Giáo án ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực , chủ đề Văn học trung đại Việt Nam
TẬP HUẤN: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Bài tập nhóm I: Quảng Trị – Hòa Bình
Chủ đề: Văn học trung đại Việt Nam (Văn nghị luận, Sử ký, Truyện)
Chuẩn kiến thức và kỹ năng:
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trung đại như Bình Ngô đại cáo, Tựa Trích diễm thi tập, các đoạn trích trong Đại Việt sử ký toàn thư, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên…
- Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của các thể loại văn xuôi trung đại: Nghị luận trung đại, sử ký trung đại, Truyện truyền kỳ …
- Biết cách đọc hiểu văn bản nghị luận, sử ký, truyện trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong các văn bản
- Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản.
- Năng lực hợp tác thảo luận về một vấn đề trong tác phẩm.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(VĂN NGHỊ LUẬN, SỬ KÍ, TRUYỆN TRUYỀN KỲ)
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | |
VẬN DỤNG THẤP | VẬN DỤNG CAO | ||
Nêu thông tin về các tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. | Lý giải mối quan hệ giữa hoàn cảnh lịch sử và nội dung các tác phẩm | Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lý giải các giá trị nội dung nghệ thuật | So sánh các phương diện nội dung nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng thể loại và phong cách nhà văn |
Nhận diện được các thể loại văn xuôi trung đại (văn nghị luận, ký, truyện truyền kỳ) | -Nắm được một số đặc điểm cơ bản của các thể loại | Khái quát được đặc điểm sáng tác của các tác giả | Trình bày những kiến giải riêng về những sáng tạo của các tác giả trung đại. |
Chỉ ra được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong các tác phẩm | Hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong các tác phẩm… | Chỉ ra các biểu hiện và khái quát những đặc điểm thể loại các tác phẩm tự sự trung đại | Biết tự đọc và khám phá những giá trị của các văn bản mới cùng thể loại |
Xác định được vấn đề trung tâm trong văn bản nghị luận; sự kiện, nhân vật trong các văn bản sử ký; tình huống, nhân vật, cốt truyện trong văn bản truyện… | Nắm được giá trị tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm. | Phân tích giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm. | Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống từ văn xuôi trung đại. |
Thuyết trình về tác phẩm | -Chuyển thể văn bản theo các hình thức khác (vẽ tranh, đóng kịch) -Có khả năng viết một bài nghiên cứu khoa học về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm |
BẢNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP MINH HỌA CHO CHỦ ĐỀ:
Văn bản: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Nguyễn Dữ)
(Chương trình Ngữ văn 10)
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Văn bản: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Nguyễn Dữ )
(Chương trình Ngữ văn 10)
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | |
VẬN DỤNG THẤP | VẬN DỤNG CAO | ||
– Văn bản nằm trong tập truyện nào và thuộc thể loại nào? -Thời điểm ra đời của tác phẩm. – Văn bản được kể theo trình tự nào? – Xác định nhân vật chính trong tác phẩm. – Xác định tình huống truyện. – Phát hiện yếu tố nghệ thuật đặc sắc của văn bản. |
– Giải thích mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác và tác phẩm. – Phân tích ý nghĩa tình huống truyện. – Lý giải ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đặc sắc. – Chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng cùng một yếu tố nghệ thuật giữa tác phẩm này với tác phẩm khác. – Lý giải thái độ, quan điểm, ước mơ của nhà văn được gửi gắm qua hình tượng nhân vật. |
– Ấn tượng sâu đậm về nhân vật Tử Văn – Phân tích thái độ cương trực, thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại cái ác để trừ họa cho dân và tình yêu công lý, chính nghĩa. |
– So sánh sự khác biệt giữa thể loại truyền kỳ với các thể loại khác – Bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | ||
Thấp | Cao | |||||
|
– Phát hiện từ ngữ, câu văn quan trọng -Xác định các phép liên kết được sử dụng – Nhận biết phương thức biểu đạt chính -Xác định nội dung văn bản |
– Nắm được nét đặc sắc trong cách lập luận của tác giả – Hiểu ý nghĩa tư tưởng của văn bản. -Ý nghĩa vấn đề |
-Tích hợp kiến thức lịch sử, văn học để làm nổi bật chủ đề. |
Vận dụng kiến thức đọc hiểu vào việc viết một đoạn văn bày tỏ ý kiến, quan điểm của cá nhân về một vấn đề. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
4 1,0 10% |
3 1,5 15% |
2 1,0 10% |
1 1,5 15% |
10 5,0 50% |
|
LÀM VĂN | Kết hợp kiến thức đọc hiểu văn bản VHTĐ với kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài NL về một nhân vật văn học kết hợp bày tỏ quan điểm về một vấn đề xã hội | |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 5 50% |
1 5 50% |
||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
4 1,0 10% |
3 1,5 15% |
2 1,0 10% |
2 6,5 65% |
11 10,0 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
Môn Ngữ văn 10 – Thời gian: 90 phút
PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hồ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
(Trích Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – Thân Nhân Trung)
- Nội dung đoạn văn trên nói về vấn đề gì?
- Người tài B. Người hiền tài
- Tôn trọng người tài D. Vai trò của người hiền tài đối với đất nước
- Câu văn nào thể hiện chủ đề của đoạn văn?
3.Trong đoạn văn trên, tác giả đã nhắc đến những việc làm nào thể hiện tấm lòng biệt đãi hiền tài của các bậc minh vương?
- Ý nghĩa của việc sử dụng các từ quý chuộng, yêu mến, đề cao trong việc thể hiện chủ đề đoạn văn.
- Cách lập luận của đoạn văn trên là gì?
- Diễn dịch B. Quy nạp C. Song hành D. Móc xích
- Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên.
- Hãy kể tên ít nhất ba “hiền tài” trong lịch sử trung đại Việt Nam mà em biết.
- Chép lại theo trí nhớ câu văn trong Bình Ngô đại cáo thể hiện niềm tự hào của Nguyễn Trãi về nhân tài đất Việt.
- Theo em, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa gì đối với đương thời và các thế hệ sau?
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-10 câu) theo lối diễn dịch, có nội dung nói về vai trò của người tài đối với đất nước
PHẦN LÀM VĂN (7 điểm):
Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nêu suy nghĩ của em về lời bàn: “Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”.
Hết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
- PHẦN ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
- Mức đầy đủ
Mã 1: Phương án D
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Các phương án khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 2:
- Mức đầy đủ
Mã 2: HS xác định được câu văn: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh nêu được một vế của câu: Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 3:
- Mức đầy đủ
Mã 2: Các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ làm việc đầu tiên, quý chuộng kẻ sĩ, yêu mến khoa danh, ban ân rất lớn, nêu tên ở văn bia…
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh chỉ nêu được 1 đến 2 việc làm thể hiện tấm lòng biệt đãi hiền tài của các bậc minh vương
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 4:
- Mức đầy đủ
Mã 2: Các từ quý chuộng, yêu mến, đề cao đã góp phần thể hiện tư tưởng tôn trọng và biệt đãi người hiền tài của người xưa
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh chỉ nêu được 1 trong hai ý: tôn trọng hoặc biệt đãi
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 5:
- Mức đầy đủ
Mã 1: Phương án A
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Các phương án khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 6:
- Mức đầy đủ
Mã 2: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ ngắn gọn, giàu sức thuyết phục
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh chỉ nêu được 1 trong 3 ý trên
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 7:
- Mức đầy đủ
Mã 2: Nêu được 3 hiền tài. Ví dụ như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh không nêu đủ tên 3 hiền tài
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 8:
- Mức đầy đủ
Mã 2: Song hào kiệt đời nào cũng có
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh chép được câu văn nhưng không chính xác (có sai từ)
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 9:
- Mức đầy đủ
Mã 2: Tôn vinh người tài, lưu danh sử sách, làm gương cho đời sau…
- Mức không đầy đủ:
Mã 1: Học sinh chỉ nêu được 1 trong các ý trên
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
Câu 10:
- Mức đầy đủ:
Mã 2: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch với các ý chính như sau:
- Người hiền tài là vốn quý của dân tộc
- Những đóng góp của người hiền tài xưa nay
- Học tập, rèn luyện theo gương hiền tài
– Mức không đầy đủ:
Mã 1: Đoạn văn không theo phương pháp diễn dịch hoặc thiếu 1 trong 3 ý cơ bản trên
- Mức không tính điểm:
Mã 0: Có câu trả lời khác
Mã 9: Không trả lời
- PHẦN LÀM VĂN
- Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách làm một bài văn nghị luận về một nhân vật văn học kết hợp với việc bày tỏ suy nghĩ của mình về một vấn đề xã hội.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Mắc ít lỗi chính tả, diễn đạt. Trình bày bài viết sáng rõ.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo
- Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, học sinh phân tích làm sáng rõ đặc điểm tính cách nhân vật Tử Văn từ đó nêu suy nghĩ của mình về ý kiến “kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”.
Sau đây là một số gợi ý:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề (Có thể giới thiệu về Nguyễn Dữ và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hoặc cách khác)
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn để làm nổi bật bản lĩnh cứng cỏi, tính cách cương trực của nhân vật (Thể hiện qua hành động, thái độ, lời nói …)
- Trình bày suy nghĩ về câu nói “Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”:
- Giải thích câu nói:
- Lý giải tại sao kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi…
- Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.
- Biểu điểm:
- Điểm 7: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu 1 và 2
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 số ý (Trong đó phải có ý 2.2; 2.3.2; 2.3.3)
- Điểm 3-4: Chỉ đáp ứng được ½ số ý hoặc có ý nhưng phân tích sơ sài, dẫn chứng chưa đầy đủ, thuyết phục.
- Điểm 1-2: Không đáp ứng được yêu cầu của đề.(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên- Nguyễn Dữ :Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12