Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” Hồ Chí Minh

Đề bài : Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” (“Mộ” – Nhật ký trong tù-) của Hồ Chí Minh?
Định hướng cách làm
Trên cơ sở hiểu biết về phong cách thơ Hồ Chí Minh và bài thơ “Chiều tối” (Mộ), thí sinh cảm nhận được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đó là sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, cần đảm bảo những ý sau:
a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
– Tác giả Hồ Chí Minh:
+ Bậc anh hùng cứu quốc của dân tộc Việt Nam.
+ Là nhà văn hoá lớn, nhà thơ lớn. Người đã để lại một di sản văn học phong phú, đa dạng, trong đó có tập thơ Nhật kí trong tù với nhiều bài thơ rất đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
– Tác phẩm: Bài thơ là một trong số 134 bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện sâu sắc phong cách thơ của Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
b) Cảm nhận về màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ (4 điểm)
– Màu sắc cổ điển:
+ Đề tài: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người lúc chiều tối. Đây là đề tài quen thuộc của thơ ca cổ.
+ Hình ảnh thơ: tác phẩm sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ với ý nghĩa tượng trưng tạo nên tính chất hàm súc cho bài thơ.

  • Hình ảnh cánh chim: biểu tượng cho không gian lẫn thời gian, là tín hiệu cho buổi hoàng hôn.
  • Hình ảnh chòm mây: biểu tượng cho không gian cao rộng của bầu trời.

* Hình ảnh đơn giản mà vẽ nên được không gian rừng núi lúc chiều tối âm u, vắng lặng, chứa đựng trong đó bao nỗi niềm của người tù trên đất khách quê người: nỗi cô đơn, niềm khao khát một mái nhà, một tổ ấm. Đó là nghệ thuật lấy cảnh để nói tình.
+ Thể thơ tứ tuyệt, lời ít ý nhiều, để lại nhiều dư ba.
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: chỉ bằng vài nét chấm phá mà ghi lại linh hồn của tạo vật và gợi được nỗi niềm của nhà thơ.
– Tinh thần hiện đại:
+ Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây, người con gái xay ngô là những hình ảnh của hiện thực.
. Cánh chim mỏi: chữ “mỏi” thể hiện sự cảm nhận rất sâu cái bên trong của sự vật. Đó là cánh chim bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống: sáng: bay đi kiếm ăn, tối: bay về tìm chốn ngủ. Đó là cánh chim của tự do, của ước mơ sum họp. Đấy cũng là niềm khao khát của người tù.
. Chòm mây cô đơn trôi chậm chạp giữa bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm chưa biết đâu là điểm dừng. Thế nhưng phong thái của người tù vẫn rất ung dung, tự tại, phong thái của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn làm chủ hoàn cảnh.
. Hình ảnh người con gái xóm núi xay ngô tối là hình ảnh của con người lao động, hiện lên sinh động, khỏe khoắn, tích cực, là trung tâm của bức tranh “Chiều tối”.
Cùng với nhịp quay của cối xay ngô và sự rực hồng của bếp lửa, hình ảnh này đã xua tan đi bóng tối, giá rét, mang đến cho người tù niềm vui của sự sống, của hơi ấm.
* Hình ảnh thơ giản dị mà chứa đựng được những tình cảm rất đỗi đời thường và một nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Sự vận động của tứ thơ: đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui. Từ đó thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Bác.
+ Tâm hồn tư duy:

  • Yêu cảnh vật, yêu cuộc sống “nâng niu tất cả, chỉ quên mình”. (Tố Hữu).
  • Đồng cảm, chia sẻ với muôn loài, đặc biệt là nỗi vất vả của những con người lao động. Đó cũng là tình cảm quốc tế vô sản trong sáng mà Bác đã giành cho nhân dân Trung Hoa.
  • Giọng thơ khoẻ khoắn biểu hiện một tâm hồn lạc quan, giàu nghị lực.

* Đó là một tâm hồn nghệ sĩ mà rất chiến sĩ.
c. Đánh giá chung: (0,5 điểm):
+ Bài thơ thông qua bức tranh tả cảnh đã làm toát lên hình tượng nhân vật trữ tình: hình ảnh người tù Hồ Chí Minh với lòng yêu thương rộng lớn, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời; ý chí bất khuất, kiên cường, tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai, ánh sáng.
+ Nội dung ấy được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa phơi phới tinh thần hiện đại, tạo nên vẻ đẹp đặc sắc cho bài thơ.
+ Bài học cho bản thân
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : nghị luận xã hội về bài chiều tối hồ chí minh

Xem thêm: Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *