều mình cho là đúng. Tất nhiên, đó là cách sống riêng của họ

khi không chấp nhận những sự ” đổi mới” trong cuộc sống của mình. Điều này có thể khiến cho họ trở nên lạc hậu đi, bị bỏ lại trước bước tiến của thời đại, thậm chí việc giữ những cách nghĩ, thói quen hay những tính cách chưa tốt có thể khiến họ bị xa lánh hay gặp phải nhiều khó khăn và khi ấy sẽ khiến con người ta tẻ nhạt, cô đơn giữa cuộc sống đông đúc náo nhiệt này.

+ Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng.

Như vậy có thể thấy việc nhận thức rõ về vấn đề thay đổi bản thân có tầm quan trọng rất lớn.

+ Với cá nhân: giúp ta hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi bản thân đối với cuộc sống của mình từ đó có sự thay đổi về cách nhận thức, thói quen, nếp sống giúp ta trở nên hoàn thiện hơn tiến dần đến với cái chân- thiện- mĩ.

+ Cộng đồng: khi các mọi người có sự nhận thức và thay đổi bản thân sẽ hình thành một cộng đồng phát triển văn minh, văn hoá và rộng hơn là thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới.

  1. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

:- Ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề trên.

– Bài học nhận thức và hành động

 

Bài viết tham khảo

Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh. Tuy nhiên trước khi hướng tới điều cao cả đó chúng ta cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất đó là từ chính bản thân mình. Vì thế nên có ý kiến nói rằng:” Khi ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi”.

Trước tiên ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói trên. “Khi ta thay đổi” hay thayđổi bản thân là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để giúp bản thân con người hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Còn “thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển. Ý kiến trên đã nhằm để khẳng sử cần thiết của việc thay đổi bản thân của mỗi người sẽ góp phần kiến tạo một thế giới tốt hơn, văn minh và phát triển hơn. Chỉ khi con người ta chịu thay đổi khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân, thấy đổi đi cách tư duy mới có thể giúp xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng văn minh. Đây không phải một vấn đề mới nhưng luôn được rất nhiều người quan

tâm đến. Vậy tại sao chúng ta lại phải thay đổi bản thân? Mỗi ngày trôi qua cuộc sống lại không ngừng biến chuyển buộc con người ta phải cất bước theo nó tức là phải có sự thay đổi thì mới có thể tồn tại. Nếu chỉ biết dậm chân tại một chỗ để mặc cho bản chất của chúng ta – thứ vốn còn nhiều thiếu sót chưa hoàn thiện cứ thế tung hoành sẽ chỉ làm cho ta chậm hơn, kết quả là dần bị bỏ xa khỏi thời đại. Ngược lại, sự phát triển nhanh chóng của thế giới cũng có những hệ lụy, những mặt trái cần được khắc phục vì thế nên rất cần sự thay đổi của con người tác động nên tiến trình phát triển của nó khiến nó tốt hơn. Có thể thấy với sự phát triển của khoa học công nghệ các nền tảng mạng xã hội hình thành với nhiều hấp dẫn dần già khiến cho nhiều người đắm chìm vào thế giới ảo khiến họ xa dời hiện thực nếu

không có sự thay đổi sẽ gây nên những hệ lụy hủy hoại cuộc sống của họ và ảnh hưởng đến cả xã hội.

Việc thay đổi bản thân cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn. Đối với cá nhân việc thay đổi những suy nghĩ, hành vi nhưng nét tính cách thói quen chưa tốt sẽ giúp cho con người trở nên hoàn thiện hơn sống có văn minh và đạo đức. Giúp duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Người biết thây đổi bản thân cũng sẽ được mọi người yêu quý tôn trọng, dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống. Rộng hơn đối với thế giới việc mỗi người chịu suy nghĩ và thay đổi bản thân sẽ giúp thế giới hay cuộc sống xung quanh ta được cái thiện, kéo gần khoảng cách giữa con người với nhau hơn. Nó góp phần khiến cho thế giới phát triển theo hướng tích cực, tái thiết một xã hội công bằng văn minh văn hóa. Việc thay đổi thế giới cũngtác động ngược lại khiển đời sống vật chất, tình thần của con người được

cải thiện. Đơn cử như việc thức dậy sớm vốn là một vấn đề khó khăn với nhiều người, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho họ hay thức dậy rất muộn. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tinh thần của họ khiến bản thân trong tình trạng mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống.

Vậy hãy tìm cách để khắc phục nó đi, hãy đào sâu đến tận gốc rễ của vấn

đề từ đó tìm ra hướng giải quyết, tập được cho mình thói quen dậy sớm. Nhờ đó mà tinh thần của ta được thoải mái hơn, bản thân trở nên năng động sáng tạo với người lao động giúp giải quyết công việc dễ dàng hơn, với học sinh thì nắm bắt được bài học… chỉ sự thay đổi ở một thói quen bình thường này thôi cũng mang lại nhiều tác dụng tốt. Từ đó cho ta thấy được rằng việc thay đổi bản thân là việc làm cần thiết, cấp thiết để không chỉ bản thân mà nó còn khiến thế giới ta đang sống hoạt động theo một quỹ đạo đúng đắn. Vậy chúng ta cần thay đổi bản thân như thế nào? Muốn thay đổi bản thân, chúng ta cần phải hiểu rõ được công việc và khả năng của mình, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Có như vậy, bạn mới không tốn thời gian cũng như công sức vào việc thay đổi. Việc xác định những yếu điểm, sai sót trong cách tư duy cũng là điều rất quan trọng qua việc xác định được nó ta sẽ có cách để thay đổi chúng tốt hơn. Như việc chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ. Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu chịu thay đổi cách nghĩ lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội. Bên cạnh đó mỗi người cũng cần không ngừng trau dồi tích lũy kiến

thức, học hỏi để nâng cao sự hiểu biết từ đó có được cái nhìn đúng đắn về các vấn đề từ đó có những hành động cách ứng xử phù hợp đúng đắn. Tuy nhiên khi nói đến việc thay đổi bản thân một sợi người lại không đồng ý, họ không chịu việc thay đổi mà chai lì trong nếp sống, những cách tư duy cũ, bảo thủ với những điều mình cho là đúng. Tất nhiên, đó là cách sống riêng của họ khi không chấp nhận những sự ” đổi mới” trong cuộc sống của mình. Điều này có thể khiến cho họ trở nên lạc hậu đi, bị bỏ lại trước bước tiến của thời đại, thậm chí việc giữ những cách nghĩ, thói quen hay những tính cách chưa tốt có thể khiến họ bị xa lánh hay gặp phải nhiều khó khăn và khi ấy sẽ khiến con người ta tẻ nhạt, cô đơn giữa cuộc sống

đông đúc náo nhiệt này.

Như vậy có thể thấy việc nhận thức rõ về vấn đề thay đổi bản thân có tầm quan trọng rất lớn đến cá nhân chúng ta cũng như cả cộng đồng. Vấn đề trên giúp ta hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi bản thân đối với cuộc sống của mình từ đó có sự thay đổi về cách nhận thức, thói quen, nếp sống giúp ta trở nên hoàn thiện hơn tiến dần đến với cái chân- thiện- mĩ. Và khi các mọi người có sự nhận thức và thay đổi bản thân sẽ hình thành một cộng đồng phát triển văn minh, văn hoá và rộng hơn là thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới.

Tóm lại ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn khẳng định được tầm quan trọng của việc thay đổi bản thân. Vì thế nên để có một cuộc sống ý nghĩa, ngay từ bây giờ mỗi chúng ta hãy học cách hòa nhập với cuộc sống đang không ngừng biến đổi, thay đổi bản thân để ngày càng tiến bộ, hoàn thiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc thay đổi bản thân không nên vì những áp lực của xã hội hay những yêu cầu của người khác. Thay đổi bản thân nên được thực hiện một cách chủ động, với mục đích cải thiện bản thân và đạt được mục tiêu cá nhân thì mới có ý nghĩa.

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *