Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” của Lưu Quang Vũ

 

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

   
   

PHẦN I. ĐỌC (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau:                 Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

                                                                                                – Lưu Quang Vũ –

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.

 

Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.

 

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

 

Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất

Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.

 

Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.

 

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.

(In trong tập Bầy ong trong đêm sâu – Lưu Quang Vũ)           

 

 

Chú thích:

  1. Tác giả:

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

– Một tài năng đa dạng: Thơ, văn xuôi, hội họa, kịch.

– Không chỉ là nhà viết kịch nổi tiếng, mà còn là nhà thơ tài hoa xuất sắc của Việt Nam.Thơ Lưu Quang Vũ không sắc sảo và dữ dội như kịch nhưng giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao.

– Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

  1. Tác phẩm:

Bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa”, rút trong tập “Bầy ong trong đêm sâu” (1993) là một trong những bài thơ hay của Lưu Quang Vũ. Bài thơ chính là những suy tư, lo lắng của ông về tình yêu. Ông lo lắng rằng thời gian và những tác động ngoài kia sẽ làm phai mờ tình cảm của người mình yêu, rồi chuyện tình giữa hai người sẽ không còn mặn nồng như thuở ban đầu. Thông qua bài thơ, ta hiểu hơn tâm trạng của những người đang yêu, đặc biệt là những đôi yêu xa.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên?

Câu 2. (0.5 điểm) Bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. (0.5 điểm) Bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa viết về đề tài gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Nêu nhận xét của anh/chị về một yếu tố tượng trưng trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa ?

Câu 5. (1.0 điểm) Khổ thơ sau thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày

                                   Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ

                                    Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ

                                   Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

Câu 6. (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ: “Em không còn màu mắt xưa?

Câu 7. (1.0 điểm) Theo anh/chị thông điệp ý nghĩa mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua bài thơ trên là gì?

Câu 8. (0.5 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Yêu là phải ích kỉ, sở hữu, và kiểm soát”  không? Vì sao?

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

            Anh/chị hãy viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ.

 

Phần I Nội dung Điểm
Đọc – hiểu  (6.0 điểm) 6.0
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức Biểu cảm. 0.5
Câu 2: Thể thơ: Tự do. 0.5
Câu 3: Đề tài: Tình yêu đôi lứa. 0.5
Câu 4: Học sinh có thể chọn một hình ảnh mang yếu tố tương trưng: ví dụ như hình ảnh mưa. Đây hình ảnh mưa gần như trải dọc suốt tác phẩm (trừ khổ thứ tư), làm nên một biểu tượng xuyên suốt bài thơ. Hay nói khác đi, cơn mưa là sự thử thách lòng người trước những tác động của ngoại cảnh. Mưa là hiện tượng thông thường của thời tiết, có gì phải sợ? Nhưng đọc bài thơ, ta hiểu cơn mưa chỉ là cái cớ để tác giả liên tưởng tới những đổi thay khó đoán định trước cuộc sống và những bấp bênh của lòng người, mà bắt đầu từ lời hứa của em.    1.0
Câu 5:

Tâm trạng của tác giả:

– Thấp thỏm, lo âu về những khó khăn, trắc trở khiến cho tình yêu và hạnh phúc không trọn ven.

– Những suy tư,lo âu luôn thường trực trong tâm trí ông ngay cả trong giấc ngủ.

– Chấp nhận câu trả lời hợp lí của HS

  1.0
Câu 6: Ý nghĩa của câu thơ: “Em không còn màu mắt xưa?

Học sinh có thể có nhiều cách lí giải, cảm nhận riêng về ý nghĩa của câu thơ nhưng cần đảm bảo tính hợp lí, biết đặt câu thơ trong cả văn bản để lí giải. Sau đây là gợi ý: Điều mà tác giả muốn nói đến trong câu thơ không phải là sự thay đổi của màu mắt mà là sự thay đổi trong tình cảm của em với anh.

– Chấp nhận câu trả lời hợp lí của HS

 

 

1.0

  Câu 7: Thông điệp ý nghĩa mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua bài thơ:

Học sinh đưa ra được thông điệp, lí giải hợp lí.

– Gợi ý: Sự bao dung, độ lượng, chân thành trong tình yêu. Sự giữ gìn trân trọng tình yêu.

Chấp nhận câu trả lời hợp lí của học sinh.

1.0
  Câu 8: Học sinh nêu quan niệm của mình : đồng tình hay không đồng tình. Lí giải hợp lí, không trái với quan niệm về đạo đức. 0.5
Phần II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết (4.0 điểm)  
Nội dung yêu cầu Điểm
Viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ. 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” của Lưu Quang Vũ. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Lưu Quang Vũ và bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa.

– Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

Học sinh có thể nêu cảm nhận, phân tích, đánh giá bài thơ theo nhiều cách hoặc theo quan điểm cá nhân nhưng cần đảm bảo 2 ý cơ bản sau:

+ Về nội dung: Bài thơ chính là những suy tư, lo lắng của ông về tình yêu. Ông lo lắng rằng thời gian và những tác động ngoài kia sẽ làm phai mờ tình cảm của người mình yêu, rồi chuyện tình giữa hai người sẽ không còn mặn nồng như thuở ban đầu. Thông qua bài thơ, ta hiểu hơn tâm trạng của những người đang yêu, đặc biệt là những đôi yêu xa. Thông qua đó, bài thơ còn chứa đựng nỗi ám ảnh về thân phận con người và cuộc đời, đọng lại trong người đọc nỗi khắc khoải, buồn lo và những dự cảm về một tương lai đầy bất trắc, trước những thử thách của cuộc sống.

+ Về nghệ thuật:Thể thơ tự do; nhịp điệu thơ chậm rãi, nhẹ nhàng. Giọng thơ trầm lắng, nhiều suy tư, trăn trở. Sự kết hợp các biện pháp tu từ: ẩn dụ câu hỏi tu từ; kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình; các từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, dân dã; Tứ thơ hay gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo.

– Đánh giá khái quát về chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

2.75

 

0.25

 

2.25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.5
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

 

0.25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *