Viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Lan Rận của Nam Cao

 BỘ CÁNH DIỀU

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

LANG RẬN– Nam Cao

Ông cựu Đậu chả lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi rước cái anh cu lang Rận ấy về!    Rận không phải là tên thật của lang ta. Đó là tên của bà cựu đặt cho anh. Nhưng tại sao bà lại đặt cho anh cái tên khổ sở ấy? Rồi chúng ta sẽ biết.   Ngay hôm mới đầu ông cựu cho lang Rận quẩy hai cái bồ đến trọ, bà cựu đã cằn nhằn. Bà không muốn chứa cái của khỉ ấy ở nhà bà. Nhưng ông cựu bảo:                                  

– Dở lắm! Nhà mình rộng, không ở hết, cho nó ở nhờ một tí, mất gì? Cơm của nó, nó ăn. Củi của nó, nó đun. Nó thổi nấu lấy, nó ăn, bận gì đến mình mà sợ?                                           

– Không bận gì đến mình, nhưng mình cũng chẳng được cái gì. Nó ở đâu, kệ thây nó! Chứa nó làm gì cho rếch cả nhà.                                                                                                         

– Chuyện! Mình có định uống thuốc của nó thì mới cho nó ở nhờ nhà mình chứ?            

 Bà cựu lắc đầu quày quạy và nói như sợ mình không nói kịp:             

 – Thôi! Thôi! Thôi! Ông uống thuốc của nó thì ông uống, tôi thì tôi không uống; thuê tiền tôi tôi cũng không uống!     

  Ông cựu đã hơi bực mình, sừng sộ:               

– Tại sao không uống? Người ta uống thuốc nó đầy ra đấy.       

  […]

Được ít lâu, bà cựu và cô Đính biết. Họ bảo nhau:                                                                         

– Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho thằng lang Rận.                                                      

– Thật ư? Cô trông thấy bao giờ?                                                                                                         

– Vừa lúc nãy. Nó đang vá, thấy em, vội giấu vào trong cái cối xay. Em vờ như không biết, sai nó đi lấy cái chậu thau. Nó đi rồi, em lại cái cối xem, mới biết là cái tổ rận của thầy lang.                                                                                                                        

– Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau. Tôi cũng thấy chúng nó ít lâu nay hay cười cợt với nhau lắm. Mà con kia thì mua quà bánh cho thằng ấy luôn đấy. Sao cũng được chết với nó thôi? Dễ thường chúng nó vẫn ngủ với nhau ở trong buồng bếp nhà mình.                                                                                                                                  

 – Thật đấy, ta phải rình bắt quả tang một mẻ, rồi liệu cho chúng nó. Những đồ vô phúc! Nhà mình là nhà làm ăn…                                                                                                 T

uy nói vậy, nhưng thực ra thì bà cựu tò mò hơn tức giận. Cả cô Đính cũng thế. Cuộc dò la, rình chực đem một chút thú vị đến cuộc đời của họ, nhạt phèo và buồn tẻ, bởi vì nhàn quá. Họ đùa bỡn, cười hi hí suốt cả ngày thật đấy, nhưng vẫn buồn…                                                                                                                                            

Một đêm, cô Đính rón rén vào buồng bà cựu, bấm bà một cái. Bà cựu biết ngay là có sự lạ rồi. Bà thì thầm hỏi em chồng:                                                                                         

– Gì thế?                                                                                                                                          

– Lang Rận vào buồng mụ Lợi!                                                                                                            

– Mới vào à?                                                                                                                                         

 – Mới vào, mà vào xong chúng đóng cửa ngay.     

 […]    Sáng hôm sau….   

  Ông cựu vừa về đến ngõ, bà cựu đã chạy ra, nhăn nhở:                                                                               

– Ông chỉ đi suốt đêm, chả ở nhà mà xem… Đêm qua, chúng tôi bắt được thằng kẻ trộm.                                                                                                                                                                 

– Chỉ bậy thôi!                                                                                                                                           

– Thật đấy! Thằng kẻ trộm lẻn vào buồng mụ Lợi. Tôi lừa khóa được cửa, nhốt cu cậu trong ấy. Ông về xem mặt nào.                                                                                                       

Cô Đính đưa mắt nhìn anh, cười ranh mãnh. Bà cựu nháy em chồng, cười. Ông cựu biết ngay là có chuyện gì rắc rối. Ông lật đật đi thẳng vào buồng bếp. Vợ và em vừa theo, vừa khúc khích:                                                                                                                    

– Cô đưa chìa khóa cho anh mở…                                                                                                           

Cô Đính đưa chìa khóa cho ông cựu. Ông mở khóa. Ông đẩy tung hai cánh cửa ra. Và ông giật nẩy mình. Mặt ông quay lại, tái ngắt đi. Mắt ông là đôi mắt của một người hoảng hốt. Bà cựu và cô Đính ngạc nhiên:                                                                          

– Gì thế?                                                                                                                                            

 Họ nhìn vào căn buồng vừa mở cửa. Một đôi chân tím bầm lủng lẳng trên không khí. Đó là ông lang Rận. Ông thắt cổ! Ông thắt cổ bằng cái ruột tượng gốc của mụ Lợi. Cái mặt ông đọng máu sưng lên bằng cái thớt. Cái đầu ông ngoẹo xuống, như một thằng bé khi nó dỗi. Trông thật là thiểu não. Nhưng không ai kịp ái ngại cho ông cả. Đây là án mạng! Lôi thôi lắm! Lôi thôi lắm! Cả nhà ông cựu cuống quýt, lo xanh mắt. Riêng mụ Lợi vẫn nằm ngủ, miệng há hốc và ngáy to như xẻ gỗ. Bà cựu phát mụ đôm đốp năm, sáu cái mụ mới giật mình, choàng dậy. Mụ ngơ ngác nhìn quanh. Và khi trông thấy tình nhân, mụ rú lên. Mụ vật vã người, khóc rống như một con chó chưa quen xích. Tội nghiệp cho con người quá ù lì! Sau khi cãi nhau rồi, mụ lăn ra ngủ thật say. Mụ có ngờ đâu trong lúc ấy thì tình nhân ngồi nghĩ ngợi xa gần. Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…                                                                                    

Ấy thế rồi y đã bật diêm lên, tìm một cái gì có thể làm một cái dây..

                         —————-Hết—————–

 

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm):

Câu 1: Văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự, miêu tả, thuyết minh.
  2. Tự sự, thuyết minh, biểu cảm.
  3. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  4. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

Câu 2: Văn bản trên được kể theo điểm nhìn nghệ thuật nào?

  1. Người kể chuyện hạn tri.
  2. Người kể chuyện toàn tri.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  4. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 3: Trong câu văn: “Thế thì dễ thường anh chị phải lòng nhau cụm từ  “phải lòng nhau” được hiểu là:

  1. Đem lòng yêu thương
  2. Đem lòng kiêng nể.
  3. Vừa lòng hả dạ
  4. Vừa lòng vừa ý.

Câu 4: Cuộc dò la, rình chực lang Rận và mụ Lợi đem lại điều gì cho bà cựu và cô Đính?

  1. Sự nhạt phèo và buồn tẻ, bởi vì nhàn quá.
  2. Sự vui vẻ đùa bỡn, cười hi hí suốt cả ngày.
  3. Một chút thú vị, vui vẻ và hài hước.

D.Một chút thú vị, vui vẻ nhưng vẫn buồn…

Câu 5: Vì sao lang Rận  lại  treo cổ?

  1. Vì nghĩ ngợi xa gần.
  2. Vì nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  4. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Chỉ ra tác dụng nghệ thuật của  điệp từ “Y” trong câu văn: “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…                                                                                      ”:                                        A. Nhấn mạnh nỗi lòng dằn vặt, đau khổ của nhân vật, vì cuộc đời quá  bất  công.                                                                                                                                                            B.Cho thấy tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của lang Rận.                                                      C. Bộc lộ khát khao hạnh phúc gia đình .                                                                                                                           D. Sớm dự báo điều chẳng lành cho nhân vật  y.

Câu 7: Anh/chị hãy phỏng đoán hành động của lang Rận  qua câu  kết:  Ấy thế rồi y đã bật diêm lên, tìm một cái gì có thể làm một cái dây..?

  1. Dự b áo việc trốn thoát của y khi bị nhốt.
  2. Dự báo điều chẳng lành cho nhân vật
  3. Mu ốn nhìn kĩ người đàn bà .
  4. Muốn tìm dụng cụ để mở cửa.

 

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5điểm):Anh/chị có suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện trong văn bản trên?

Câu 9 (1.0 điểm): Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

Câu 10 (1.0 điểm): Nhận xét về tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho lang Rận trong văn bản ?

 

Đề 2: Tự luận

Câu 1: (0.5điểm): Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: (0.5điểm):Xác định ngôi kể trong truyện?                                                               Câu 3: (1.0 điểm): Nội dung chính của văn bản là gì?                                                          Câu 4: (1.0 điểm): Chi tiết lang Rận  treo cổ ở  phần  cuối  truyện có ý nghĩa gì?  Câu 5: (1.5 điểm):  Anh/ Chị có đồng tình với cách kết thúc truyện của tác giả không ? Vì sao?                                                                                                                                   Câu 6: (1.5 điểm): Từ câu chuyện lang Rận, anh /chị rút ra được bài học gì cho mình? (Trả lời bằng 4-5 câu).

 LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 C 0,5
2 B 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo các ý chính sau:

–         Đời sống vật chất nghèo khổ, khốn cùng.

-Đời sống tinh thần vẫn ánh lên bao vẻ đẹp đáng trân trọng: tình cảm gia đình; khát khao hạnh phúc; ý thức giữ gìn phẩm chất dù đang bị đoạ đày giữa vòng vây của cái nghèo.

0,5
9 Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện: Làm cho tác phẩm  trở lên sinh động, hấp dẫn.

– Yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ hình dung khung cảnh địa hình, làm nổi bật những đặc điểm về ngoại hình, hành động của nhân vật.

– Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện rõ diễn biến tâm trạng, những dằn vặt, tủi hổ của nhân vật

1,0
10 HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo các ý chính sau:

-Xót xa, thương cảm cho lang Rận khi phải trải qua nh ững ngày tháng lang thang, cô độc một cách buồn tẻ, thảm thương.

-Chia sẻ, đồng cảm với những nỗi niềm và cảm xúc mà  lang Rận trải qua trong ngày sống nhờ ở nhà ông bà cửu : ngại ngùng trước mụ  Lợi , vừa chấp thuận mụ , thì  phải  đối  diện  với  nỗi  nhục  nhã …

1,0

 

 

Đề 2: Tự luận

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại 0,5
2  Ngôi kể thứ 3. 0,5
3 Nội dung chính của văn bản :

-Kể về nhân vật Lang Rận -chàng trai làm nghề bốc thuốc dạo để chữa bệnh và mụ Lợi.                                                                    -Cả hai sống quanh quẩn nơi xó bếp nhà ông Cựu và phải chịu đựng những sự khinh bỉ, lườm nguýt và chế giễu từ gia đình ông Cựu.                                                                                           -Lang Rận và mụ Lợi đều sống trong hoàn cảnh khó khăn, kiếm sống bằng cách đi ở thuê cho gia đình giàu có.                        -Họ tìm thấy nhau và cảm thấy đồng cảm với nhau trong hoàn cảnh đặc biệt đó. Tuy nhiên, tình cảm của họ bị gia đình ông Cựu can thiệp thô bạo và cuộc tình này có một cái kết đắng lòng với cái chết của Lang Rận.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời được từ 04 ý trở lên đạt 1,0 điểm.

– HS trả lời được từ 02 – 03 ý đạt 0,5 điểm.

1,0
4 Chi tiết lang Rận  treo cổ ở  phần  cuối  truyện có ý nghĩa:.           -Những người lao động nghèo bị coi thường, dè bỉu, kinh bỉ phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình .                                                                                                                               – Niềm khao khát yêu thương của những con người bất hạnh và bày tỏ sự cảm thông đối với họ.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án đạt 1,0 điểm.

– HS trả lời được 01 ý đạt 0,5 điểm.

1,0
5 Anh/ Chị có đồng tình với cách kết thúc truyện của tác giả không ? Vì sao?

HS bày tỏ quan điểm. Lí giải thuyết phục, đạt điểm tối đa.

1,5
6 Từ câu chuyện lang Rận, rút ra được bài học về vai trò, giá trị của con người, ước mơ, khát vọng …),

HS bài học. Lí giải thuyết phục, đạt điểm tối đa.

 

1,5

 

LÀM VĂN

  1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm truyện.

– Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá: giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm

  1. Thân bài:

* Nêu các điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm.

– Ông cựu mời lang về để bốc thuốc, chữa bệnh, sẵn tiện học vài con chữ về thuốc  phòng khi cần thiết. Ông thầy lang Rận số khổ, do ngoại hình xấu xí nên qua 3 đời vợ mà chẳng có ai ưng, đành bỏ nhà đi lang thang.                                                                         – Khi về nhà ông Cựu thì lại bị người làm khinh bỉ, ghê tởm, bắt nạt chẳng ngày nào yên. Sự soi mói ấy khiến cho lang Rận lạnh gáy, mỗi lần nói chuyện lại bị chặn họng rồi phỉ nhổ bởi những người đàn bà. Mụ  Lợi và lang gặp nhau, sau vài lần nói chuyện thì thấy hợp nên thân quen, cái gì cũng đem ra chuyện trò. Việc này nhanh chóng đến tai bà cựu và cô Đính, hai người phụ nữ ngày ngày đem chuyện ấy thành một trò cười để trêu đùa. Một đêm, khi thấy Lang Rận vào phòng mụ Lợi thì hai người bên ngoài khóa cửa, đợi đến sáng ông cựu về  để bắt gian. Ai ngờ, buổi sáng hôm sau mở cửa ra lại đối mặt với cái xác treo cổ của lang Rận. Vì buồn, vì giận, hận người, hận đời nên lang đã tự vẫn.                                                                                          – Cái chết của lang Rận cho thấy sự bế tắt, cùng đường của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ không tìm được hướng giải thoát phù hợp cho cuộc đời mình, không có được hạnh phúc gia đình. Họ bị thiệt thòi, khiếm khuyết về ngoại hình, đời sống nội tâm cũng cô độc.

* Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh đặc sắc.

– Lang Rận là một truyện của Nam Cao, vẫn giữ phong cách kể chuyện chân thật và gần gũi với người đọc.

-Lối kể chuyện hấp dẫn; cách xây dựng nhân vật độc đáo,…

-Truyện của Nam Cao có phần bế tắc, rơi vào bi kịch không lối thoát. Nhân vật sau khi chạm đến đỉnh điểm của bi kịch, phải chết để bảo vệ phần người còn sót lại, với những ước mơ không thể thành hiện thực. Nam Cao tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo. Hiện thực trong sáng tác của Nam Cao là một hiện thực cụ thể, đặc thù: Xã hội Việt Nam vào những năm trước CM đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những số phận tàn lụi, sự tan tác rời rã của những mối quan hệ người, sự tuyệt vọng đổ vỡ của những cá nhân, sự tha hóa nhân cách và đặc biệt là mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

– Xây dựng lên những nhân vật tiêu biểu, nhà văn đã dùng những ngôn ngữ của đời sống,  được quần chúng nhân dân sử dụng hằng ngày, rất phong phú, sinh động, giàu hình ảnh. Có thể nói hơn bất kì một nhà văn nào khác cùng thời, ngôn ngữ Nam Cao cho đến bây giờ vẫn tỏ ra không cũ với thời gian, cả về mặt từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp.

* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng.

  – Lang Rận gợi nhớ về tình yêu của những người lao động nghèo  bị coi thường, những con người yếu đuối, cơ hàn như Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo. Thể hiện  niềm khao khát yêu thương của những con người bất hạnh và bày tỏ sự cảm thông của nhà văn đối với họ.                                                                                                                                                -Khả năng nhập cuộc, nhập vai của ông thật đáng phục và đáng trọng. Điều đó càng chứng tỏ rằng Nam Cao có một cái nhìn thật tinh tế, mẫn cảm, sâu sắc về họ.

  1. Kết bài:

– Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm.

– Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích; giá trị, hiệu quả tác động tới bạn đọc.

Bài viết tham khảo:

            Nam Cao là nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán, các tác phẩm của ông thể hiện sự phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời. Nam Cao để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu trị giá. Góp phần tạo nên sự thành công của những sáng tác đó chính là nhờ vào tình cảm thành tâm dành cho cuộc đời cùng với tài năng nghệ thuật thiên phú. Đặc thù, trong các sáng tác của Nam Cao, người đọc sẽ nhận thấy những ý kiến nghệ thuật của ông được trình bày một cách nhất quán và tiến bộ. Đặc biệt nhất là truyện ngắn “Lang Rận”. Qua “Lang Rận” người đọc nhận ra được những những ước mơ, khát vọng của con người, cũng như tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả đối với người nông dân trước CM.

Mở đầu truyện là cuộc đối thoại giữa ông bà cửu về việc cho lang Rận ở nhờ. Lang Rận là cái tên mà bà cựu và cô Đính đặt cho ông thầy lang được mời về nhà. Ông cựu mời lang về để bốc thuốc, chữa bệnh, sẵn tiện học vài con chữ về thuốc  phòng khi cần thiết. Ông thầy lang Rận số khổ, do ngoại hình xấu xí nên qua 3 đời vợ mà chẳng có ai ưng, đành bỏ nhà đi lang thang. Sau đó, khi về nhà ông cựu thì lại bị người làm ở đấy khinh bỉ, ghê tởm, bắt nạt chẳng ngày nào yên. Sự soi mói ấy khiến cho lang ta lạnh gáy, mỗi lần nói chuyện lại bị chặn họng rồi phỉ nhổ bởi những người đàn bà trong nhà. Đến khi lang gặp mụ Lợi- một người phụ nữ đồng cảnh ngộ với mình. Mụ cũng xấu người, bị người ta lừa về nhà cuỗm bạc, sau đó theo làm cho những gia đình giàu có. Mụ và lang gặp nhau, sau vài lần nói chuyện thì thấy hợp nên thân quen, cái gì cũng đem ra chuyện trò. Việc này nhanh chóng đến tai bà cựu và cô Đính. Hai người phụ nữ  này, ngày ngày đem chuyện ấy ra bàn luận thành một trò cười để trêu đùa. Một đêm, khi thấy lang Rận vào phòng mụ Lợi thì hai người bên ngoài khóa cửa, đợi đến sáng ông cựu về  để bắt gian. Ai ngờ, buổi sáng hôm sau mở cửa ra lại đối mặt với cái xác treo cổ của lang Rận. Vì buồn, vì giận, hận người hận đời nên lang ta đã tự sát, khi nghĩ đến sự việc mọi người biết đến vào sáng mai. Qua cái chết của lang Rận cho thấy sự bế tắt, cùng đường của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ không tìm được hướng giải thoát phù hợp cho cuộc đời mình, không có được hạnh phúc gia đình. Họ bị thiệt thòi, khiếm khuyết về ngoại hình, đời sống nội tâm cũng cô độc.

“Lang Rận” là một truyện của Nam Cao, vẫn giữ phong cách kể chuyện chân thật và gần gũi với người đọc. Thông qua lối kể chuyện hấp dẫn; cách xây dựng nhân vật độc đáo. Dù truyện của Nam Cao có phần bế tắc, rơi vào bi kịch không lối thoát. Nhân vật sau khi chạm đến đỉnh điểm của bi kịch, phải chết để bảo vệ phần người còn sót lại, với những ước mơ không thể thành hiện thực. Nam Cao tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo. Hiện thực trong sáng tác của Nam Cao là một hiện thực cụ thể, đặc thù: Xã hội Việt Nam vào những năm trước CM đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những số phận tàn lụi, sự tan tác rời rã của những mối quan hệ người, sự tuyệt vọng đổ vỡ của những cá nhân, sự tha hóa nhân cách và đặc biệt là mâu thuẫn giai cấp sâu sắc. Xây dựng lên những nhân vật tiêu biểu, nhà văn đã dùng những ngôn ngữ của đời sống,  được quần chúng nhân dân sử dụng hằng ngày, rất phong phú, sinh động, giàu hình ảnh. Có thể nói hơn bất kì một nhà văn nào khác cùng thời, ngôn ngữ Nam Cao cho đến bây giờ vẫn tỏ ra không cũ với thời gian, cả về mặt từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp.

         Lang Rận gợi nhớ về tình yêu của những người lao động nghèo  bị coi thường, những con người yếu đuối, cơ hàn như Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo.  Qua đó thể hiện  niềm khao khát yêu thương của những con người bất hạnh và bày tỏ sự cảm thông của nhà văn đối với họ.

Truyện ngắn “Lang Rận” kết thúc nhưng vẫn còn đó những ám ảnh về một chế độ nửa thực dân nửa phong kiến tàn nhẫn. Tác phẩm đã lên án mạnh mẽ, phê phán chính xác một xã hội đầy vô cảm. Tác phẩm kết thúc trong nỗi rưng rưng của người đọc, có một tình thương nỗi xót xa lan thấm trong tâm trí của người đọc nỗi bâng khuâng cho số phận cuộc đời người dân vô tội trước năm 1945. Đọc sáng tác của Nam Cao, nhiều khi ta không khỏi sửng sốt, băn khoăn trước những bi kịch, những nỗi niềm của người  nông dân nghèo, bởi bản thân ông từng nếm đủ buồn vui, đau thương và cơ cực của những cảnh, những người trong truyện, thì viết về người nông dân gần như là viết lại những gì  mà ông đã sống.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *