Giáo án Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề : Thực hành một số phép tu từ

Giáo án Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề : Thực hành một số phép tu từ

Chủ đề:

Thực hành một số phép tu từ (SGK Ngữ văn 10)

 
Lập bảng chuẩn KT-KN:

  • Chuẩn kiến thức:

Hiểu được các khái niệm và tác dụng của từng phép tu từ. Cụ thể:
– Thực hành phép tu tu ẩn dụ và hoán dụ:
+ Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ;
+ Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
– Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối:
+ Củng cố, nâng cao hiểu biết về phép điệp và phép đối
1.2. Chuẩn kĩ năng:
Nhận diện, phân tích được các biện pháp tu từ trong văn bản; biết cách sử dụng các biện pháp tu từ trong những ngữ cảnh cần thiết. Cụ thể:
– Thực hành phép tu tu ẩn dụ và hoán dụ:
+ Nhận diện đúng 2 phép tu từ trong văn bản;
+ Phân tích được cách thức cấu tạo của 2 phép tu từ (quan hệ tương đồng hoặc tương cận);
+ Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của 2 phép tu từ;
+ Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong ngữ cảnh cần thiết.
– Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối:
+ Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật;
+ Biết sử dụng có hiệu quả  2 biện pháp tu từ trên trong ngữ cảnh cần thiết.
1.3. Năng lực hình thành cho HS:
– Năng lực tự học;
– Năng lực giải quyết vấn đề;
– Năng lực sáng tạo;
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “Thực hành một số phép tu từ” (SGK Ngữ văn 10) theo định hướng năng lực:

 

Chủ đề Mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Một số phép tu từ: Nêu được khái niệm Phân biệt được các biện pháp tu từ; xác định dấu hiệu nhận biết của các biện pháp tu từ. Nhận diện và phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ Tạo lập được các văn bản có sử dụng các biện pháp tu từ; chỉ ra được giá trị của các biện pháp tu từ đó.
1. Thực hành phép tu tu ẩn dụ và hoán dụ. Nêu được khái niệm của 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Phân biệt được điểm khác nhau giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Nhận diện và phân tích được 2 biện pháp tu từ trên trong từng ngữ liệu cụ thể. – Viết được văn bản có sử dụng phép ẩn dụ, hoán dụ;
– Chỉ ra được giá trị tu từ của 2 biện pháp trên trong văn bản thực hành.
2. Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối. Nêu được khái niệm của phép điệp và phép đối. – Chỉ ra được các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện phép điệp: âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp…
– Chỉ ra được các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện phép đối: sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu
– Nhận diện và phân tích được giá trị tu từ của phép điệp: Nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật;
– Nhận diện và phân tích được giá trị tu từ của phép đối: Nhằm mục đích tạo ra sự hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt…
– Viết (hoặc sưu tầm) được văn bản có sử dụng phép điệp, phép đối;
– Chỉ ra được giá trị tu từ của phép điệp, phép đối trong văn bản thực hành.

 

  1. Bảng câu hỏi, bài tập:

 

Chủ đề:
Một số phép
tu từ
Mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
1. Thực hành phép tu tu ẩn dụ và hoán dụ. – Phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ là gì? Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hóa dụ? * Ẩn dụ:
–  Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ và giá trị tu từ của nó trong đoạn thơ sau:
a) Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một….
(Đêm nay Bác không ngủ  – Minh Huệ )
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)
* Hoán dụ:
–  Xác định biện pháp tu từ hoán dụ và giá trị tu từ của nó trong đoạn thơ sau:
a) Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi rừng
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)
b) Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong 1 tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
 
– Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên, trong đó có dùng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
– Hãy chỉ ra giá trị tu từ của các phép ẩn dụ, hoán dụ đã dùng trong đoạn văn vừa viết.
Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối. – Phép điệp là gì? Phép đối là gì? – Phép điệp và phép đối được biểu hiện trên những phương diện nào của ngôn ngữ? Mục đích sử dụng của phép điệp, phép đối.
 
* Phép điệp:
Phân tích tác dụng của phép điệp trong các câu thơ sau:
a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm)
b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Hồ Chí Minh)
* Phép đối:
Phân tích tác dụng của phép đối trong các câu sau:
a) Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
(Ca dao)
b) Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
* Phép đối:
Sưu tầm một vài câu đối và phân tích phép đối trong đó.

 
 

  1. Đề kiểm tra:

4.1. Ma trận đề:
 

                    Mức độ
Chủ đề:
Một số phép tu từ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
 
1. Thực hành phép tu tu ẩn dụ và hoán dụ.
Nêu khái niệm của 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Phân biệt được điểm khác nhau giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Nhận diện và phân tích được 2 biện pháp tu từ trên trong từng ngữ liệu cụ thể – Viết được văn bản có sử dụng phép ẩn dụ, hoán dụ;
– Chỉ ra được giá trị tu từ của 2 biện pháp trên trong văn bản thực hành.
 
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
01
0.5
5%
01
1.0
10%
02
2.0
20%
01
1.5
15%
05
5.0
50%
2. Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối. Nêu khái niệm của phép điệp và phép đối. – Chỉ ra được các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện phép điệp: âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp…
– Chỉ ra được các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện phép đối: sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu
– Nhận diện và phân tích được giá trị tu từ của phép điệp: Nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật;
– Nhận diện và phân tích được giá trị tu từ của phép đối: Nhằm mục đích tạo ra sự hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt…
– Viết (hoặc sưu tầm) được văn bản có sử dụng phép điệp, phép đối;
– Chỉ ra được giá trị tu từ của phép điệp, phép đối trong văn bản thực hành.
 
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
01
0.5
5%
01
1.0
10%
02
2.0
20%
01
1.5
15%
05
5.0
50%
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
02
1.0
10%
02
2.0
20%
04
4.0
40%
02
3.0
30%
10
10.0
100%

 
4.2. Đề kiểm tra:
Luyện tập một số phép tu từ – Ngữ văn 10.
Thời gian: 45 phút.
 
 
Câu 1: Phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ là gì?
Câu 2: Phép điệp là gì? Phép đối là gì?
Câu 3: Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ?
Câu 4: Phép điệp và phép đối được biểu hiện trên những phương diện nào của ngôn ngữ? Mục đích sử dụng của phép điệp, phép đối.
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ và giá trị tu từ của nó trong đoạn thơ sau:

  1. Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một….
                 (Đêm nay Bác không ngủ  – Minh Huệ )

  1. b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
                 (Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)
Câu 6: Xác định biện pháp tu từ hoán dụ và giá trị tu từ của nó trong đoạn thơ sau:

  1. Hỡi những trái tim không thể chết

Chúng tôi đi theo các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi rừng
                        (Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)

  1. b) Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong 1 tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
                           (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Câu 7: Phân tích tác dụng của phép điệp trong các câu thơ sau:

  1. a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
                     (Chinh phụ ngâm)

  1. b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

                     (Hồ Chí Minh)
Câu 8: Phân tích tác dụng của phép đối trong các câu sau:

  1. a) Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
                           (Ca dao)

  1. b) Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 9: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên, trong đó có dùng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Chỉ ra giá trị tu từ của các phép ẩn dụ, hoán dụ đã dùng trong đoạn văn vừa viết.
Câu 10: Sưu tầm một vài câu đối và phân tích phép đối trong đó.
 
4.3. Đáp án:
 
Câu 1:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết biện pháp tu từ: Ẩn dụ và hoán dụ
Mức đầy đủ:
Mã 2 HS nêu được khái niệm của 2 biện pháp: Ẩn dụ và hoán dụ.
 
Câu 2:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết biện pháp tu từ: Phép điệp và phép đối
Mức đầy đủ:
Mã 2 HS nêu được khái niệm của 2 biện pháp: Phép điệp, phép đối
 
Câu 3:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết điểm khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ: Ẩn dụ và hoán dụ
Mức đầy đủ
Mã 2 HS phân biệt được sự khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ.
Y1: Ẩn dụ hình thành trên cơ sở nhận thức được sự tương đồng nào đó giữa các đối tượng trong hiện thực, từ đó chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Nhờ đó tên gọi có nghĩa mới.
Ý 2: Hoán dụ hình thành trên cơ sở nhận thức được quan hệ tương cận (liên quan đến nhau, hay đi đôi với nhau) của các đối tượng trong hiện thực, từ đó cũng có sự chuyển tên gọi và từ được dùng theo nghĩa mới.
Mức không đầy đủ:
Mã 2 HS nêu đượcển ý 1 hoặc ý 2
Mã 1 HS nêu được ý 1 hoặc một trong hai ý 2.
 
Câu 4:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết biểu hiện và mục đích sử dụng của phép điệp và phép đối.
Mức đầy đủ:
Mã 3 HS nêu được các biểu hiện của phương diện ngôn ngữ của phép điệp, phép đối và mục đích sử dụng của hai biện pháp tu từ trên.
Ý 1: Biểu hiện của phương diện ngôn ngữ của phép điệp và phép đối.
– Phép điệp được biểu hiện trên những phương diện ngôn ngữ sau: Âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp…
– Phép đối được biểu hiện trên những phương diện ngôn ngữ như: Sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Ý 2: Mục đích sử dụng.
– Nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật .
– Nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoàn trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định.
 
Câu 5:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết được biện pháp tu từ và giá trị sử dụng trong văn bản.
Mức đầy đủ:
Mã 3 HS chỉ ra được biện pháp tu từ và ý nghĩa biểu đạt của nó.
Ý 1: Chỉ ra được biện pháp tu từ ẩn dụ .
Ý 2: ý nghĩa biểu đạt:
a, Biện pháp tu từ ẩn dụ: “người Cha”, “Bác”. Để chỉ Hồ Chí Minh. Gợi cảm giác thân thiết, gần gũi.
b, Biện pháp tu từ ẩn dụ: “rơi rất mỏng”. Nghĩa là: rơi rất nhẹ. Gợi cảm giác yên ắng, tĩnh mịch.
Mức không đầy đủ:
Mã 2: HS nêu được ý 1 và một trong hai ý 2.
Mã 1: HS chỉ nêu được ý 1 hoặc một trong hai ý 2
Mức không tính điểm:
Mã 0: Không nêu được ý trên hoạc chỉ nêu chung chung như:

  • Biện pháp tu từ ẩn dụ nhẳm miêu tả hình ảnh của Bác Hồ .
  • Biện pháp tu từ ẩn dụ nhẳm miêu tả hình ảnh chiếc lá nhẹ nhàng rơi …

Mã 9: Không trả lời.
 
Câu 6:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết được biện pháp tu từ và giá trị sử dụng trong văn bản.
 
Mức đầy đủ:
Mã 3 HS chỉ ra được biện pháp tu từ và ý nghĩa biểu đạt của nó.
Ý 1: Chỉ ra được biện pháp tu từ hoán dụ .

  1. Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng 4 hình ảnh để hoán dụ đó là:

+ Hình ảnh “trái tim không thể chết”, trái tim chỉ lòng yêu nước thương dân, tình yêu lý tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ.
+ Hình ảnh “hồn Trần Phú vô danh” chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc.
+Hình ảnh “sóng xanh” và “cây xanh” là những hiện tượng, những bộ phận của biển, của núi ngàn, của đất nước biểu thị sự trường tồn, bất diệt.

  1. Các hình ảnh hoán dụ:

+ giường chiếu đẹp: cuộc sống chật chội tầm thường
+ giấc mơ con, cuộc đời con: ước mơ nhỏ nhoi, cuộc đời nhạt hẽo, tầm thường, đáng buồn.
+ một tà áo đẹp: hạnh phúc vật chất tầm thường.
+ một mái nhà yên…: lối sống yên phận
Ý 2: ý nghĩa biểu đạt:

  1. Qua các hình ảnh Hoán dụ, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lý tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khẳng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.
  2. Qua các hình ảnh đã gợi lên lối sống buồn bã, tẻ nhạt, bế tắc của một bộ phận thanh niên trí thức Việt Nam trước CMT8-1945.

Mức không đầy đủ:
Mã 3: HS nêu được ý 1 và một trong hai ý 2.
Mã 1: HS chỉ nêu được ý 1 hoặc một trong hai ý 2
Mức không tính điểm:
Mã 0: Không nêu được ý trên hoặc chỉ nêu chung chung như:
– Biện pháp tu từ hoán dụ nhẳm miêu tả hình ảnh những người chiến sĩ đã hi sinh cho tổ quốc.
– Biện pháp tu từ ẩn dụ nhẳm miêu tả một cuộc sống buồn, tẻ nhạt của con người.
Mã 9: Không trả lời.
 
Câu 7:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết được biện pháp tu từ và giá trị sử dụng trong văn bản.
 
Mức đầy đủ:
Mã 2 HS chỉ ra được biện pháp tu từ và ý nghĩa biểu đạt của phép điệp trong văn bản
Ý 1: Chỉ ra được biện pháp tu từ.
a, Trong đoạn thơ của Chinh phụ ngâm có dùng phép điệp nhiều lần (cùng, thấy, ngàn dâu…) đặc biệt là phép điệp liên hoàn (từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau).
b, Trong lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng…), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu.
Ý 2: Ý nghĩa biểu đạt.
a, Diễn tả sự cách xa đôi ngả, với không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.
b, Nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin, chắc chắn vào khả năng bách chiến, bách thắng của quân đội.
Mức không đầy đủ:
Mã 2: HS nêu được ý 1 và một trong hai ý 2.
Mã 1: HS chỉ nêu được ý 1 hoặc một trong hai ý 2
Mức không tính điểm:
Mã 0: Không nêu được ý trên hoạc chỉ nêu chung chung như:
– Việc lặp lại nhiều lần các từ ngữ để diễn tả sự dứt khoát của người ra đi.
– Việc lặp lại nhiều lần các từ ngữ để nhấn mạnh sức mạnh của quân đội ta .
Mã 9: Không trả lời
Câu 8:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết được biện pháp tu từ và giá trị sử dụng trong văn bản.
 
Mức đầy đủ:
Mã 2 HS chỉ ra được tác dụng của phép đối trong văn bản.
a, Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
b,Phép đối có ở từng cặp câu văn tế: Ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hàng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.
Mức không tính điểm:
Mã 0: Không nêu được ý trên hoặc chỉ nêu chung chung như:
– Viết không đúng theo yêu cầu đề
Mã 9: Không trả lời
 
Câu 9:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng tạo lập văn bản, nhận biết được biện pháp tu từ và giá trị sử dụng trong văn bản học sinh thực hành
Mức đầy đủ:
Mã 2: HS viết được đoàn văn tả cảnh thiên nhiên có sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Ý 1: Viết được đoạn văn có sử dụng 2 biện pháp từ từ trên
Ý 2: Chỉ ra được biện pháp tu từ và giá trị sử dụng trong đoạn văn vừa viết.
Mức không đầy đủ:
Mã 2: HS nêu được ý 1 và một trong hai ý 2.
Mã 1: HS chỉ nêu được ý 1 hoặc một trong hai ý 2
Mức không tính điểm:
Mã 0: Trả lời khác những ý kiến trên.
Mã 9: Không trả lời
Câu 10: Sưu tầm một vài câu đối và phân tích phép đối trong đó.
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết về phép đối.
Mức đầy đủ:
Mã 2: HS Trình bày được các câu đối mà và giá trị sử dụng của phép đối.
Ý 1: Trình bày các câu đối có chứa phép đối
Ý 2: Chỉ ra phép đối và giá trị sử dụng .
Mức không đầy đủ:
Mã 2: HS nêu được ý 1 và một trong hai ý 2.
Mã 1: HS chỉ nêu được ý 1 hoặc một trong hai ý 2
Mức không tính điểm:
Mã 0: Trả lời khác những ý kiến trên.
Mã 9: Không trả lời
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
Các biện pháp tu từ đã học
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *