Trình bày suy nghĩ của em về tác hại của hành vi thiếu văn hóa ở chốn tôn nghiêm

BỘ KẾT NỐI

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

     Tôi thấy mấy bức ảnh chộp được vài teen cả nam, cả nữ cưỡi lên các cụ rùa trong Văn Miếu trong khi đến xin cụ phù hộ để “tai qua nạn khỏi” trong kỳ thi. Các tiến sĩ khi xưa được khắc tên vào bia đá để tôn vinh như những công thần dụng nước, còn hậu duệ là ta cũng được khắc vào “bia miệng”, để tiếng muôn đời vì hành vi thiếu văn hóa ở chốn tôn nghiêm. Tôi xin liệt kê một vài hành vi được liệt kê vào sổ đen “hành vi thiếu văn hoá” mà teen vô tình hay cố ý mắc phải để chúng ta kịp thời tránh nhé: cười nói ầm ĩ nơi công cộng, ở đám ma hay ở chốn tôn nghiêm như đình chùa, nhà thờ, khu di tích; không nhường nhịn em nhỏ, không giúp đỡ người già, phụ nữ có thai hay người gặp hoạn nạn; trêu chọc người tàn tật; chen lấn, không chịu xếp hàng; vứt rác bừa bãi; vi phạm luật giao thông (cái này teen hay mắc lắm đấy); nói tục, chửi bậy. Một số bạn trai hay tỏ ra hung hãng, hay gây gỗ, trịch thượng, coi thường bạn gái, bình phẩm ác ý; còn một số bạn gái lại hay làm đáng một cách lộ liễu… Đom Đóm tôi rất hiểu rằng những năm tháng tuổi teen là thời điểm chúng mình luôn dồi dào năng lượng và muốn thể hiện cá tính với cả thế giới xung quanh.

      Nhưng tôi mong muốn chúng mình hãy giải phóng năng lượng ấy theo một cách tích cục, thay vì làm những người quanh mình cảm thấy khó chịu nhé. Mong rằng sau này, chúng mình sẽ không phải hồi hận vì những hành động xốc nổi mình đã vô ý gây ra trong những năm tháng tuổi teen của mình.

( Ứng xử của teen ở nơi công cộng – Trích Bay vào ngày teen

Nguyễn Thị Ngọc – Trịnh Liên Hương )

 Trả lời các câu hỏi: (Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, yếu tố bổ trợ)

Câu 1: Theo nội dung đoạn trích, vài teen cả nam, cả nữ cưỡi lên các cụ rùa trong Văn Miếu trong khi đến xin cụ phù hộ để làm gì?

Câu 2: Em hiểu câu văn sau như thế nào?

“Các tiến sĩ khi xưa được khắc tện vào bia đá để tôn vinh như những công thần dựng nước, còn hậu duệ là ta cũng được khắc vào “bia miệng”, để tiếng muôn đời vì hành vi thiếu văn hóa ở chốn tôn nghiêm”.

Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau:

Tôi xin liệt kê một vài hành vi được liệt kê vào sổ đen “hành vi thiếu văn hoá” mà teen vô tình hay cố ý mắc phải để chúng ta kịp thời tránh nhé: cười nói ầm ĩ nơi công cộng, ở đám ma hay ở chốn tôn nghiêm như đình chùa, nhà thờ, khu di tích; không nhường nhịn em nhỏ, không giúp đỡ người già, phụ nữ có thai hay người gặp hoạn nạn; trêu chọc người tàn tật; chen lấn, không chịu xếp hàng; vứt rác bừa bãi; vi phạm luật giao thông (cái này teen hay mắc lắm đấy); nói tục, chửi bậy.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì

Câu 5: Nhận xét về hành động của những bạn trai khi đối xử với các bạn nữ được đề cập đến ở văn bản trên

Câu 6: Nêu ý nghĩa của lời khuyên mà tác giả đã đưa ra ở cuối văn bản

Câu 7: Theo em vì sao giới trẻ ngày càng có nhiều hành vi thiếu văn hóa ở những chốn tôn nghiêm

Câu 8: Em đã nhận được thông điệp nào từ đoạn trích trên, lý do vì sao?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn Trình bày suy nghĩ của em về tác hại của hành vi thiếu văn hóa ở chốn tôn nghiêm

 

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Theo nội dung đoạn trích, vài teen cả nam, cả nữ cưỡi lên các cụ rùa trong Văn Miếu trong khi đến xin cụ phù hộ để “tai qua nạn khỏi” trong kỳ thi

Câu 2:

Thời xưa, việc được khắc tên lên trên bia đá là một vinh dự đối với tất cả những người tham gia kỳ thi đình, thi hương của triều đình. Hình ảnh những hàng bia đá được dựng trên lưng rùa đã trở thành một biểu tượng đẹp của tinh thần hiếu học, đề cao sự nghiệp học hành, thi cử của dân tộc Việt Nam.

Thế nhưng trái ngược lại với tinh thần cao cả của thời xưa, thế hệ trẻ ngày nay lại có những hành động coi thường những giá trị tinh thần và giá trị vật chất mà ông cha ta để lại. Thời xưa giúp đất nước phát triển phồn thịnh bao nhiêu thì thời nay đất nước có nguy cơ bị trì hoãn bấy nhiêu.

Câu 3:

BPTT: Liệt kê

Biểu hiện: Những hành động bị liệt vào sổ đen “hành vi thiếu văn hóa”

Tác dụng:

– Làmcho câu văn trở nên chặt chẽ, có tính thuyết phục, lập luận có logic, huyện tượng với người đọc

– Liệt kê những hành động được cho là vi phạm chuẩn mực về cách ứng xử trong xã hội hiện nay của giới trẻ. Những người trẻ thực hiện một trong số những hảnh vi ấy mà không hề mảy may suy nghĩ đến hậu quả hay cảm thấy cắn rứt lương tâm.

– Thái độ của tác giả: Phê phán lên án

Câu 4:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận

Câu 5:

Là những hành động không đúng với chuẩn mực văn hoá ứng xử, thể hiện sự khinh miệt và không tôn trọng đối phương. Là những hành vi cần được phê phán

Câu 6:

Trong cuộc đời ai cũng có một giai đoạn gọi là tuổi teen – tuổi trẻ bồng bột, một giai đoạn mà ai cũng có thể gây ra những sai lầm đáng nhớ của cuộc đời bản thân để rồi năm tháng qua đi chúng ta phải suy ngẫm về chúng vì thế hãy sống đúng chuẩn mực, hành động có khuôn phép để khi trải qua giai đoạn tuổi trẻ vô tri bản thân không có chút hối hận, nuối tiếc lắng đọng trong tâm lòng về một giai đoạn cuộc đời đã trôi qua

Câu 7:

Điều khiến các bạn trở như vậy đầu tiên phải kể đến sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống.

Các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh khiến các bạn quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và quên đi những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc trường tồn từ bao đời nay

Câu 8:

Qua đoạn văn bản trên, em đã rút ra được rất nhiều những thông điệp sâu sắc một trong số đó chính là mỗi con người cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển quê hương đất nước, trân trọng những bản sắc văn hóa của dân tộc, không ngừng học tập, nỗ lực, rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội giúp đất nước ngày càng vươn tầm thế giới, sánh ngang với các cường quốc năm châu như Bác hồ từng nói.

Đối với em thông điệp có ý nghĩa nhất giữ gìn bảo tồn những truyền thống của dân tộc. Bởi vì truyền thống chính là cội nguồn của một dân tộc, không có truyền thống dân tộc ấy chỉ như một cái vỏ rỗng

 

LÀM VĂN

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận.

Hành vi thiếu văn hóa ở chốn tôn nghiêm đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay, nhất là đối với những người ở độ tuổi vị thành niên. Đây là một vấn đề rất được xã hội quan tâm

Thân bài:

* Trình bày bản chất của vấn đề đời sống

– Chen lấn xô đẩy, sờ mó, thả tiền lễ vương vãi khắp nơi… là tình trạng chung của rất nhiều người dân, du khách thiếu ý thức khi đến hành lễ, xin lộc năm mới tại các di tích, đền chùa. Không ít người thậm chí đã xâm hại thô bạo đến di tích

– Chưa hết, tại nhiều điểm trong khuôn viên đền chùa như gốc cây, tượng linh vật hay bất cứ chỗ nào có bát hương đều được người đi lễ cài cắm tiền lẻ; tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng “hôi của”. Có nơi, du khách vừa đặt tiền lễ xuống, vài ba kẻ hám của đã “chầu chực” sẵn chạy đến vơ vét ngay.

* Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

– Đối với các bạn trẻ không nhận thức được tác hại của việc là mình đã làm: họ coi đó là một hành động để thể hiện sự trưởng thành của mình, muốn thể hiện bản thân với người khác. Quá khứ đã qua đi thì không cần phải nhớ lại, thậm chí chà đạp với quá khứ

– Đối với những con người yêu nước Những hành động của các bạn trẻ thật sự rất đáng quan ngại, những người có tình yêu nước thực thụ họ sẽ lo lắng cho tương lai của đất nước. Hơn thế nữa họ sẽ phải hành động để ngăn chặn những hành vi này tiếp tục tái diễn

– Đối gia đình: Làm cho bố mẹ buồn lòng, thất vọng vì không thể dạy dỗ con nên người.

* Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều

– Người trẻ: thế trẻ Việt Nam hiện nay thường có lối sống thực dụng họ cho rằng những gì thuộc về quá khứ hãy để nó ngủ yên. Tuy nhiên họ đâu biết nếu tao bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác. Tôi đã từng nghe được một quan điểm thế này việc chính phủ đầu tư quá nhiều vào các di sản văn hóa thì các quỹ hỗ trợ xã hội sẽ bị giảm đi, tức là sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Do đó nhiều người cho rằng không nên bảo tồn các di sản văn hóa, vì sớm muộn chúng cũng sẽ bị hao mòn theo thời gian

– Những con người yêu nước thực thụ: Họ coi việc bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của mỗi công dân chứ không phải của riêng nhà nước, vì vậy nếu mọi người cùng góp sức một chút ít nhất sẽ khiến cho di sản ấy không bị hao mòn có nhanh

+ Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng.

  • Việc loại bỏ hành vi thiếu văn hóa tại chỗ tốt nghiệp có tác động rất lớn đối với mỗi con người, tác động đến sự phát triển lâu dài của đất nước.
  1. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

– Việc hành động những hành vi thiếu văn hóa tại chốn tôn nghiêm cần phải được loại bỏ khỏi xã hội

 

Bài viết tham khảo

“Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông”.

(Khát vọng- Phạm Minh Tuấn)

Những câu hát trong bài ca trên đã giúp chúng ta nhận thức được giá trị sâu sắc về cách sống. Là một trong những mầm non của đất nước, thế hệ trẻ cần phải sống hết mình, thế nhưng không được phép coi thường những giá trị văn hóa từ lâu đời của dân tộc. Hành vi thiếu văn hóa ở chốn tôn nghiêm đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay, nhất là đối với những người ở độ tuổi vị thành niên. Đây là một vấn đề rất được xã hội quan tâm

Chúng ta có thể dễ dàng gặp những hành vi này khi đi đến những địa điểm linh thiêng nơi công cộng như chùa đền. Chen lấn xô đẩy, sờ mó, thả tiền lễ vương vãi khắp nơi… là tình trạng chung của rất nhiều người dân, du khách thiếu ý thức khi đến hành lễ, xin lộc năm mới tại các di tích, đền chùa. Không ít người thậm chí đã xâm hại thô bạo đến di tích. Chưa hết, tại nhiều điểm trong khuôn viên đền chùa như gốc cây, tượng linh vật hay bất cứ chỗ nào có bát hương đều được người đi lễ cài cắm tiền lẻ; tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng “hôi của”. Có nơi, du khách vừa đặt tiền lễ xuống, vài ba kẻ hám của đã “chầu chực” sẵn chạy đến vơ vét ngay.

Đối với các bạn trẻ không nhận thức được tác hại của việc là mình đã làm, họ coi đó là một hành động để thể hiện sự trưởng thành của mình, muốn thể hiện bản thân với người khác. Quá khứ đã qua đi thì không cần phải nhớ lại, thậm chí chà đạp với quá khứ. Đối với những con người yêu nước thì hành động của các bạn trẻ thật sự rất đáng quan ngại, những người có tình yêu nước thực thụ họ sẽ lo lắng cho tương lai của đất nước. Hơn thế nữa họ sẽ phải hành động để ngăn chặn những hành vi này tiếp tục tái diễn. Đặc biệt là đối với gia đình, làm cho bố mẹ buồn lòng, thất vọng vì không thể dạy dỗ con nên người.

Người trẻ: thế trẻ Việt Nam hiện nay thường có lối sống thực dụng họ cho rằng những gì thuộc về quá khứ hãy để nó ngủ yên. Tuy nhiên họ đâu biết nếu tao bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác. Tôi đã từng nghe được một quan điểm thế này việc chính phủ đầu tư quá nhiều vào các di sản văn hóa thì các quỹ hỗ trợ xã hội sẽ bị giảm đi, tức là sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Do đó nhiều người cho rằng không nên bảo tồn các di sản văn hóa, vì sớm muộn chúng cũng sẽ bị hao mòn theo thời gian. Những con người yêu nước thực thụ: Họ coi việc bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của mỗi công dân chứ không phải của riêng nhà nước, vì vậy nếu mọi người cùng góp sức một chút ít nhất sẽ khiến cho di sản ấy không bị hao mòn có nhanh

Việc loại bỏ hành vi thiếu văn hóa tại chỗ tốt nghiệp có tác động rất lớn đối với mỗi con người, tác động đến sự phát triển lâu dài của đất nước. Đất nước có trở nên văn minh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách ứng xử của thế hệ trẻ đối với những giá trị mà ông cha ta để lại

Việc hành động những hành vi thiếu văn hóa tại chốn tôn nghiêm cần phải được loại bỏ khỏi xã hội. Không khó để bắt gặp những hành vi tiêu cực trong ứng xử nơi công cộng như: chen lấn, xô đẩy trong bệnh viện, rạp chiếu phim; nói tục, chửi thề; phóng nhanh, vượt ẩu,  khi tham gia giao thông; phóng uế tùy tiện; xả rác bừa bãi ra đường, kênh rạch, bến xe, nhà ga; ăn mặc phản cảm đi vào chốn tôn nghiêm…

Nhiều ý kiến cho rằng đó là một mức xử phạt không có tính răn đe và có thể tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức và gây bức xúc trong xã hội. Đối với hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng, bên cạnh tăng các mức xử phạt, chế tài để xử lý thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của mỗi người. Có thể nói rằng, giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh, đạo đức cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Nếu chỉ biết đặt “cái tôi” của mình lên trên hết để rồi ứng xử không đúng mực, người đó không chỉ tự làm xấu hình ảnh chính mình mà còn gây tổn thương cho người khác, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng. “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào. Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự

Câu nói của nhân vật Kha Đằng trong bộ phim “You’re the apple of my eye”: “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa” đã giúp những bạn trẻ có nhận thức đúng đắn về tuổi trẻ. Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời và cũng trôi qua nhanh chóng như “cơn mưa rào”, do đó cần phải sống hết mình với tuổi trẻ, không ngại vấp phải những khó khăn trước mắt mà phải chủ động đối mặt, vượt qua những khó khăn, thách thức để cho tuổi trẻ của mình đẹp như chính ý nghĩa của nó. Giá trị đích thực của tuổi trẻ còn ở những mối quan hệ tốt đẹp. Để có được những mối quan hệ tốt đẹp đó, con người cần phải có ý thức xây dựng bản thân với những ngưởi xung quanh, không bỏ lỡ những mối quan hệ tốt. Muốn có quan hệ tốt thì tuổi trẻ trước hết phải là một người tốt trong những mối quan hệ đó. Bản thân là một người trẻ và tôi cũng có những ước mơ và đối với tôi thất bại chỉ là chuyện thường bởi nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút, điều đáng nói hơn là tôi xem thất bại là động lực để tôi phấn đấu và đạt được điều mình muốn, tôi luôn đặt ra những lý tưởng sống cho mình giống như Leptonxtoi đã nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống” để ngày một hoàn thiện hơn mảnh ghép của cuộc đời mình.

Tuổi trẻ là niềm hân hoan của cuộc đời, là quãng đời sôi sục nhất, nhiệt huyết nhất. Khi bạn trẻ trung, mạnh mẽ và khỏe mạnh thì cả cuộc đời bạn trải rộng phía trước. Bởi tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại nên tuổi thanh xuân nếu đã đi qua thì không bao giờ quay lại được. Mỗi người chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi của tuổi trẻ, hãy sống hết mình, bạn sẽ không phải hối hận về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *