Giáo án Ngữ văn 12 theo chủ đề: Thơ Việt Nam và nước ngoài

 GIÁO ÁN  THEO CHỦ ĐỀ KHỐI 12
1/ Phân phối chương trình chuẩn Văn 12-HKI theo chủ đề:
Chủ đề 1  Văn học sử
Khái quát văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX
Chủ đề 2 :Nghị luận xã hội
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bài viết số 1 – Nghị luận xã hội
Chủ đề 3 :Tác giả văn học
Tuyên ngôn độc lập (Phần I: Tác giả)
Chủ đề 4 :Tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tuyên ngôn độc lập (Phần 2: Tác phẩm)
Chủ đề 5 :Văn nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài
-Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.
-Đọc thêm: – Mấy ý nghĩ về thơ (Trích).
-Đốt – xtôi -ep-xki (Trích)
Chủ đề 6 :Văn bản nhật dụng
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS ( Cô phi An Nan)
Chủ đề 7 :Phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Chủ đề 8 :Thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và xây dựng CNXH 1955-1965
Tây Tiến
Việt Bắc (Phần I: Tác giả)
Việt Bắc
Đọc thêm: – Đất nước.
– Dọn về làng.
-Tiếng hát con tàu
Chủ đề 9 :Nghị luận văn học
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Chủ đề 10 :Luật thơ
Chủ đề 11 :Phát biểu
Phát biểu theo chủ đề
Phát biểu tự do
Chủ đề 12 : Thơ kháng chiến chống Mỹ 1965-1975
Sóng
Bác ơi
Chủ đề 13 : Biện pháp tu từ
Chủ đề 14 : Thao tác lập luận và phương thức biểu đạt
Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Chủ đề 15 : Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài
Đàn ghi-ta của Lorca.
Đọc thêm
-Đò Lèn
– Tự do.
Chủ đề 16 : Kí hiện đại Việt Nam
Người lái đò sông Đà
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích)
Đọc thêm: – Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới
Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ  1
 2/ Minh hoạ giáo án mẫu:

15 3 Chủ đề 14
Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài
40-41 44-45 Đàn ghi-ta của Lorca
 
16 35 46 Đọc thêm
-Đò Lèn
– Tự do.
 
 

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ

            a.Kiến thức
Sau bài học, người học hiểu được:
– Hình tượng cao cả, đẹp đẽ của nhà thơ-chiến sĩ Lor-ca .
– Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
– Cảm nhận được tình cảm tri ân sâu sắc pha nỗi xót xa ân hận muộn màng của nhà thơ đối với người bà đã khuất.
– Hiểu được những nét riêng của Nguyễn Duy trong cách nhìn về quá khứ, về tuổi thơ cũng như trong cách thể hiện những cảm nhận về người bà lam lũ tảo tần giàu yêu thương. (Đò Lèn)
– Khát vọng tự do của con người ( bài Tự do)
Kĩ năng
Sau bài học, người học có thể:
–  Đọc-  hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
– Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực
Thái độ:
Sau bài học, người học ý thức:
-Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng của người nghệ sĩ.
– Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình.
-Trân quí độc lập tự do của dân tộc.
                       
Hình thành năng lực:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài
– Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1975 và thơ nước ngoài
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ hiện đại Việt Nam
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1975 so với các giai đoạn trước đó; so sánh thơ siêu thực Việt Nam với thơ siêu thực nước ngoài.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
Phát triển phẩm chất:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của thơ hiện đại Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc
-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà thơ hiện đại đem lại
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ hiện đại Việt Nam .

B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

  1. Thời gian thực hiện

-Thực hiện trong 02 tuần: 15, 16
-Số tiết thực hiện trên lớp: 03
+  2 tiết: Đàn ghi-ta của Lorca
+ 1 tiết: Đọc thêm:-Đò Lèn- Tự do.

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Sưu tầm tranh, ảnh về Thanh Thảo, đàn ghi ta, đấu bò tót, băng bài hát: Tiếng đàn ghi-ta của Lor-ca (phổ thơ Thanh Thảo); ảnh về tác giả Nguyễn Duy, Eluya.
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập

  1. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức

 

 
Nhận biết
 
Thông hiểu
 
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của Văn học sau 1975; nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II. Ảnh hưởng của  hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến  sự phát triển của văn học. Phân loại được trào lưu sáng tác văn học – Vận dụng hiểu biết về  hoàn cảnh lịch sử xã hội ra  để lí giải nội dung ,nghệ thuật của tác phẩm văn học.
-Nêu được  chủ đề, những thành tựu  của thơ Việt nam sau 1975
– Kể tên tác phẩm thơ tiêu biểu ở trong nước và ngoài nước.
Những đóng góp nổi bật của thơ hiện đại Việt Nam sau 1975. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế. Lấy được những dẫn chứng để chứng minh. – So sánh thành tựu giai đoạn này với giai đoạn trước 1975
– So sánh trào lưu CN siêu thực giữa thơ Việt nam và thế giới.

 

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1975 bằng câu hỏi đọc hiểu sau ( Tích hợp kiến thức Ngữ văn 9)

  1. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
    “…Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dung qua đường…”
    1. Đoạn thơ được trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?
    2. Bài thơ ấy sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu chủ đề của bài thơ?

Gợi ý trả lời:

  1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy
  2. Bài thơ được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày Miền Nam giải phóng. Bài thơ được in trong tập thơ “Ánh trăng” được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984

Từ một câu chuyện riêng, tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.
 
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: trong chương trình Ngữ văn 9, các em đã học một số nhà thơ tiêu biểu trong văn học Việt Nam sau 1975 ( như bài Ánh trăng của Nguyễn Duy, bài thơ Sang thu-Hữu Thỉnh). Như vậy, văn học Việt Nam từ sau 1975 có gì nổi bật? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài, trong đó có bài cùng trào lưu sáng tác qua các bài thơ tiêu biểu như Đàn ghi-ta của Lorca ( Thanh Thảo); Đò Lèn ( Nguyễn Duy)- Tự do (P.Eluya)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 
TUẦN 15-TIẾT 44-45

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò  
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động 1: TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1975
(15 phút).
A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1975
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
– Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, bước vào thời kì xây dựng CNXH;
– Sau 1986 là thời kì đổi mới, kinh tế thị trường định hướng XHCN
– Văn học cũng phải đổi mới phù hợp với cuộc sống mới.
II. Những thành công nội dung và nghệ thuật thơ sau 1975
1/ Nội dung:
– Cảm hứng chính của thơ sau 1975 là cảm hứng thế sự, đời tư.
– Thơ sau 1975 khẳng định con người cá tính trong đó con người không tự thoả mãn, bằng lòng mà luôn tìm kiếm giá trị tinh thần, khai thác và trở lại qua khứ lịch sử, phong tục quê hương, bà mẹ với những cảm xúc chân thành, bùi ngùi của người đã một thời vì việc chung mà quên đi cái riêng
2/Nghệ thuật:
a/ Xuất hiện những bài thơ theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa như chủ nghĩa ấn tượng, tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực
b/ Thể thơ: bên cạnh thể truyền thống, đã nở rộ Trường ca
* Thao tác 1 :
GV: Yêu cầu HS xem lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX để trả lời các câu hỏi sau:
1.      1/Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của đất nước sau năm 1975?
 
2.      2/Những thành công nội dung và nghệ thuật thơ sau 1975?
 
3/ Kể tên các tác giả tiêu biểu của thơ Việt Nam sau năm 1975?
 
 
 
 
 
 
 
 
* HS trả lời cá nhân
 
 

 

CÁC TÁC PHẨM

 

ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (THANH THẢO)

 

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò  
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG (15 phút).
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
– Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
– Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
2- Tác phẩm:
– In trong tập “Khối vuông ru bích”- 1985, là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.
– Đàn ghi ta (Tây Ban Cầm) có 6 dây, một nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha.
– Lor-ca (1898 – 1936): nhà thơ thiên tài của TBN, người có khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật mãnh liệt, bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
 
? Nêu những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo?
 
? Nêu những đặc điểm thơ Thanh Thảo?
 
 
? Nêu xuất xứ của bài thơ và những hiểu biết về Lorca?
 
+ GV nhấn mạnh và giải thích câu thơ đề từ – lời của chính Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a Lor-ca: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. với những ý nghĩa khác nhau.
 
 
 
 
 
* HS trả lời cá nhân
Tác giả Thanh Thảo (1946):Hồ Thành Công (Quảng Ngãi)- một trong những nhà thơ nổi tiếng thời chống Mĩ với các tập trường ca và tập thơ có những khám phá đổi mới trong tư duy thơ và hình thức thể loại.
+ HS đọc kĩ và tự tóm tắt mục Tiểu dẫn trong SGK, tr.162 – 163.
Tập thơ Khối vuông ru bích (1985) với bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca.
+ HS đọc chú thích (1), (2), SGK tr.162 để hiểu về cây đàn ghi-ta; con người và sự nghiệp của nhà thơ – nhạc sĩ Tây Ban Nha.
 
 
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 45 PHÚT)
II- Đọc- hiểu văn bản:
1.  Hình tượng Lor-ca qua cảm nhận của nhà thơ
a. Người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật:
* Với những hình ảnh tượng trưng:
– Tiếng đàn bọt nước.
– Áo choàng đỏ gắt -> gợi không gian đậm chất văn hoá Tây Ban Nha.
+ Khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca >< nền chính trị độc tài TBN.
+ Khát vọng cách tân nghệ thuật >< nền nghệ thuật già nua TBN.
– Li-la li-la li-la.
– Vầng trăng chếnh choáng.
– Trên yên ngựa mỏi mòn.
-> Người nghệ sĩ – chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ độc tài.
-> Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu  chỉ bằng vài nét chấm phá -> ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b- Cái chết bất ngờ với Lor-ca:
– Lor-ca bị bắt và hành hình:
+ Áo choàng bê bết đỏ.
+ Lor-ca bị điệu về bãi bắn.
+ Chàng đi như người mộng du.
-> Lor-ca đến với cái chết một cách hiên ngang và bình thản.
– Hình ảnh tượng trưng diễn tả nỗi lòng của Lor-ca:
=> Hình ảnh Lor-ca với cái chết bất ngờ, oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
– Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:
+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh T gieo vào tiếng cuối.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh (ghi ta) vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh) thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan) thành hình ảnh động (ròng ròng máu chảy).
=> Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình yêu đối với cái đẹp của Lor-ca. Cái chết đã biến Lor-ca thành hình tượng bất tử, là lời tuyên chiến mạnh mẽ của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản
+ Chú ý giọng điệu phóng khoáng, khi cô đơn, khi đau đớn, khi tha thiết, câu thơ mô phỏng tiếng hát, tiếng đàn: li-la-li-la-li-la cần đọc nhanh, âm thanh ríu rít.
+ GV cùng HS đọc toàn văn bài thơ. Nhận xét cách đọc và kết quả đọc.
* Thao tác 2:  Tìm hiểu Hình tượng Lor-ca qua cảm nhận của nhà thơ
+ GV hỏi:
Hình ảnh Lor-ca nhà thơ – nhạc sĩ – nghê sĩ Tây Ban Nha hiên lên như thế nào trong tưởng tượng của Thanh Thảo?
Tiếng đàn ghi-ta li-la-li-la và được ví như bọt nước, hình ảnh áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn… gợi cho em những liên tưởng gì?
+ HS suy nghĩ, liên tưởng, trả lời.
 
 
 
 
 
 
+ GV hỏi:
-Cái chết của người anh hùng đấu tranh cho tự do trong cảm nhận và suy tư của nhà thơ Việt nửa thế kỉ sau được diễn tả như thế nào?
-Những hình ảnh nào được nhắc lại và phát triển thêm? Dụng ý nghê thuật của tác giả?
-Em hình dung những hình ảnh ẩn dụ tả tiếng đàn: tiếng đàn nâu, tiếng đàn xanh, tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan…như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+ HS đọc diễn cảm 6 câu đầu.
* HS trả lời cá nhân
-Hình ảnh so sánh ẩn dụ mới mẻ: tiếng đàn bọt nước thể hiên sự tinh tế mong manh của tiếng đàn mới mẻ, của ước vọng đổi mới nền âm nhạc Tây Ban Nha của nhà nghê sĩ thiên tài.
-Hình ảnh áo choàng đỏ gắt mang ý nghĩa khái quát biểu tượng một trong những đặc điểm văn hoá đặc trưng của đất nước này: những lễ hội, phong tục đấu bò tót trong những đấu trường đẫm máu với những dũng sĩ, đấu sĩ anh hùng khoác tấm choàng đỏ thắm để dụ và kích thích con bò.
-Câu thơ mô phỏng tiếng đàn ghi-ta vang lên như điệp khúc rộn ràng mà du dương. Trên cái nền âm thanh đặc biêt quyến rũ ấy là hình ảnh người nghê sĩ một mình một ngựa đi về những miền cô đơn. Trong cơn say chếnh choáng của khát vọng đổi mới, nhà thơ đã có những sáng tạo vượt thoát ra khỏi nền nghê thuật già nua đương thời.
* HS trả lời cá nhân
+ HS đọc 12 câu tiếp.
-Cái chết của nhạc sĩ thật đột ngột, đau đớn. Chàng bị nhà cầm quyền giết hại. Hình ảnh chiếc áo choàng bê bết đỏ gợi liên hệ đến những cuộc đấu bò đẫm máu mà đôi khi những đấu sĩ anh hùng cũng bị thương hoặc thiệt mạng dưới cặp sừng của con súc sinh.
-Hình ảnh Lor-ca đi ra bãi bắn như người mộng du trong tiếng ghi ta nâu, xanh, vỡ tan bọt nước, ròng ròng máu chảy là cách thể hiên mới mẻ, ấn tượng, chuyển đổi màu sắc – âm thanh trong cảm xúc và tưởng tượng của nhà thơ, gây ấn tượng mới và mạnh nơi người đọc.
+ Tiếng ghi ta nâu -> trầm tĩnh, nghĩ suy.
+ Tiếng ghi ta lá xanh -> thiết tha, hy vọng.
+ Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan -> bàng hoàng, tức tưởi.
+ Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy -> đau đớn, nghẹn ngào.
2- Tâm trạng của tác giả:
– Đồng cảm với nguyện vọng của Lor-ca (Qua lời di chúc của Lor-ca)
– Câu thơ:“không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:
-> Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang – Cái đẹp không thể huỷ diệt, sẽ sống truyền lan giản dị mà kiên cường.
– Trân trọng Lor-ca và đã hoàn thành tâm nguyện của ông: để Lor-ca thực sự được giải thoát:
+ Lor-ca bơi sang ngang.
+ ném lá bùa.
+  ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên
-> đều mang ý nghĩa tượng trưng  cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.
=> Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor- ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.
* Thao tác 3 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu Tâm trạng của tác giả:
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Tại sao Thanh Thảo lại viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn /tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?
 
 
 
Nhóm 2:  Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 3: Giải mã các h/ả “giọt nước mắt , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…”.
 
 
Nhóm 4:  Suy nghĩ về cách giải thoát và giã từ của Lor-ca? Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
 
 
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại góp ý bổ sung
 
* Nhóm 1
+ Nỗi xót thương cho cái chết của một thiên tài
+ Là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ của Lor-ca mà còn với nền văn chương TBN.
 
* Nhóm 2
-chính nhà thơ, trong câu thơ đề từ lại mong muốn hâu thế sẽ vượt qua mình.
-Chôn tôi với cây đàn không chỉ là vì không thể thiếu được, xa được cây đàn ngay cả khi đã chết mà còn hàm ý nghệ thuật của Lor-ca sẽ nhất định được phát triển và thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn, hiện đại hơn…
* Nhóm 3
giọt nước mắt: sự thương tiếc , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…: gợi số mệnh đã an bài.
* Nhóm 4
-Lor-ca cưỡi trên chiếc ghi-ta màu bạc, ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt, bơi qua dòng sông mênh mông – biên giới của 2 cõi – thanh thản, vĩnh bịêt những hệ luỵ trần gian, trong tiếng đàn ghi-ta vẫn văng vẳng li-la-li-la… gợi cho người đọc nỗi buồn và tình yêu, ngưỡng vọng thấm thía.
Họat động 3: Tổng kết:( 10 PHÚT)
III. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật: Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc sử dụng hình ảnh, biểu tượng – siêu thực có sức chứa lớn về nội dung; tạo ra màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ ; kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
2) Ý nghĩa văn bản:
       Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
* Thao tác 1 :
Yêu cầu hs tự tổng kết bài học về phương diện nội dung và nghệ thuật.
 
* HS trả lời cá nhân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
 
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
-Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là ở tính hiện đại của nó.Em có đồng ý với nhận xét này không? Thử chứng minh.
-Đọc kĩ và ghi nhớ nội dung mục Ghi nhớ tr.165.
– Chuẩn bị bài: Đọc thêm Đò Lèn

TUẦN 16-TIẾT 46- Đọc thêm

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động 1: ĐỌC THÊM BÀI ĐÒ LÈN( 20 PHÚT)
BÀI ĐÒ LÈN
I . Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác.
b. Bố cục: 2 phần.
– Phần 1. 5 khổ đầu- Kỉ niện về tuổi thơ bên bà ngoại.
– Phần 2. còn lại – nỗi đau khi bà qua đời và sự thức tỉnh của cháu.
 
II/ Đọc thêm :
1/ Kí ức tuổi thơ của tác giả.
=> Tất cả đều gắn với từng địa danh cụ thể, kỉ niệm ngọt ngào và hạnh phúc biết bao.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.  Kỉ niệm  về người bà &  sự hối hận chân thành, sâu sắc nhưng  muộn màng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu:
– Sử dụng thủ pháp đối lập :
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
– Sử dụng phép so sánh đối chiếu :
+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng
+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh
– Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.
4. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẽ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
HS dựa vào đoạn thơ, tìm chi tiết, hình ảnh.Qua đó, phát hiện ra những cung bậc  tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà.
 
– Đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính.
 
– Những nét chính về tác giả?
 
 
– Đặc điểm thơ Nguyễn Duy?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Chủ đề, bố cục?
 
 
 
 
 
– Đọc  văn bản.
– Chú ý đọc phần 1 với giọng vui tươi, hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên.
+ Phần 2 đọc với giọng xót xa, cay đắng và ân hận.
Gọi 2 hs đọc, gv nhận xét và đọc mẫu.
-Chia  nhóm thảo luận.
Nhóm 1 thảo luận phần 1.
– Kỉ niệm về tuổi thơ bên bà ntn?
– Nhận xét về tính cách nhân vật trữ tình?
– Ý nghĩa “ trong suốt, hư- thực”?
 
Nhóm 2 thảo luận về hình ảnh của bà ngoại?
– Liên hệ với hình ảnh bà trong những bài thơ mà em biết?
Vd: + Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm.
+ Bếp lửa- Bằng Việt.
– Nhận xét về từ thập thững?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Nhóm 3. Thảo luận về sự thức tỉnh khi đã trưởng thành của nhân vật trữ tình?
 
– Ý nghĩa khổ thơ cuối?
 
– Bài thơ này có ý nghĩa ntn?
 
 
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS trả lời cá nhân
– Nguyễn Duy Nhuệ (1948-), quê :Đông Vệ – Tp Thanh Hoá
– Từng trải qua tuổi thơ lam lũ, sớm mồ côi và thiếu tình mẹ nhưng bù lại cậu bé được sống trong tình yêu thương của bà ngoại.
– Nguyễn Duy nhập ngũ, tham gia kháng chiến, gắn bó với nhân dân, đất nước, những khó khăn gian khổ đã hun đúc lên trong ông sự cương trực, mạnh mẽ, trĩu nặng suy tư mà thắm thiết tình nghĩa.
– Thơ Nguyễn Duy bộc lộ rõ nét một thế giới nội tâm có bản sắc, một nhà thơ của vẻ đẹp đời thường. Ông nhạy cảm với những buồn, vui, nhọc nhằn của người dân, đặc biệt là người thân bởi ông ít có điều kiện đền đáp họ.
– Thơ ông mang hơi hướng ca dao, thâm trầm trong triết lí, hồn nhiên và hóm hỉnh, khoẻ khoắn của người lao động.
 
* HS trả lời cá nhân
– Viết tháng 9-1983, khi ông có dịp trở về quê, sống trong những kí ức buồn vui thời thơ ấu.
– Đò Lèn là địa danh, quê ngoại ông.
* Nhóm 1
Kí ức tuổi thơ của tác giả.
-Thời thơ ấu hiện lên sinh động, chân thực.Tác giả không che giấu sự hiếu động của mình qua những trò tinh nghịch của đứa trẻ vùng nông thôn nghèo. + Say mê với trò chơi con trẻ:
– Câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ trên vành tai tượng Phật, theo bà đi chợ níu váy bà sợ lạc, ăn trộm nhãn chùa Trần.
– Thích chơi đền cây Thị, chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng.
 
* Nhóm 2
-Hình ảnh Bà ngoại: Bà hiện về cùng khung cảnh thân thiết của quê hương.
+ Mò cua xúc tép, đi gánh chè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.
+ Khi Quán Cháo, khi Đồng Giao: những miền đất xa xôi, hẻo lánh, đòn gánh trên vai, bà tần tảo buôn bán ngược xuôi, nơi đâu cũng in dấu chân bà.
– “Thập thững”: là từ láy vừa tạo hình vừa biểu cảm diễn tả sự khó nhọc, bước đi xiêu vẹo, không tự chủ, đường gập ghềnh mà sức người đã kiệt, đêm đông gió rét.
 
* Nhóm 3
– Tác giả lẫn lộn giữa hai bờ hư- thực, bởi hư là tiên, phật, thánh, thần (thế giới cổ tích) , thực là sự vất vả, lam lũ, khổ cực của bà.
+ 2 từ “trong suốt” biểu hiện sự thơ ngây, trong trẻo của trẻ thơ.Yêu bà nhưng không thương bà, vô tâm trước vất vả của bà bởi thơ ngây, hồn nhiên.
– Chiến tranh, nhà bà bay mất, quê hương bị tàn phá:      Đền Sòng bay, bay tuốt cảhôi.
Nuối tiếc đến xót xa, cay đắng.
– Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận, ngậm ngùi , xót đau muộn màng :
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”
– Khổ thơ cuối đánh dấu bước trưởng thành của người cháu. ý thức cá nhân bộc lộ chân thành, tha thiết vừa là sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối cá nhân với cội nguồn của mình.
– Khổ thơ là bài học thấm thía: đừng tự ru mình trong những ảo ảnh ngọt ngào, sống giữa cuộc đời hãy tỉnh táo, không thể thơ ngây.
Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

Đò Lèn-Tự do

Đọc thêm: “Tự do” ( P. Ê-LUY-A)
Họat động 2: ĐỌC THÊM TỰ DO ( 20 PHÚT)
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả:
– Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp.
– Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
– Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại
2. Bài thơ “Tự do“:
– Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào mùa hè 1941, lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược.
– Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Thơ ca và chân lý, 1942” (1942).
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
1. Dựa vào TD, em hãy tóm lược những nét cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm ?
 
2. Nhận xét phần trả lời của hs, nhấn mạnh nội dung chính.
 
3. Lưu ý hs: nguyên tác bài thơ có 21 khổ thơ (không kể dòng cuối cùng: Tự Do), không vần, không dấu chấm câu- trừ dòng cuối cùng. Bản dịch có 12 khổ thơ.
 
HS (đã đọc TD ở nhà) phát biểu.
– Nêu được các nét lớn về tác giả.
– Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ.
II. Hướng dẫn đọc hiểu .
Em = TỰ DO (nhân hóa)
 
Tứ thơ bao trùm: Khát vọng tự do.
 
1. Nội dung.
a, 11 khổ đầu: Tôi viết tên em- Tự Do.
 
– Từ “trên” thể hiện cả không gian và thời gian:
+ Chỉ địa điểm – không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
+ Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào)
– Tôi viết tên em lên mọi không gian bao la, lên mọi thời gian; Viết tên em lên những vật cụ thể hữu hình và cả những cái vô hình.
® Hình ảnh được liên tưởng ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b, Khổ cuối: Tôi gọi tên em – Tự Do.
– Tự do- sức mạnh nhiệm màu.
– Tự do- tái sinh những cuộc đời
® Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
 
* Thao tác 2 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
1. Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết, bồi hồi; nhấn giọng ở câu kết mỗi khổ thơ và từ TỰ DO.
2. Gọi 1 hs đọc bài thơ.
1. Em hãy nêu ngắn gọn ấn tượng chung nhất của mình sau khi đọc bài thơ ?
(Về hình thức, về nhân vật em, về tứ thơ ?)
* Diễn giảng thêm: Bài thơ trữ tình chính trị, khắc họa không khí thời đại – mang đậm PC của tác giả.
 
2. Dựa vào đặc điểm hình thức và nội dung bài thơ, em hãy chia đoạn và gọi tên các đoạn thơ ?
 
3. Gọi đại diện nhóm 1 trình thuyết trình theo phân công.
 
4. Nhận xét. Gợi ý hs phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các nội dung chính.
 
DG: Hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống nhưng vẫn rất sâu xa.
(Có thể lưu ý về tính siêu thực của bài thơ: ngẫu hứng, phi logic, phá vỡ sự ngăn cách khách thể và chủ thể,  chú trọng hình ảnh thị giác …)
– Lưu ý hs: chọn 1,2 khổ thơ tiêu biểu để phân tích (VD khổ 4,5).
4. HD tìm hiểu khổ thơ cuối.
– Tự Do có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả và mọi người ?
5.Yêu cầu hs tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.
HS trả lời được:
– Hình thức: điệp
– Tự Do được nhân hóa thành em.
– Dựa vào HCRĐ rút ra tứ thơ.
HS chia bài thơ làm 2 đoạn, dùng điệp khúc để gọi tên.
 
 
Nhóm 1 trình bày (C2,3 sgk): (2-3 phút)
– Nổi bật hình thức lặp kết cấu, điệp từ trên… trên theo kiểu “xoáy tròn”; câu thứ tư mỗi khổ như một điệp khúc.
– “Tôi viết tên em” lên mọi không gian, thời gian
(Hữu hình: Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan).
(Vô hình: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…)
 
Hs trả lời được các nét nghĩa của đoạn thơ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS dựa vào phần phân tích trên trả lời.
2. Nghệ thuật:
– Trùng điệp thủ pháp liệt kê, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc … qua các khổ thơ.
– Hiệu quả: Nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ.
III. Kết luận.
– Chủ đề: Khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng.
– Không thể sống trong nô lệ, Tự Do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại.Vì thế, bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
* Thao tác 3 :
Hướng dẫn HS tổng kết nghệ thuật-ý nghĩa văn bản
.
 
(Giải thích gọn về tính đa chủ thể của bài thơ)
 
2. Diễn giảng thêm: tác động rộng lớn của bài thơ khi nó ra đời và khát vọng tự do vĩnh cửu của con người, của các dân tộc.
 
Nhóm 2 trình bày (C4 sgk). Từ đó khái quát chủ đề bài thơ.(1-2 phút)
 
 
 
 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
 
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
– Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học.
– Chuẩn bị bài: Chủ đề 15-Kí hiện đại Việt Nam

 

  • HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  1. Trình bày hiểu biết của anh/ chị về chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng?
  2. So sánh sự khác nhau biểu hiện chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng qua 2 bài thơ của Thanh Thảo và P.Eluya.
  • HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1/Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
 
những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như ngươời mộng du

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

  1. Nêu ý chính của đoạn thơ ?
  2. Nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy “đơn độc ”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn ” trong đoạn thơ?
  3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc :“tiếng ghi-ta ” trong đoạn thơ.

 
Trả lời:

  1. Ý chính của đoạn thơ :

– Hình ảnh của Lorca, chàng nghệ  sĩ, người chiến sĩ cách mạng có lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh.
– Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại

  1. Hiệu quả nghệ thuật các từ láy “đơn độc ”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn ” trong đoạn thơ : Lor-ca hiện ra như một ca sĩ dân gian cô đơn , một kị sĩ lãng du phóng khoáng yêu tự do nhưng thầm lặng, Anh là người tiên phong trong cuộc đấu tranh cách tân nghệ thuật và khát vọng tự do.
  2. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc :“tiếng ghi-ta ” trong đoạn thơ:

Thanh Thảo đã lặp lại 4 lần cụm từ tiếng ghi ta thể hiện cảm xúc mãnh liệt và cảm nhận đa chiều của tác giả về cái chết của Lor-ca. Thủ pháp chuyển đổi cảm giác góp phần tạo nên những cảm nhận rất mới, phù hợp với những nỗ lực và khát vọng cách tân của người nghệ sĩ Lor-ca.
 
Bài tập viết đoạn văn: Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật hình ảnh trong 2 câu thơ: giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh nơi đáy giếng.
Trả lời :
Hiệu quả nghệ thuật hình ảnh trong 2 câu thơ: giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh nơi đáy giếng  : Nước mắt biểu tượng cho tình thương, cho sự tri âm. Vầng trăng biểu tượng cho nghệ thuật (của Lorca). Hai câu thơ khẳng định quân thù dù quẳng xác Lorca xuống giếng để phi tang nhưng tình yêu và cái đẹp trong thơ Lorca đã kết thành thứ ánh sáng kì ảo vĩnh hằng trong tâm hồn các thế hệ sau. Không chỉ bất tử, tiếng đàn của chàng ca sĩ hát rong còn mang vẻ đẹp của giọt nước mắt vầng trăng. Một hình ảnh mang nhiều liên tưởng gợi nhiều thi vị. Đó chính là vẻ đẹp của nghệ thuật được kết tinh từ những giọt mồ hôi, từ máu và nước mắt của sự lao động nghệ thuật chân chính qua bao thời gian công sức đã nhào nặn thành viên ngọc lấp lánh mang hình hài của giọt nước mắt vầng trăng tinh khiết. Đó cũng chính là vẻ đẹp của cuộc đời Lorca đã hóa thân thành viên ngọc quý lung linh tỏa sáng giữa đời.
 
3/Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Trả lời:
Đoạn văn đảm bảo các nội dung:
-Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại không còn.
-Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến.
– Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng.
 

HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

 1/Đọc đoạn thơ trong bài “Tự do” SGK ngữ văn 12  và trả lời các câu hỏi: 
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em
 
…Trên sức khỏe được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em
 
Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO
( Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120)
Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên  thuộc  thể thơ nào?
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên .
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên .
Câu 4. Anh/chị hãy  giải thích  ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ  TỰ DO  ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa?.
 
Đáp án :
Câu 1. Đoạn thơ trên  thuộc  thể thơ tự do
Câu 2. Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em);  lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên em…) hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)…
Câu 3.  Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả
Câu 4.  Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích:
-Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO
– Nhấn mạnh đề tài của bài thơ,  giải thích  tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ,  … của tác giả dành trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông  mong mỏi, mơ ước mọi lúc, mọi nơi
2/Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
 Lập dàn ý :
I/ Mở bài : Giới thiệu Thanh Thảo dẫn vào bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca”. Nêu vấn đề : Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu là đoạn thơ sau : ( chép đoạn thơ vào)
II/ Thân bài :
1/ Khái quát về bài thơ, đoạn thơ :
            – Giới thiệu vài nét về Lor-ca…
-Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung, bố cục vị trí đoạn thơ ở đề bài.
2/ Phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ :
a/ Bốn câu thơ đầu là suy ngẫm của nhà thơ Thanh Thảo về cuộc đời và sự nghiệp của Lor-ca. Trích thơ, phân tích các ý:
– “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” là lời di chúc của Lor-ca
– “Không ai chôn cất tiếng đàn….mọc hoang” là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở của Lor-ca và nghệ thuật Tây Ban Nha
– “Giọt nước mắt….đáy giếng”là cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca
    b/ Những câu thơ còn lại tiếp tục là những suy tư của nhà thơ Thanh Thảo về cái chết, cuộc giã từ của Lor-ca. Trích thơ, phân tích các ý:
– Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác với hình ảnh: “Lor-ca bơi sang ngang – trên chiếc ghi ta màu bạc”.
– Các hành động ném lá bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự vời những ràng buộc và hệ luỵ trần gian…
   c/ Nghệ thuật :
Bút pháp vừa tả thực, vừa tượng trưng
– Chuỗi âm “li-la li-la li-la” kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh, sau khi phần chính của bản nhạc đã được diễn tấu xong, hoặc khi ca khúc đã dừng lời.
III/ Kết bài : Kết luận chung về hình tượng Lor-ca, cảm nghĩ về bài thơ,
 (Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
  2. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
  3. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *