NLXH: Phải chăng giới trẻ hiện nay đang quay lưng lại với thói quen đọc sách

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Con người và cuộc sống xung quanh)

Mục đích: Chia sẻ đề bài, dàn ý và bài viết tham khảo về một vấn đề xã hội theo đúng DÀN Ý HƯỚNG DẪN 

– Có đề, hướng dẫn chấm chi tiết và bài viết tham khảo

– Nội dung: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

– Làm theo đúng kiểu bài, đảm bảo các luận điểm ở phần dàn ý chi tiết mẫu, bài viết tham khảo bám vào dàn ý.

BỘ KẾT NỐI

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. 

Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. 

Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới…”

                                               (Trích Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)

Trả lời các câu hỏi: (Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, yếu tố bổ trợ)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 3 (0.5 điểm): Luận đề của văn bản trên là gì?

Câu 4 (0.75 điểm): Xác định hệ thống luận điểm trong đoạn trích.

Câu 5 (0.75 điểm): Chỉ ra các yếu tố cơ bản góp phần tạo nên tính thuyết phục, hấp dẫn của đoạn trích.

Câu 6 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ẩn dụ trong câu văn sau: “Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”.

Câu 7 (1.0 điểm): Anh/ chị có đồng ý với quan niệm của tác giả: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại” hay không? Vì sao?

Câu 8 (1.0 điểm): Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, ta thấy sách có vai trò và tác dụng gì trên con đường phát triển của nhân loại? Chia sẻ suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng.

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Có nhiều người đang băn khoăn và đặt ra câu hỏi: “Phải chăng giới trẻ hiện nay đang quay lưng lại với thói quen đọc sách?”. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về câu hỏi này.

 

Hướng dẫn đáp án chi tiết

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Thể loại: Văn nghị luận

Câu 3: Luận đề của văn bản là: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

Câu 4: Hệ thống các luận điểm gồm:

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.

– Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.

– Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.

Câu 5: Sức thuyết phục của đoạn trích được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản sau:

– Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động

– Các ý được dẫn dắt rất hợp lí, tự nhiên.

– Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.

Câu 6: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ẩn dụ là:

– Nhắm làm cho lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính thuyết phục hơn.

– Nhấn mạnh, làm rõ hơn, cụ thể hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của học vấn đối với sự thành công của mỗi người: mọi con đường dẫn đến thành công đều xây trên nền tảng của học vấn và tri thức của con người.

Câu 7: Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo cách lí giải sau:

– Em đồng tình với ý kiến trên.

– Bởi vì sách là kết tinh văn minh nhân loại, là nơi hội tụ mọi tinh hoa của loài người về mọi lĩnh vực nhân văn và khoa học, đánh dấu những bước đường đi lên của mọi dân tộc, mọi quốc gia trên hành trình qua nhiều thiên niên kỉ. Sách hội tụ bao kiến thức để mở rộng tầm nhìn, nâng cao trí tuệ, bồi đắp tâm hồn cho mọi thế hệ.
Câu 8:

– Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, ta thấy sách có tầm quan trọng rất lớn. Đó là con đường của học vấn. Vì sách là kho tàng tích luỹ kiến thức của nhân loại. Muốn tiến bộ thì phải đọc sách, phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

– Việc đọc sách có ý nghĩa: tiếp thu kiến thức, cập nhật những vấn đề mới để không bị lạc hậu. Từ đó, ta mới có thể vững vàng trên con đường học vấn.

……..

LÀM VĂN

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận: Sự xuống cấp của văn hóa đọc sách ở nhiều tầng lớp, trong đó có giới trẻ.

Thân bài:

* Trình bày bản chất của vấn đề đời sống

– “Phải chăng” là câu hỏi băn khoăn thể hiện tâm tư nỗi lòng của những người tâm huyết đang trăn trở về vấn để đọc sách của giới trẻ.

– “Quay lưng” là sự thơ ơ, không quan tâm, nhiều khi có những cái đề ngay trước mắt cũng coi như không.

– Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới ý thức và thói quen về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay. Văn hóa đọc sách phần nào dần bị thay thế bởi mạng xã hội. Những thiết bị điện tử đã dần dần chi phối sự tập trung cao độ cũng như thói quen đọc sách đã tồn tại rất lâu từ xưa đến nay. Đây là một vấn đề cần được suy nghĩ đúng đắn để đưa ra những giải pháp nhằm cân bằng vị thế của văn hóa đọc truyền thống nhưng vẫn không bỏ qua mà tận dụng được văn hóa đọc hiện đại, đem lại những giá trị đọc thực sự cho con người.

* Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

– Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo. nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay khi mà nhả hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên.

– Trên báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, ta đã được nghe nói nhiều về một hiện tượng đáng buồn: người Việt hiện nay đang mất dần thói quen đọc sách. Ở giới trẻ, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Không cần tìm đâu xa, hãy nhìn mọi người xung quanh ta, kể cả chính bản thân ta nữa, có phải việc đọc sách đạng dần dần trở thành hành động hiếm hoi? Một bạn trẻ có thể dành khá nhiều thời gian trong một ngày để vào mạng lướt web, để giải trí bằng những trò chơi điện tử, nhưng rất hiếm khi thấy họ cầm một cuốn, sách trên tạy. Nơi bến xe, trên tàu, nhà chờ của sân bay… dễ dàng bắt gặp các hình ảnh tương phản: những người nước ngoài, nhất là người Âu – Mĩ, thường không rời mắt khỏi trang sách, trong khi các bạn trẻ Việt Nam lại căm cúi vào chiếc điện thoại cầm tay hoặc chiếc máy tính bảng để giết thời gian băng những trò tiêu khiển.

– Việc tiếp nhận các thông tin từ các phương tiện truyền thông hiện đại là cần thiết, nhưng điều đó không thể thay thế việc đọc sách, bởi sách là kho tri thức vô tận. Nhiều vấn đề chuyên sâu không thể tìm thấy ở đâu ngoài những cuốn sách được viết nên bởi những bộ óc thông thái. Đọc sách đòi hỏi con người nghiền ngẫm kĩ càng, sâu sắc mới mong có thể lĩnh hội được những tri thức trong đó. Chính điều ấy có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tư duy.

– Bỏ thói quen đọc sách, hệ quả nhãn tiền là con người dễ hời hợt hơn trong suy tư và cảm nhận thế giới; dễ thỏa mãn với những sự hiểu biết giản đơn, dễ dãi.

– Khi xã hội phát triên cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thông lâu đời vốn có của nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy với những trang trí, họa tiết đẹp đẽ – chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang mạng – có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đúng như ThS. Nguyễn Hữu Giới đã viết: “Sách và văn hóa đọc lo mà không lo trước sự bùng nổ và lấn át mạnh mẽ của phương tiện nghe nhìn hôm nay, mà chỉ là vấn đề tương hợp và tượng tác giữa đặc trưng các loại hình với những nhu cầu thực tế luôn luôn biến động và phát triển trong xã hội.”

– Trong xã hội thông tin hiện đại, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã được các màn hình và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.

* Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều

– Trong thời đại mới, cách đọc sách, truyện không còn theo truyền thống như trước nữa. Thay vì lật giở từng trang sách, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các trang web hoặc phần mềm để nghe sách, nghe truyện. Đương nhiên, đọc sách in hay đọc sách điện tử, cũng là đọc. Không phải ngồi cầm quyển sách, lật từng trang mới là đọc sách.

– Tuy nhiên, với cách đọc mới này, những cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang được tóm gọn trong vài chục trang. Những cuốn sách nâng cao kiến thức, câu chuyện lịch sử cũng chỉ gói gọn trong ba hoặc bốn phút trên mạng. Điều đó đòi hỏi những nhà sáng tạo nội dung cần đặc biệt lưu ý để văn chương không bị biên tập, cắt gọn tới mức biến dạng nội dung.

– Có thể nói, việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử có thể sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Điều đó đòi hỏi những người viết sách cũng cần phải đổi mới về phong cách viết, hình thức truyền tải để phù hợp với xu thế hiện nay. Cùng với đó, những nhà quản lý trang mạng cũng như cơ quan quản lý nhà nước cũng cần chú ý hơn trong việc rà soát nội dung để sách điện tử đến với bạn đọc một cách ý nghĩa nhất.

* Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng.

– “Văn hóa đọc” ngày nay đang xuống cấp, bị lấn lướt bởi phương tiện “văn hóa nghe – nhìn”. Nhiều người đã nhận ra thực trạng đáng buồn này, và đã có không ít dự án được đưa ra nhằm kéo giới trẻ trở lại với việc đọc sách. Tuy vậy, kết quả thu được chưa có gì khả quan.

– Thay đổi một thói quen của cả một tầng lớp trong xã hội không phải là chuyện đơn giản, bởi thói quen này được hình thành qua sở thích cá nhân và tâm lí số đông dưới tác động mạnh mẽ của những điều kiện khách quan.

– Ngày hội sách và văn hóa đọc diễn ra trên cả nước, ngày hội trao đổi sách tại các trường đại học, thư viện sách lưu động hi vọng sẽ là những liệu pháp hiệu quả giúp giới trẻ quan tâm nhiều hơn nữa đến sách và văn hóa đọc. Đã đến lúc cần định hướng cho người đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng, việc đọc sách không phải là theo trào lưu, mà còn giúp nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức.

– Với bản thân em, đọc sách cũng là cả một nghệ thuật, là một quá trình thưởng thức thẩm mĩ. Em sẽ chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn. Em sẽ có ý thức quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách; khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách; tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao; vừa đọc sách vừa rèn luyện bản thân mình.

Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

 

Bài viết tham khảo

Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, được gọi là văn hóa đọc. Đó là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức, sách vở. Trước khi có các thiết bị nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Chính vì vậy, mà có nhiều người đang băn khoăn và đặt ra câu hỏi: “Phải chăng giới trẻ hiện nay đang quay lưng lại với thói quen đọc sách?”.

Đọc sách là một hình thức để tìm hiểu thông tin đồng thời cũng là một trong những hoạt động văn hóa, hay còn được gọi là văn hóa đọc, là thái độ, ý thức và cách ứng xử của mỗi một chúng ta đối với tri thức và sách vở. “Phải chăng” là câu hỏi băn khoăn thể hiện tâm tư nỗi lòng của những người tâm huyết đang trăn trở về vấn để đọc sách của giới trẻ. “Quay lưng” là sự thơ ơ, không quan tâm, nhiều khi có những cái đề ngay trước mắt cũng coi như không. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới ý thức và thói quen về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay. Văn hóa đọc sách phần nào dần bị thay thế bởi mạng xã hội. Những thiết bị điện tử đã dần dần chi phối sự tập trung cao độ cũng như thói quen đọc sách đã tồn tại rất lâu từ xưa đến nay. Đây là một vấn đề cần được suy nghĩ đúng đắn để đưa ra những giải pháp nhằm cân bằng vị thế của văn hóa đọc truyền thống nhưng vẫn không bỏ qua mà tận dụng được văn hóa đọc hiện đại, đem lại những giá trị đọc thực sự cho con người.

Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo, nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay khi mà nhà hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên. Đối với họ không có văn hóa đọc sách. Trên báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, ta đã được nghe nói nhiều về một hiện tượng đáng buồn: người Việt hiện nay đang mất dần thói quen đọc sách. Ở giới trẻ, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Không cần tìm đâu xa, hãy nhìn mọi người xung quanh ta, kể cả chính bản thân ta nữa, có phải việc đọc sách đang dần dần trở thành hành động hiếm hoi? Một bạn trẻ có thể dành khá nhiều thời gian trong một ngày để vào mạng lướt web, để giải trí bằng những trò chơi điện tử, nhưng rất hiếm khi thấy họ cầm một cuốn sách trên tay. Nơi bến xe, trên tàu, nhà chờ của sân bay… ta dễ dàng bắt gặp các hình ảnh tương phản: những người nước ngoài, nhất là người Âu – Mĩ, thường không rời mắt khỏi trang sách, trong khi các bạn trẻ Việt Nam lại cặm cúi vào chiếc điện thoại cầm tay hoặc chiếc máy tính bảng để giết thời gian bằng những trò tiêu khiển.

Việc tiếp nhận các thông tin từ các phương tiện truyền thông hiện đại là cần thiết, nhưng điều đó không thể thay thế việc đọc sách, bởi sách là kho tri thức vô tận. Nhiều vấn đề chuyên sâu không thể tìm thấy ở đâu ngoài những cuốn sách được viết nên bởi những bộ óc thông thái. Đọc sách đòi hỏi con người nghiền ngẫm kĩ càng, sâu sắc mới mong có thể lĩnh hội được những tri thức trong đó. Chính điều ấy có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tư duy. Nếu một ngày nào đó chúng ta không còn thói quen đọc sách, văn hóa đọc mất đi thì chúng ta sẽ đánh mất những gì? Giới trẻ không cố gắng học tập, rèn luyện và bỏ quên thói quen đọc sách thì chẳng khác gì đang tự loại bỏ tri thức, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Bởi lẽ, sách là kho báu của những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp bước và phát triển. Không đọc sách chính là đang tự đánh mất cơ hội phát triển năng lực của bản thân, nâng cao khả năng tư duy logic, mở rộng tâm hồn cũng như sự phát trí tuệ con người. Chúng ta dễ hời hợt hơn trong suy tư và cảm nhận thế giới; dễ thỏa mãn với những sự hiểu biết giản đơn, dễ dãi. Khi xã hội phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thông lâu đời vốn có của nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy với những trạng trí, họa tiết đẹp đẽ – chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trăng màn hịnh máy tính – có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đúng như ThS. Nguyễn Hữu Giới đã viết: “Sách và văn hóa đọc lo mà không lo trước sự bùng nổ và lấn át mạnh mẽ của phương tiện nghe nhìn hôm nay, mà chỉ là vấn đề tương hợp và tương tác giữa đặc trưng các loại hình với những nhu cầu thực tế luôn luôn biến động và phát triển trong xã hội”. Bên cạnh đó, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã được các màn hình và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Nhưng điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.

Tuy nhiên, hiện nay cách đọc sách, truyện không còn theo truyền thống như trước nữa. Thay vì lật giở từng trang sách, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các trang web hoặc phần mềm để nghe sách, nghe truyện. Đương nhiên, đọc sách in hay đọc sách điện tử, cũng là đọc. Không phải ngồi cầm quyển sách, lật từng trang mới là đọc sách. Với cách đọc mới này, những cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang được tóm gọn trong vài chục trang. Những cuốn sách nâng cao kiến thức, câu chuyện lịch sử cũng chỉ gói gọn trong ba hoặc bốn phút trên mạng. Điều đó đòi hỏi những nhà sáng tạo nội dung cần đặc biệt lưu ý để văn chương không bị biên tập, cắt gọn tới mức biến dạng về nội dung. Có thể nói, việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử có thể sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Điều đó đòi hỏi những người viết sách cũng cần phải đổi mới về phong cách viết, hình thức truyền tải để phù hợp với xu thế hiện nay. Cùng với đó, những nhà quản lý trang mạng cũng như cơ quan quản lý nhà nước cũng cần chú ý hơn trong việc rà soát nội dung để sách điện tử đến với bạn đọc một cách ý nghĩa nhất.

“Văn hóa đọc” ngày nay đang xuống cấp, bị lấn lướt bởi phương tiện “văn hóa nghe – nhìn”. Nhiều người đã nhận ra thực trạng đáng buồn này và đã có không ít dự án được đưa ra nhằm kéo giới trẻ trở lại với việc đọc sách. Tuy vậy, kết quả thu được chưa có gì khả quan. Thay đổi một thói quen của cả một tầng lớp trong xã hội không phải là chuyện đơn giản, bởi thói quen này được hình thành qua sở thích cá nhân và tâm lí số đông dưới tác động mạnh mẽ của những điều kiện khách quan. Hiện nay, ngày hội sách và văn hóa đọc đang diễn ra trên cả nước, ngày hội trao đổi sách tại các trường đại học, thư viện sách lưu động hi vọng sẽ là những liệu pháp hiệu quả giúp giới trẻ quan tâm nhiều hơn nữa đến sách và văn hóa đọc. Đã đến lúc cần định hướng cho người đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng việc đọc sách không phải là theo trào lưu, mà còn giúp nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức. Còn với bản thân em, đọc sách cũng là cả một nghệ thuật, là một quá trình thưởng thức thẩm mĩ. Em sẽ chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn. Em sẽ có ý thức quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách; khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách; tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao; vừa đọc sách vừa rèn luyện bản thân mình.

Văn hóa đọc không thể thiếu để tìm tới chân trời tri thức và hoàn thiện nhân cách và phát triển tâm hồn của giới trẻ hiện nay. Sách là kho tàng tri thức vô giá, là món ăn tinh thần và là nguồn kiến thức quý báu mà nhân loại đã gìn giữ qua bao đời cũng là chìa khóa vàng mở cánh cửa thành công của mỗi người. Do đó, hãy tạo thói quen đọc sách và xem sách là những người tri kỷ trên con đường hướng tới những giá trị tốt đẹp. Hãy trân trọng từng quyển sách và luôn nỗ lực rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và tiến đến cao hơn là vận dụng được những kiến thức mà sách mang lại, thì chắc chắn những ước muốn khát vọng, ước mơ của bạn sẽ chỉ trong tầm tay với.

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *