Ôn thi học sinh giỏi môn Văn. Bộ đề ôn luyện tác phẩm Hai đứa trẻ- Thạch Lam
Có ý kiến cho rằng: “Thạch Lam thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.”
Từ diễn biến tâm trạng của Liên và An khi đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
A. MB:
– Vị trí Thạch Lam
– Dẫn nhận định
B.TB
I. Giải thích ý kiến:
– Truyện không có chuyện: Danh nghĩa là tác phẩm tự sự- nghĩa là có hệ thống sự việc để tạo nên cốt truyện. Nhưng truyện Thạch Lam ít sự việc đến mức gần như không có cốt truyện.
– Thạch Lam chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày: Câu chuyện không gay cấn, giàu kịch tính mà từ những điều đơn giản trong cuộc sống thường ngày, nhà văn đi sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật với những biến thái tinh vi, mơ hồ.
Đây là một nhận định về đặc điểm nổi bật của kiểu truyện tâm tình mà Thạch Lam là đại diện tiêu biểu.
– Chi tiết Liên và An đợi tàu nằm ở cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ”, tập trung rõ giá trị tư tưởng cả tác phẩm cũng như đặc sắc trong việc miêu tả nhân vật với những cảm xúc mong manh, tinh tế của nhà văn.
II. Chứng minh ý kiến:
1. Thạch Lam thường viết truyện không có chuyện:
Sự việc đơn giản: Chị em Liên và An thức đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về đi qua phố huyện rồi mới đi ngủ.
2. Thạch Lam chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày:
a. Khi tàu ở xa: Hai đứa trẻ háo hức, tha thiết chờ đợi và cảm nhận về chuyến tàu qua:
– Âm thanh: tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.
– Hình ảnh: Làn khói bừng sáng trắng đằng xa.
Cảm nhận kĩ lưỡng, bằng nhiều giác quan.
b. Khi tàu lại gần: Hai đứa trẻ quan sát chuyến tàu tỉ mỉ:
– Toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng.
– So với mọi khi: không đông, thưa vắng người, kém sáng hơn.
Cảm nhận tinh tế bằng cả hiện tại và hồi ức.
c. Khi tàu đi qua:
– Liên cùng em nhìn theo cái chấm nhỏ khuất dần sau rặng tre.
– Lặng theo mơ tưởng vì đây là chuyến tàu từ Hà Nội về- nơi luôn sáng rực, vui vẻ, huyên náo, và so sánh thế giới trên tàu với cuộc sống nghèo nàn, tối tăm, tĩnh mịch ở phố huyện này.
– Cảm nhận cả phố huyện lại trở về trạng thái sống lặng lẽ, chỉ nghe tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn, với những mảnh đời trong bong tối: Chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu.
– Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi: nhận thức được rõ hơn, sâu hơn sự ngưng đọng, tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối: mơ ước mong manh, le lói về tương lai như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
Con tàu đến đã tác động một cách mạnh mẽ vào lòng người, trở thành nhu cầu, một phần tất yếu trong cuộc sống của hai đứa trẻ.Từ đó mà chúng ý thức được đầy đủ và sâu sắc cuộc sống buồn tẻ của mình.
III. Bình luận:
– Đời sống nội tâm của hai đứa trẻ đã góp phần quan trọng tạo nên chất thơ của truyện ngắn.
– Diễn biến tâm trạng của Liên và An khi đợi tàu đã giúp mỗi người nhận ra cuộc sống vô vị, lặng lẽ để khao khát vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.
– Nhà văn thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Liên và An trước một sự việc đời thường như thế la do ông là người đôn hậu, tinh tế, từng có quãng thời gian tuổi thơ như hai đứa trẻ trong tác phẩm. Và trên hết là nhà văn có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ.
C. KB: Khẳng định lại vấn đề.
Đề sưu tầm.
Xem thêm tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Văn :http://vanhay.edu.vn/hoc-sinh-gioi
Tuyển tập đề thi co đáp án về Hai đứa trẻ Thạch Lam :http://vanhay.edu.vn/tag/hai-dua-tre