Nghị luận về dòng sông truyền thống của gia đình qua lời nói chú Năm

Luyện thi THPT Quốc gia môn văn. Bộ đề ôn thi về tác phẩm Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi.
Đề bài :
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi viết:
“Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó…..Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, [….] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”
Anh chị hãy phân tích hình tượng dòng sông truyền thống liên tục chảy từ lớp trước đến lớp người đi sau mà Nguyễn Thi đã gợi ra qua cách xây dựng các nhân vật trong truyện.
Đáp án
Mở bài :
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận :  Hình tượng dòng sông truyền thống liên tục chảy từ lớp trước đến lớp người đi sau mà Nguyễn Thi đã gợi ra qua cách xây dựng các nhân vật trong truyện.
* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và vấn đề mà nhà văn hướng tới
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Truyện viết tháng 2 năm 1966. Cuộc kháng chiến chống Mĩ bắt đầu từ năm 1965. Chính không khí dữ dội của cuộc kháng chiến là chất lửa đúc luyện phẩm chất anh hùng, cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết của các cá nhân để tạo thành sức mạnh chung của cộng đồng dân tộc.
+ Vấn đề mà nhà văn hướng tới:
– Nhan đề NĐCTGĐ gợi một sự tiếp nối của sự sống trong một nguồn mạch bất tận. Gia đình là nền tảng, là môi trường để giáo dục và hình thành những phẩm chất, tình cảm cũng như lối sống, cách sống. NĐCTGĐ chính là sự tiếp nối cảu thế hệ sau với thế hệ trước, sự tiếp nối để nối dài cuộc sống, khẳng định truyền thống của gia đình.
– Câu trích “Chuyện …..nước ta” là sự khẳng định mạch nguồn truyền thống của gia đình mà mỗi thế hệ có trách nhiệm đóng góp một phần để làm nên dòng chảy ấy. Đồng thời, cũng qua câu nói này, NT khẳng định tư tưởng đoàn kết dân tộc để tạo nên sức mạnh chiến đấu. Đó là lẽ sống và cũng là thực tế cuộc sống của nhân dân miền Nam những năm chống Mĩ.
* Hoàn cảnh sống của gia đình và truyền thống được hình thành từ hoàn cảnh đó
– Hoàn cảnh sống của gia đình
+ Sống trong một thời kì đau thương và dữ dội: xung đột gay gắt giữa ta và địch, giữa nhân dân và kẻ thù dân tộc; sự xuất hiện của bọn ác ôn luôn lùng sục, bắt bở, chém giết để uy hiếp tinh thần đấu tranh cách mạng.
+ Phải đối mặt với nhiều đau thương, mất mát, trong cuốn số gia đình, chú Năm đã ghi rất cụ thể những mối thù của gia đình (thím Năm, ông nội bị bắn; bà nội bị đánh; ba Việt bị chặt đầu; má Việt trúng đạn…)
+ Chính hoàn cảnh sống dữ dội đó đã làm bộc lộ phẩm chất anh hùng của mỗi thành viên trong gia đình
– Truyền thống gia đình
+ Lòng căm thù giặc và tinh thần phản kháng trước tội ác của giặc
+ Tinh thần cách mạng: bất khuất trước kẻ thù, ngoan cường trong chiến đấu
* Sự tiếp nối của các thế hệ trong gia đình để tạo nên một dòng sông truyền thống
–  Thế hệ ông bà
+ Ông nội mò súng dưới tàu chìm
+ Bà nội không khai báo nơi chú Năm trốn dù bị lính bao nhà, đe doạ
– Thế hệ cha chú
+ Ba Việt đi tòng quân vào bộ đội, bị thương mới chuyển về công tác ở xã nhà
+ Má Việt một mình vừa nuôi con, vừa hoạt động cách mạng. Ở người mẹ ấy, tình yêu thương con sâu sắc và bản lĩnh cứng cỏi, tinh thần cách mạng như hoà quyện lại trong hành động, những lời nói vừa giản dị lại vừa chứa chở tất cả sự dữ dội mà đằm saau của cuộc sống.
+ Chú Năm là người bộc trực, thẳng thắn, rất giàu tình yêu thương với các cháu và cũng là người có ý thức sâu sắc về truyền thống gia đình. Chú có nhiều cách để giáo dục truyền thống gia đình cho con cháu: những lời răn dạy, những câu hò và đặc biệt là cuốn sổ gia đình – hiện thân đầy đủ nhất của ý thức lưu giữ lịch sử và niềm tự hào về truyền thống gia đình
-> Chính thế hệ ba, má, chú Năm đã tiếp nối và hình thành một diện mạo đầy đủ của truyền thống gia đình và truyền nó lại cho thế hệ con cháu.
– Thế hệ con cháu
+ Thằng Hai con chú Năm và chiến công lấy bót địch, giành 5 cây súng mang về xã nhà
+ Chị em Chiến và Việt từ nhỏ đã lập chiến công bắn tà Mĩ trên sông Định Thuỷ. Sau khi ba má mất, hai chị em đinh bộ đội với tinh thần “hễ giặc còn thì tao mất” và ý thức “mày bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Mày chỉ giỏi giết gia đình tao nhưng với tao mày là thằng chạy”
+ Cả hai chị em đều cố gắng lập chiến công như một cách viết tiếp cuốn sổ gia đình.
*  Đánh giá
Nét đặc sắc:
– Với mục đích làm nổi bật dòng chảy của truyền thống gia đình, NThi rất ý thức trong việc làm nối bật mối liên hệ của các thành viên trong gia đình ấy: đó không chỉ là mối liên hệ huyết thống  mà còn là mối liên hệ về phẩm chất, tinh thần. Mỗi nhân vật đều là một cá tính riêng song đều gặp nhau ở tinh thần cách mạng
– Trong quá trình xây dựng nhân vật, bên cạnh việc làm nổi bật những điểm giống nhau, sự kế thừa của thế hệ sau với thế hệ trước (Chiến giống mẹ, Việt giống ba), Nguyễn Thi cũng rất chủ ý vào sức mạnh vượt lên để tự khẳng định một cách hào hùng nhất của thế hệ sau (những điểm mà Chiến và Việt vượt xa so với thế hệ đi trước)
Ý nghĩa tư tưởng:
– Khẳng định vẻ đẹp, sức sống bền bỉ và sự vận động mạnh mẽ của truyền thống gia đình
– Làm nổi bật tinh thần đoàn kết. sức mạnh đấu tranh của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ
– Làm toả sáng vẻ đẹp của CNAHCM
Đề sưu tầm
Xem thêm tuyển tập đề thi về Những đứa con trong gia đình: http://vanhay.edu.vn/tag/nhung-dua-con-trong-gia-dinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *