Soạn giáo án ngữ Văn 10 theo chủ đề.
Mục lục
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (Chủ đề đơn môn – Đọc văn)
Ngày soạn: 15/10/2016 Môn: Đọc văn
Tiết PPCT: 37, 38, 39, 40.
Đối tượng dạy học của chủ đề: học sinh lớp 10 (10 a3, 10a6)
Thời lượng dạy học : 4 tiết (trên lớp)
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
Tên chủ đề:
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề:
Cơ sở xây dựng chủ đề:
+ Ngữ văn 10: – Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão
– Cảnh ngày hè– Nguyễn Trãi
– Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đọc thêm: – Vận nước \– Đỗ Pháp Thuận
– Cáo bệnh bảo mọi người – Mãn Giác
– Hứng trở về – Nguyễn Trung Ngạn
– Thời lượng: 4 tiết
– Thời điểm thực hiện chủ đề: Tuần 13, 14 – lớp 10 a3, 10a6
Nội dung chủ đề:
Bao gồm các nội dung:
+ Hình tượng người con trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè.
+ Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.
+ Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”.
c/ Ý nghĩa xây dựng chủ đề:
– Có sự xâu chuỗi về kiến thức và kĩ năng.
– Tránh sự trùng lặp về nội dung, giảm được thời gian giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
– Phát huy năng lực tự học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
– Đổi mới phương pháp dạy học.
Mục tiêu của chủ đề:
Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần:
a/ Về kiến thức:
– Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân cách của cha ông, đặc biệt là tinh thần yêu nước, quan niệm về lí tưởng của người anh hùng, ý thức tự hào dân tộc.
– Thấy được sự đa dạng trong nghệ thuật biểu hiện chủ nghĩa yêu nước.
Kĩ năng :
– Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại và loại hình tác giả văn học.
– Biết vận dụng kiến thức đọc hiểu để đi từ khám phá 1 tác phẩm cụ thể đến tự tìm hiểu các tác phẩm tương đồng.
– Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày trước đám đông…
Thái độ :
– Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc.
– Xây dựng lí tưởng sống cao đẹp.
– Biết trân trọng vốn văn hóa, văn học dân tộc.
Định hướng các năng lực chính được hình thành:
– Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực đọc hiểu; năng lực kết nối thông tin; năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực đặc thù bộ môn: năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt: tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản; năng lực thẩm mỹ; năng lực trải nghiệm, thực hành, thuyết trình.
4/ Sản phẩm cuối cùng:
– Bài thuyết trình về:
+ Hình tượng người trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè
+ Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.
+ Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”.
5 / Phương pháp dạy học:
– Kết hợp các phương pháp dạy học tích hợp: thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tranh luận, đàm thoại…
– Dạy học theo dự án
– Xem tranh ảnh, băng hình.
– Thuyết trình
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ.
1/ Bảng mô tả:
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Nhàn, Vận nước, Cáo bệnh, bảo mọi người, Hứng trở về. |
– Cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả. – Đặc điểm của xã hội phong kiến Việt Nam. |
Giải thích được những tác động của hoàn cảnh sáng tác đến cảm hứng chủ đạo của bài thơ. |
Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lý giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. | So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc cùng cảm hứng sáng tác. |
Nghĩa sự việc (tầng ngôn từ) của từng tác phẩm | Nghĩa tình thái (tầng hàm ngôn) của từng tác phẩm. | Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng, hình ảnh để chỉ ra các biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước. | Từ đề tài, chủ đề, cảm hứng, thể loại… tự xác định cách thức tiếp cận, tìm hiểu nhứng tác phẩm cùng loại. | |
Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc | Lý giải ý nghĩa và tác dụng của các chi tiết nghệ thuật. | Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm | Biết bình luận, đánh giá đúng đắn các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản. | |
Chỉ ra được các giá trị của văn bản. | Phân tích các giá trị của văn bản. So sánh sự giống và khác nhau trong việc biểu hiện chủ nghĩa yêu nước. |
– Khái quát giá trị, đóng góp của tác phẩm đối với sự đổi mới thể loại, nghệ thuật. – Bài học rút ra. |
2/ Câu hỏi và bài tập:
+ Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão? Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay?
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè?
+ Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”?
+ Nêu những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”?
III. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
- Kế hoạch chung:
Thời gian | Tiến trình dạy học | Hoạt động của HS | Hỗ trợ của GV | Kết quả/ sản phẩm dự kiến |
Tiết 1 | Hoạt động 1: Khởi động và giao nhiệm vụ | Tiếp nhận nhiệm vụ của GV giao về tìm hiểu những vấn đề : + Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. + Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè. + Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”. + Nêu những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”? |
GV nêu tính cấp thiết của dự án và chuyển giao nhiệm vụ cho HS bằng câu hỏi. Cung cấp tư liệu, hình ảnh, gợi ý mang tính chất định hướng hỗ trợ HS. | Học sinh có thể nêu những hiểu biết ban đầu về: – Chủ nghĩa yêu nước và biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Trung đại VN. – Mỗi nhóm có được một sản phẩm thuyết trình cụ thể. |
Tiết 2, 3,4 | Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo, đánh giá nhiệm vụ thực hiện |
– Thực hiện dự án theo kế hoạch và những định hướng của GV đã nêu ra. – Báo cáo kết quả làm việc của nhóm Lắng nghe và đánh giá sản phẩm của nhóm khác. Thảo luận tổng kết vấn đề nghiên cứu. |
– Chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án, phiếu đánh giá sản phẩm và những hổ trợ khác cho việc thực hiện dự án. – Lắng nghe các nhóm trình bày. Đánh giá sản phẩm của các nhóm. Nhận xét và tổng kết hoạt động của nhóm. |
– Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm. – Bản thuyết trình báo cáo và kết quả tìm hiểu Bảng đánh giá hoạt động của cá nhân trong nhóm. Kết quả đánh giá sản phẩm của nhóm. |
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1.Chuẩn bị của giáo viên:
– Máy tính, máy chiếu, bút laze.
– Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến chủ đề.
– Các tư liệu có liên quan.
– Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được.
– Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
– Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
– Phiếu học tập…. để học sinh thảo luận nhóm.
– Các phiếu đánh giá phiếu hỏi: Trước khi bắt đầu dự án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
– Giấy A0, bút màu, giấy màu, compa, thước kẻ….
– Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung đến bài học
– Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
– Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế.
- Hoạt động học tập:
– Dự án được thực hiện trong 2 tuần (4 tiết)
– Các bài tích hợp:
– Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão
– Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi
– Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đọc thêm: – Vận nước – Đỗ Pháp Thuận
– Cáo bệnh bảo mọi người – Mãn Giác
– Hứng trở về – Nguyễn Trung Ngạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | |||||||||||||||
Tiết 1: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ 1. Mục tiêu: – Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu. – Thành lập được các nhóm theo sở thích. – Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm. – Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. 2. Thời gian: tuần 1 – tiết 1 3. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung chính của đề tài: – Nội dung 1: Hình tượng người con trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. – Nội dung 2: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè – Nội dung 3: Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”. – Nội dung 4: Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”. Bước 2: Thành lập nhóm – GV phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I). – GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích. – Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm
|
|||||||||||||||
Bước 4: Phát phiếu định hướng học tập (Phụ lục 3) và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ – Nghiên cứu phiếu học tập định hướng – Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu 4. Sản phẩm: Thành lập được 04 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 8 – 10 học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng. Các nhóm bước đầu đã xây dựng được kế hoạch và phân công nhiệm vụ. HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
1. Mục tiêu:– Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. * HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN1. Mục tiêu: |
* HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO
- Mục tiêu:
– Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận
– Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
– Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề.
– Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Thời gian: Tuần 1,2 tiết thứ 2+ 3+ 4
- Thành phần tham dự:
– Tổ trưởng chuyên môn
– Giáo viên Ngữ văn và GVCN lớp tham gia dự án.
– Học sinh lớp 10a3, 10a6.
- Nhiệm vụ của học sinh
– Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
– Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
– Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Nhiệm vụ của giáo viên
– Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
– Quan sát, đánh giá
– Hỗ trợ, cố vấn.
– Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
– Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm.
– Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:
Văn học trung đại Việt Nam phát triển trong sự tác động mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, tinh thần thời đại và những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc…Chính những ảnh hưởng ấy đã tạo nên những đặc điểm lớn về nội dung như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân đạo…Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời kì này gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”. Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú, đa dạng như ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tình yêu thiên nhiên đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử…tất cả những nội dung ấy đều xuất hiện trong những tác phẩm thơ ca mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. Vấn đề quan trọng là mỗi chúng ta phải thấy được từng biểu hiện cụ thể trong mỗi tác phẩm.
Bước 2. Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
Nhóm 1: Hình tượng người con trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo )
(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm 1 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về vấn đề: hình tượng người con trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay!
(4) HS nhóm 1 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(5) HS các nhóm khác phản biện phần trình bày của nhóm 1
(6) GV nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 1:
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác.
Nhóm 2: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè.
(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + sơ đồ + thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo )
(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm 2 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về vấn đề liên quan.
(4) HS nhóm 2 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(5) HS các nhóm khác phản biện phần trình bày của nhóm 2
(6) GV nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 2:
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn
Nhóm 3: Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”.
(Hình thức báo cáo: Thuyết trình+Hình ảnh+Clip+ thảo luận; sản phẩm: Bài thuyết trình)
(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm 3 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về vấn đề liên quan.
(4) HS nhóm 3 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3:
– Nội dung
– Hình thức
– Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn.
Nhóm 4: Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”.
(Hình thức báo cáo: Thuyết trình+Hình ảnh+Clip+ thảo luận; sản phẩm: Bài thuyết trình)
(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm 4 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về vấn đề liên quan.
(4) HS nhóm 4 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 4:
– Nội dung
– Hình thức
– Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên: ………………………
Lớp: ………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.
- Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của dự án?
Nội dung | Có | Không |
1. Hình tượng người trai thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão? Liên hệ với khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. | ||
2. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè? | ||
3. Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”? | ||
4. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm “Vận nước”, “Cáo bệnh bảo mọi người”, “Hứng trở về”. |
- Khả năng của học sinh. Đánh dấu (x) vào ô trả lời
Stt | Nội dung điều tra | Trả lời | |
Có | Không | ||
1 | Khả năng hướng dẫn và chỉ đạo nhóm | ||
2 | Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet | ||
3 | Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin | ||
4 | Khả năng thuyết trình |
- Dự kiến thực hiện sản phẩm. Học sinh Đánh dấu (x) vào ô trả lời
Stt | Sản phẩm mong muốn được thực hiện | Trả lời |
1 | Trình bày trên giấy A0 | |
2 | Bài trình bày bằng máy chiếu | |
3 | Bài trình bày bằng sơ đồ, bài viết ….. |
- Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án. Đánh dấu (x) vào ô trả lời
Stt | Mong muốn của học sinh | Trả lời |
1 | Phát triển năng lực hợp tác | |
2 | Phát triển năng lực sử dụng công nghệ | |
3 | Phát triển năng lực giao tiếp | |
4 | Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin | |
5 | Phát triển năng lực giải quyết vấn đề | |
6 | Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu |
PHỤ LỤC 2
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
- Thời gian, địa điểm, thành phần
Địa điểm:………………………………………………………………………………..
Thời gian: từ……giờ…..đến ….giờ ……….Ngày…….tháng……năm …..
Nhóm số: ………; Số thành viên: ……………….. Lớp:…….
Số thành viên có mặt…………
Số thành viên vắng mặt……….
- Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)
……………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
STT | Họ và tên | Công việc được giao | Thời hạn hoàn thành | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
9 | ||||
10 |
- Kết quả làm việc
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
- 4. Thái độ tinh thần làm việc
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
- 5. Đánh giá chung
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
- 6. Ý kiến đề xuất
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 1
Yêu cầu về nội dung: Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau: – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ. – Về nội dung nên hướng vào các nội dung cơ bản sau: + Hai câu đầu: Hình tượng con người thời Trần (Chú ý các từ Hoành sóc, kháp kỉ thu, khí thôn ngưu)… + Hai câu sau: Vẻ đẹp nhân cách nhà thơ – đại diện cho vẻ đẹp con người thời Trần (chú ý các từ ngữ, hình ảnh công danh, nợ, thẹn, Vũ Hầu…) |
PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 2
Yêu cầu về nội dung: Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau: – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng, sinh động – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ. – Về nội dung: + Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống (đó là cuộc sống ở đâu, có khác gì với thiên nhiên và cuộc sống trong nhiều bài thơ khác cùng thời đại). + Cảnh vật và con người trong bài thơ cho ta thấy phẩm chất nào của Nguyễn Trãi. |
PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 3
Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau: – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng, sinh động, lôi cuốn – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ. – Về nội dung cần đạt: + Tác giả quan niệm thế nào là sống nhàn? + Có đồng ý với lựa chọn sống nhàn của nhà thơ không? Vì sao? (Lối sống ấy có biểu hiện tinh thần yêu nước không?) |
PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 4
Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau: – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng, sinh động, lôi cuốn – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ. – Về nội dung cần đạt: Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua những hình ảnh nào? |
PHỤ LỤC 4
PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH SAU BÀI HỌC
Họ và tên: ………………………………
Nhóm: ………………………….
1. Nêu những di tích, thắng cảnh, di sản, đặc sản ở địa phương em? | 2. Ý nghĩa, bài học cho bản thân sau khi học xong chủ đề về văn thuyết minh? |
…………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. |
…………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. …………………………………………………………. |
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm Trọn bộ :
Giáo án Ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12