Cù Thị Liên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn lớp 11
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Chương 3: Đơn giản chỉ là hạnh phúc
Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: “Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?”
Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: “Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong đợi ở tụi em có điều đó thôi sao?”
Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ có đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: “Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”? Tại sao là “Hạnh phúc” chứ không phải là “Thịnh vượng” hay “Văn minh”? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả!”.
Có lẽ đó cũng là lý do tại sao đất nước Bhutan từ 3 thập niên qua đã đo lường sự phát triển của đất nước bằng chỉ số GNH (Gross National Happiness – Tổng hạnh phúc quốc gia). Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
Khi đọc cuốn tiểu thuyết “Suối nguồn” dày gần 200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu “Tôi yêu em” thì phải nói từ “Tôi” trước đã. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội.
Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2019, tr.38,39)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu văn mở đầu đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, khi “Một nguyên tử bị tổn thương” thì sẽ gây tác động như thế nào?
Câu 3. Tác giả đã đề xuất cách yêu người như thế nào?
Câu 4. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong đoạn sau: “Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?”
Câu 5. Tác dụng của phép so sánh trong câu văn: “mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương”.
Câu 6. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? chỉ ra hệ thống luận điểm được triển khai trong đoạn trích?
Câu 7: Anh/Chị nhận xét gì về cách mở đầu của đoạn trích?
Câu 8. Có người cho rằng: Hạnh phúc bắt đầu từ những điều giản dị. Anh (chị) có đồng tình không? Vì sao?
PHẦN II. Làm văn (5.0 điểm)
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề: Khoảnh khắc của hiện tạ
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11: NĂM HỌC 2023- 2024
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 5.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn mở đầu là: Tự sự | 0.5 | |
2 | Theo tác giả, khi “Một nguyên tử bị tổn thương” thì sẽ gây tác động: Ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. | 0.5 | |
|
3 | Tác giả đã đề xuất cách yêu người: Trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình, phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc. | 0.5 |
4 | Hai biện pháp tu từ trong đoạn văn: Câu hỏi tu từ, điệp ngữ. | 0.5 | |
5 | Tác dụng của phép so sánh trong câu văn: Tăng tính gợi hình, biểu cảm, tăng tính thuyết phục cho câu văn. Nhấn mạnh mối liên kết giữa người với người, khẳng định mỗi cá nhân đều có ý nghĩa quan trọng trong cộng đồng. | 0,75 | |
6 | – Vấn đề được bàn luận trong văn bản là: Bài học về hạnh phúc; Hạnh phúc
– Hệ thống luận điểm được triển khai trong văn lả: +Luận điểm 1: Hạnh phúc là gì? +Luận điểm 2: Hạnh phúc có ý nghĩa như thế nào với chính mình và mọi người xung quanh? + Luận điểm 3: Làm thế nào để có được hạnh phúc. |
0,75 | |
7 | Nhận xét về cách mở đầu văn bản:
Tác giả sử dụng phương thức tự sự: Giúp câu văn thêm chân thật, gần gũi, tăng tính thuyết phục cho văn bản. Tác động vào suy nghĩ của người đọc về vấn đề hạnh phúc. |
0,5 | |
8 | – HS thể hiện quan điểm cá nhân: Lí giải hợp lí, thuyết phục | 1,0 | |
II | VIẾT | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề : Khoảnh khắc của hiện tại | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau. |
3,25 | ||
Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận: Khoảnh khắc của hiện tại. 2. Thân bài: Học sinh có thể triển khai các ý sau. * Bản chất của vấn đề bàn luận và quan điểm của người viết. – Khoảnh khắc: Khoảng thời gian hết sức ngắn – Hiện tại: Thời gian đang diễn ra, đối lập với quá khứ và tương lai -> Khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian đang diễn ra, rất ngắn và qua đi rất nhanh. Chúng ta cần trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống hiện tạị. * Xem xét bàn luận vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau – Thời gian là sự tiếp nối của vô vàn khoảnh khắc và khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian giàu ý nghĩa và vô cùng quý giá bởi: + Hiện tại sẽ trôi đi rất nhanh, không bao giờ quay trở lại… + Hiện tại là thời điểm để tiếp nối, hiện thực hóa ước mơ của quá khứ và chuẩn bị cho tương lai (vật chất, tinh thần,…) + Hiện tại hôm nay sẽ trở thành quá khứ của ngày mai, vì thế những suy nghĩ, hành động, sáng tạo,…trong hiện tại sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. – Trân trọng hiện tại là điều quan trọng để chúng ta có cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. – Sống hết mình cho mỗi phút giây của hiện tại để mỗi ngày qua đi chúng ta sẽ không thấy hối tiếc, dằn vặt hay day dứt vì những điều đã qua. * Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều: – Nếu không biết trân trọng hiện tại thì cuộc sống sẽ trở nên mờ nhạt, vô nghĩa, ảnh hưởng đến tương lai,… – Sống cho hiện tại nhưng cũng không được quên quá khứ bởi lãng quên quá khứ ta sẽ trở thành kẻ vô ơn, khó có thể trưởng thành. – Phê phán những người thờ ơ với quá khứ, ảo tưởng về tương lai và vô trách nhiệm với hiện tại,… * Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng: + Nâng cao nhận thức về ý nghĩa cuộc đời + Sống trọn vẹn từng phút giây để không phải hối tiếc 3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề |
0,5
0,5
1,5
0,5
0,25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |