NLXH: Cách thức thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Con người và cuộc sống xung quanh)

Mục đích: Chia sẻ đề bài, dàn ý và bài viết tham khảo về một vấn đề xã hội theo đúng DÀN Ý HƯỚNG DẪN 

– Có đề, hướng dẫn chấm chi tiết và bài viết tham khảo

– Nội dung: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

– Làm theo đúng kiểu bài, đảm bảo các luận điểm ở phần dàn ý chi tiết mẫu, bài viết tham khảo bám vào dàn ý.

BỘ KẾT NỐI

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Tôi sẵn sàng chết đi

Nam Phi là quốc gia giàu nhất châu Phi và có thể là một trong những quốc gia giàu nhất toàn cầu. Nhưng, nó là một vùng đất của những trái ngược quá rõ. Người da trắng được hưởng những gì có thể là mức sống cao nhất trên thế giới, trong khi người châu Phi chìm trong nghèo đói và khốn khổ. Nghèo đói đi đôi với suy dinh dưỡng và bệnh tật. Bệnh lao, bệnh pellagra và bệnh scorbut dẫn đến những cái chết và hủy hoại sức khỏe.

Tuy nhiên, lời phàn nàn của người châu Phi không chỉ là vì họ nghèo và người da trắng giàu, mà là luật do người da trắng tạo ra để duy trì tình trạng này. Có hai cách để thoát khỏi đói nghèo. Thứ nhất là bằng giáo dục chính quy, và thứ hai là do người lao động có được kỹ năng tốt hơn trong công việc của mình, từ đó hưởng mức lương cao hơn. Nhưng như nhiều người châu Phi quan ngại, cả hai con đường này đều bị luật pháp tước đoạt một cách chủ ý.

[…]

Người châu Phi muốn có một phần công bằng trong toàn bộ đất nước Nam Phi trọn vẹn; họ muốn an ninh và đóng góp vào xã hội

[…]

Trên tất cả, chúng tôi muốn có các quyền chính trị bình đẳng, bởi vì nếu không có, chúng tôi sẽ mãi bất lực. Tôi biết điều này nghe có vẻ mang tính cách mạng đối với những người da trắng ở đất nước này, bởi vì đa số cử tri sẽ là người châu Phi. Chính điều đó khiến người da trắng sợ hãi nền dân chủ. Nhưng nỗi sợ hãi này không thể nào được phép cản trở giải pháp duy nhất mà sẽ đảm bảo sự hòa hợp chủng tộc và tự do cho tất cả mọi người

[…]

 Cuộc đấu tranh của họ là một cuộc đấu tranh dân tộc thực sự. Đó là một cuộc đấu tranh của người dân châu Phi, được truyền cảm hứng từ nỗi đau của chính họ và kinh nghiệm của chính họ. Đó là một cuộc đấu tranh cho quyền được sống

[…]

Suốt cả cuộc đời mình, tôi đã luôn cống hiến bản thân cho cuộc đấu tranh này của người châu Phi. Tôi đã chiến đấu chống lại sự áp đảo của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự áp đảo của người da đen. Tôi đã ấp ủ lí tưởng về một xã hội tự do và dân chủ, trong đó mọi người đều sống bên nhau trong hòa thuận và với những cơ hội bình đẳng. Đó là một lí tưởng tôi hy vọng có thể sống vì nó và đạt được nó. Nhưng, nếu cần, tôi sẵn sàng chết cho lý tưởng đó

(Nguồn: Theo Thanh Hảo, https://vietnamnet.vn/toi-san-sang-chet-di-bai-phat-bieu-de-doi-cua-nelson-mandela-771097.html)

Ghi chú:(Nelson Mandela (18/7/1918 – 5/12/2013) là Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, là biểu tượng của cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc và là một trong những nhân vật chính trị xuất chúng của thế kỷ 20. Ông từng bị cầm tù 27 năm vì chống lại chế độ phân biệt chủng tộc, cho tới khi được thả vào năm 1990. Chủ nhân của giải Nobel Hòa bình này đã có 67 năm đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp của hòa bình, nhân đạo, công bằng xã hội và hòa giải dân tộc. Năm 2009, Liên Hợp Quốc lấy ngày sinh của ông – 18/7 – làm Ngày Quốc tế Nelson Mandela.)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Theo văn bản, thực tế Nam phi là một  nước như thế nào?

Câu 2. Theo tác giả, Người Châu Phi có khát vọng gì?

Câu 3. Chỉ ra điều quan ngại của Người Châu Phi khi không thể lựa chọn hai con đường thoát nghèo?

Câu 4. Tác giả muốn nói điều gì trong nhận định: “luật pháp tước đoạt một cách chủ ý”?

Câu 5. Tại sao tác giả lại cho rằng cuộc đấu tranh của những người Châu Phi là một cuộc đấu tranh cho quyền được sống?

Câu 6. Xác định hệ thống luận điểm được đưa ra trong văn bản.

Câu 7. Nhận xét của anh/chị về tính thuyết phục của đoạn văn sau:

“Trên tất cả, chúng tôi muốn có các quyền chính trị bình đẳng, bởi vì nếu không có, chúng tôi sẽ mãi bất lực. Tôi biết điều này nghe có vẻ mang tính cách mạng đối với những người da trắng ở đất nước này, bởi vì đa số cử tri sẽ là người châu Phi. Chính điều đó khiến người da trắng sợ hãi nền dân chủ. Nhưng nỗi sợ hãi này không thể nào được phép cản trở giải pháp duy nhất mà sẽ đảm bảo sự hòa hợp chủng tộc và tự do cho tất cả mọi người”

Câu 8. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về sự công bằng trong xã hội?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận về Cách thức thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội.

 Hướng dẫn đáp án chi tiết

ĐỌC – HIỂU

Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 6.0
1 Câu 1. Theo văn bản, thực tế Nam phi là một  nước

Chìm trong nghèo đói và khốn khổ, suy dinh dưỡng và bệnh tật, bệnh lao, bệnh pellagra và bệnh scorbut, những cái chết và hủy hoại sức khỏe.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0,5 đ

– Trả lời được ½ ý của đáp án: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

0.5
2 Câu 2. Theo văn bản, người Châu Phi có khát vọng:

Người Châu Phi muốn có một phần công bằng trong toàn bộ đất nước Nam Phi trọn vẹn: họ muốn an ninh và đóng góp vào xã hội

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0,5 đ

– Trả lời được ½ ý của đáp án: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

0.5
3 Câu 3. Điều quan ngại của Người Châu Phi khi không thể lựa chọn hai con đường thoát nghèo:  như nhiều người châu Phi quan ngại, cả hai con đường này đều bị luật pháp tước đoạt một cách chủ ý.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0,5 đ

– Trả lời được ½ ý của đáp án: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

0.5
4 Câu 4. Trong nhận định: “Luật pháp tước đoạt một cách chủ ý” tác giả muốn nói tới: Luật pháp tạo ra sự bất công.

Bởi vì: Luật pháp do người da trắng tạo ra. Người Châu Phi chỉ có hai con đường thoát nghèo: Thứ nhất là bằng giáo dục chính quy, và thứ hai là do người lao động có được kỹ năng tốt hơn trong công việc của mình, từ đó hưởng mức lương cao hơn. Nhưng như nhiều người châu Phi quan ngại, cả hai con đường này đều bị luật pháp tước đoạt một cách chủ ý.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 1.0 đ

– Trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý: 0,75 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý như đáp án:0.5 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý, diễn đạt không ràng: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

1.0
5 Câu 5. Tác giả cho rằng cuộc đấu tranh của những người Châu Phi là một cuộc đấu tranh cho quyền được sống vì :

– Người da đen không được đối xử công bằng, dân chủ như người da trắng

– Khát vọng và ước mơ của họ là tự do, bình đẳng và họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đấu tranh để được tự do và công bằng

-Họ ý thức rõ nếu không đấu tranh họ sẽ bị người da trắng dùng luật pháp đọa đày cho đến chết nên đấu tranh là hi vọng cuối cùng của họ.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 1.0 đ

– Trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý: 0,75 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý như đáp án:0.5 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý, diễn đạt không ràng: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

1.0
6 Câu 6. Hệ thống luận điểm được đưa ra trong văn bản:

– Thực trạng sống của người dân Châu Phi

– Nguyên nhân của thực trạng ấy.

– Khát vọng của người dân Châu Phi về sự công bằng, bình đẳng.

– Lời khẳng định sẵn sàng hi sinh cho cuộc đấu tranh công lí.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 1.0 đ

– Trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý: 0,75 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý như đáp án:0.5 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý, diễn đạt không ràng: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

(Chấp nhận cách diễn đạt khác)

1.0
7 Câu 7. Tính thuyết phục của đoạn văn sau được thể hiện ở:

-Về nội dug: Một đoạn văn ngắn nhưng đủ để người đọc hiểu được thực trạng của người Châu Phi và tham vọng của người da trắng, nội lực người Châu Phi và nỗi sợ hãi của người da trắng, nhưng đồng thời cũng cho ta thấy được tư tưởng nhân văn cao quý của Madela thể hiện qua ước muốn hòa hợp chủng tộc và tự do cho tất cả mọi người.

– Về nghệ thuật:

+ Giọng điệu đanh thép mạnh mẽ để chỉ ra yếu thế của người da trắng và sức mạnh của người Châu Phi.

+ Lập luận sắc bén đến từ sự thấu hiểu bản chất thực dân và nắm rõ nguyên nhân sâu xa của mọi bất bình đẳng trong xã hội.

+ Bằng chứng chân thực có sức thuyết phục

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 1.0 đ

– Trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý: 0,75 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý như đáp án:0.5 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý, diễn đạt không ràng: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

(Chấp nhận cách diễn đạt khác)

1.0
8 Câu 8. Suy nghĩ về sự công bằng trong xã hội:

– Công bằng trong xã hội là gì?

– Thực trạng công bằng trong xã hội

– Vai trò của công bằng trong xã hội

–  Quan điểm của cá nhân HS về công bằng trong xã hội

– Đưa dẫn chứng về công bằng trong xã hội

– Bài học rút ra/ Thông điệp rút ra về công bằng trong xã hội

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 1.0 đ

– Trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý: 0,75 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý như đáp án:0.5 đ

– Trả lời không đẩy đủ ý, diễn đạt không ràng: 0,25 đ

– Không trả lời không cho điểm

(Chấp nhận cách diễn đạt khác)

0.5
II PHẦN VIẾT 4.0
Viết bài văn nghị luận về Cách thức thể hiện bản thân của giới trẻ hieenjnay trên mạng xã hội.
a a. Đảm bảo cấu trúc:

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.5
b b. Xác định đúng vấn đề:Cách thức thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội. 0.5
c c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận: Cách thức thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội

2. Thân bài: Cần triển khai các ý:

– Bản chất của vấn đề và quan điểm của người viết:

Đó là vấn đề thể hiện bản thân – nhu cầu tâm lý tự nhiên của giới trẻ.

– Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau và bàn về những khía cạnh của vấn đề:

– Mạng xã hội – môi trường lý tưởng để giới trẻ thể hiện bản thân:

+ Sự an toàn.

+ Nhu cầu tình cảm.

+ Lòng tự trọng.

+ Khẳng định bản thân.

Các hình thức thể hiện bản thân của giới trẻ trên mạng xã hội: Đăng dòng cảm xúc, đăng ảnh cá nhân, chia sẻ các thông tin mình yêu thích hoặc cho là phù hợp, ….

Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều:

+Tác động thực sự của mạng xã hội đến những người trẻ: Nghiện mạng xã hội, phụ thuộc mạng xã hội, sống ảo, ngại giao tiếp, mua sắm trên mạng,kết bạn trên mạng,…

+ Đưa bằng chứng:

– Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng:

Người trẻ cần chuẩn bị tâm lí gì trước những tác động của thế giới mạng, trước những hình thức thể hiện bản thân và điều chỉnh để phù hợp với cuộc  sống xung quanh: Đưa ra các cách thức bảo vệ mình khi tiếp xúc với mạng xã hội.

3. Kết bài: Rút ra bài học/ thông điệp cho bản thân và người trẻ.                                                         

2.0
d d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5
e e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0.5
  10.00

 

Bài viết tham khảo

Cách thức thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội

Hiện nay thế giới có hàng trăm MXH khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Facebook, YouTube, Instagram, Twitter, MySpace… Mỗi MXH đều có thành công nhất định dựa trên sự phù hợp về các yếu tố yếu tố: địa lý, chính trị, văn hóa… của từng khu vực, từng quốc gia hay vùng/miền, và tại Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều các MXH “nội địa” như: ZingMe, Zalo, Gov.vn, YuMe, Tamtay… với nỗ lực cố gắng liên kết người dùng bằng những đặc điểm của địa phương cũng như thể hiện sâu sắc văn hóa Việt Nam. Trên không gian mạng MXH rất tự do và cởi mở, thanh, thiếu niên đang ngày càng có nhu cầu, mong muốn thể hiện bản sắc cá nhân như một sự thể hiện bản thân, gây chú ý hay đơn giản chỉ là sự giải trí.

Thể hiện bản thân – nhu cầu tâm lý tự nhiên của giới trẻ.

Ngay từ năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra Tháp nhu cầu (Maslow’s hierarchy of needs) với 5 tầng sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ “những nhu cầu cơ bản” cho đến “những nhu cầu bậc cao”, trong đó tầng thứ năm là nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) – muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. Như vậy, thể hiện bản thân là một trong những nhu cầu tâm lý tự nhiên của con người. Theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi là thời gian chuyển tiếp từ thiếu nhi, thiếu niên sang người trưởng thành. Các bạn trẻ ở lứa tuổi này vẫn chưa có sự chín chắn hoàn toàn song có cái tôi rất lớn và họ muốn được mọi người công nhận mình là người lớn, thể hiện mình để chứng tỏ giá trị của bản thân hay đơn giản chỉ để bộc lộ cá tính. Họ có xu hướng muốn bộc lộ cái tôi ra ngoài, muốn làm những điều mình thích, mình cho là đúng và muốn xã hội công nhận nó đúng, thậm chí muốn thay đổi những chuẩn mực đã được định hình.

Mạng xã hội đã trở thành môi trường lý tưởng để giới trẻ thể hiện bản thân.

Thực tế, MXH là một công cụ mới xuất hiện trong khoảng hơn chục năm nay song đã và đang thu hút một số lượng lớn người dùng, trở thành một trào lưu trên khắp thế giới và hiện vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Đây là những trang web tồn tại trên Internet và khi các bạn trẻ đăng ký là thành viên, họ sẽ có một khu vực riêng mà ở đó, họ có thể tự do đăng tải tất cả những suy nghĩ, thông điệp, hình ảnh, video hoặc các đoạn ghi âm ngắn… Cũng thông qua các trang web đó, giới trẻ có thể kết nối với những người khác cùng là thành viên. MXH đã trở thành môi trường lý tưởng để giới trẻ tự giới thiệu mình, chia sẻ và tiếp nhận suy nghĩ, cảm xúc… của bản thân với những người khác và ngược lại theo cách tự do, thoải mái nhất trong các môi trường như trường học, cơ quan và trong cả cuộc sống thường ngày.

Sự thay đổi liên tục trong xã hội ngày nay và đặc biệt là sự phát triển, phổ biến của công nghệ với các thiết bị thông minh như: điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính cá nhân… cùng sự hiện diện của các trang MXH trong cuộc sống con người, những nhu cầu của giới trẻ cũng theo đó mà trở nên khác biệt. Một bạn trẻ – blogger có tên Val đã từng đề xuất một sơ đồ hình tháp mới rất thú vị có liên quan đến các trang MXH, qua đó thể hiện vai trò của các trang MXH đối với đời sống giới trẻ cũng như nhu cầu thể hiện bản thân của họ hiện nay như thế nào: Sự an toàn – Linkedln : nơi bạn có thể tìm thấy công việc và các mối quan hệ mà có khả năng dẫn đến sự thành công trong sự nghiệp. Nhu cầu tình cảm – Facebook, Google : nơi bạn tạo và nối lại các mối quan hệ của mình, bao gồm cả người quen, bạn bè, người yêu hay gia đình. Lòng tự trọng – Twitter: nơi bạn chia sẻ những kinh nghiệm và thành tích để tăng sự tự tin và giành được sự tôn trọng từ người khác.Khẳng định bản thân – Tumbrl, Blogspot, Wikipedia: nơi bạn chia sẻ kiến thức, sở thích, sự sáng tạo và những suy nghĩ sâu xa.

Có thể nói, với những tiện ích của mình, MXH đã và đang tác động đến giới trẻ, khiến họ có những thay đổi nhanh chóng và rõ rệt trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân. Thể thiện bản thân – như một nhu cầu tất yếu của con người vốn bị nhiều hạn chế ở vào thời điểm trước khi MXH ra đời khi họ chỉ có thể biểu đạt bản thân từ quan điểm, cảm xúc, suy nghĩ đến những năng lực/khả năng cá nhân của mình một cách trực tiếp người với người hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống như báo giấy, phát thanh, truyền hình. Song dường như mọi thứ đã thay đổi kể từ khi MXH xuất hiện. Trước hết, về những nội dung/thông tin được giới trẻ chia sẻ trên MXH, đó là khi thanh, thiếu niên sử dụng phối hợp các công cụ, tiện ích khác nhau của MXH để thông qua đó thể hiện bản thân. Họ có thể sử dụng nhiều hình thức như: các bài viết, thông tin/hoạt động liên quan đến cuộc sống hằng ngày, hình ảnh, kết quả công việc – học tập, thông tin được sưu tầm, trích dẫn từ nguồn tài liệu nào đó… để đưa lên/chia sẻ trên MXH.

Với mục đích cao nhất là thể hiện bản thân mình (bộc lộ tính cách/cá tính/bản sắc…) với cộng đồng mạng ở lứa tuổi đang muốn khẳng định “cái tôi”, một bộ phận thanh, thiếu niên dường như ít quan tâm đến sự đánh giá của người khác về những gì mà họ chia sẻ trên MXH. Chính vì vậy nhiều bạn trẻ đang có xu hướng thái quá khi dùng những cách thức/chiêu trò mà họ cho rằng “khác biệt” hay “độc đáo” để thể hiện bản sắc cá nhân/cái tôi nổi trội trong cộng đồng mạng, để tạo sự nổi tiếng (dựa vào lượt người theo dõi và bấm nút “like”) gây nên sự phản cảm đối với cộng đồng mạng. Bên cạnh đó, không ít người đang dành khá nhiều thời gian đầu tư cho việc thể hiện bề ngoài/hình thức của mình trên mạng mà họ không biết rằng những hiệu ứng mang lại đa phần chỉ có tính chất ảo khi những lượt “like” hay bình luận không thể phản ánh đúng hoàn toàn bản chất của sự việc hay nội dung mà họ đang chia sẻ.

“Các bạn trẻ nên chứng minh khả năng của mình trong thực tế, nếu mình chứng tỏ được khả năng của mình trong học tập hay công việc thì người khác sẽ tự biết đến chứ không nhất thiết phải “đưa” mình lên trên MXH một cách quá đà” (Nữ, 22 tuổi, Hà Nội).

“… Dường như các bạn trẻ đang tốn nhiều công sức và thời gian hơn để đầu tư cho việc thể hiện bản thân mình trên MXH. Có nhiều bạn trẻ đã đầu tư thời gian, tiền bạc để chụp những bộ ảnh với mục đích cuối cùng cũng chỉ để nhận được những bức ảnh đôi khi “chẳng giống ai” và ngồi ngóng các lượt “like”. Bản thân em cũng quen những người bạn nữ rất xinh xắn và biết rằng các bạn ấy có thể đầu tư cả tiếng đồng hồ, dù nắng hay mưa để chụp hình và chỉnh sửa ảnh trước khi đăng lên trên MXH. Và chúng em vẫn hay nói đùa nhau rằng: phía sau mỗi bức ảnh là cả một câu chuyện. Những hiện tượng như thế đã trở thành xu thế chung của các bạn trẻ hiện nay”. (Nam, 23 tuổi, Hà Nội).

Ngoài ra, mức độ về nhu cầu thể hiện bản thân với nhiều người trong cộng đồng mạng của người dùng còn được biểu hiện thông qua sự lựa chọn chế độ khi chia sẻ những dòng trạng thái, hình ảnh hay video.

Đa phần những status/hình ảnh/video của nhóm thanh, thiếu niên được hỏi thường chia sẻ ở chế độ công khai khi chiếm tỷ lệ cao nhất (56.5%); bộ phận giới trẻ chia sẻ những status/hình ảnh/video của mình ở chế độ chỉ bạn bè biết chiếm tỷ lệ thấp hơn (31.5%); và đặc biệt là nhóm bạn trẻ thường chia sẻ các chế độ “kín” – trong phạm vi gia đình, bạn bè của bạn bè, chỉ mình tôi… chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Mức độ chia sẻ thông tin cá nhân lên MXH của giới trẻ hiện nay cho thấy họ đang tỏ ra khá thoải mái. Chẳng hạn, mặc dù nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng họ không thể hiện hoàn toàn tính cách thật của mình trên không gian mạng nhưng thực tế đại đa số lại đang sử dụng tên họ thật trên MXH, hay khi khai báo thông tin của bản thân trên MXH, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm thanh, thiếu niên để chính xác những mục thông tin quan trọng như: giới tính (80.8%), tên (78.3%), ngày tháng năm sinh (69.7%); có tỷ lệ cao tiếp theo là các thông tin về nghề nghiệp (31.2%), địa chỉ và số điện thoại (32.0%). Đây là những dấu hiệu thay đổi đáng chú ý bởi tính cách người Việt Nam vốn khá thận trọng và dè dặt trong việc bộc lộ/chia sẻ bản thân trong các mối quan hệ giao tiếp, nhất là khi đây lại là những mối quan hệ mang tính ảo trên không gian trực tuyến.

Nhu cầu thể hiện tính cách, cá tính trên MXH của giới trẻ đang có xu hướng ngày càng tăng cao. MXH đã và đang là không gian lý tưởng để các bạn trẻ bộc lộ bản thân với nhiều nét tính cách và dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt khi tính chất “ảo” của MXH đã cho phép họ sử dụng nhiều tài khoản, tương tác với nhiều đối tượng tạo ra không gian rộng mở đa chiều cho việc xây dựng hình ảnh hay bản sắc cá nhân. Song, có một vấn đề đang đặt ra là, thay vì nằm ở vị trí là công cụ “hỗ trợ” mỗi cá nhân thể hiện năng lực hay bản sắc, việc thể hiện bản thân trên MXH có vẻ đang là hoạt động chiếm lĩnh cuộc sống của nhiều bạn trẻ như một thứ tất yếu mà nếu thiếu vắng nó hằng ngày thì họ sẽ cảm thấy buồn tẻ, thậm chí bứt rứt khó chịu, không thể tập trung vào các công việc khác. Cho dù không gian MXH được coi là “ảo” đi chăng nữa thì mỗi bạn trẻ khi tham gia vào thế giới mạng đều mong muốn xác định được vị trí riêng của mình, thể hiện mình là ai, tính cách và sở thích như thế nào, muốn người khác nhìn thấy hình ảnh mình ra sao… Và nghiễm nhiên khi đó, MXH đã trở thành “bộ mặt ảo” của mỗi người, ở đó nó có khả năng chi phối, ảnh hưởng đến cách mỗi cá nhân nhìn nhận về bản thân cũng như về những người xung quanh.

 

 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *