Giáo án Ngữ văn 12 theo chủ đề : Văn xuôi Việt Nam thời chống Mỹ

Bài học theo nghĩa rộng (Chuyên đề/Chủ đề)
 
CHUYÊN ĐỀ/CHỦ ĐỀ:
VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ
(3 tiết)
 

  1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi thời chống Mĩ, kĩ năng làm tập làm văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

  1. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
  2. Nội dung CT các môn được tích hợp trong chủ đề

Gồm 2 bài:
Bài:  Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành (2 tiết)
Bài:  Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi (2 tiết)

  1. Phương án dạy học chủ đề

– Thời điểm thực hiện (Học kì 2 –lớp 12)
– Số tiết thực hiện  (3 tiết)
– Đối tượng dạy học (lớp 12)

  1. Ý nghĩa xây dựng chủ đề

– Nhận diện được bối cảnh xã hội ra đời hai tác phẩm
– Nhận diện được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
– Nhận ra sự khác nhau cơ bản trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật, biểu hiện tính sử thi… qua hai tác phẩm.
– Vận dụng để giải quyết các dạng đề làm văn có liên quan

  1. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, gợi mở,…
  2. Chuẩn bị của GV & HS

– GV: Các phim ảnh tư liệu về tác giả, hoàn cảnh lịch sử, các hình ảnh có liên quan để minh họa; các phiếu học tập, phần mềm hỗ trợ Prizi, Kahoot, Socrative…
– HS: đọc kĩ đoạn trích; soạn bài theo tập bài soạn, sưu tầm hình ảnh có liên quan.
III. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức:

–  Nắm được tư tưởng mà các tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong hai tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù; nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó được ra đời và trong thời đại ngày nay.
– Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
– Hiểu được đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

  1. Kĩ năng:

– Hoàn thiện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại.
– Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn văn xuôi.

  1. Thái độ:

– Biết trân trọng, yêu thương, cảm phục và học tập những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem xương máu để giữ gìn, bảo vệ đất nước như người anh hùng T’nú, Chiến, Việt..
– Hình thành lòng yêu quê hương đất nước

  1. Các năng lực chính hướng tới

– Năng lực sáng tạo trình bày suy nghĩ, cảm nhận về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn xuôi.
– Năng lực giao tiếp giữa GV với HS, HS với HS.
– Năng lực hợp tác trong lúc làm việc việc nhóm của HS.
– Năng lực nhận diện và giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài tập làm văn.

  1. Sản phẩm cuối cùng

– Bài học về hai đoạn trích văn xuôi
– Các dàn bài tập làm văn và các đoạn văn triển khai các luận điểm
 
 

  1. XÁC ĐỊNH & MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
và vận dụng cao
Nêu được các thông tin về tác giả, tác phẩm (HĐ hình thành kiến thức về tác giả) Hiểu đặc điểm thể loại truyện ngắn. Tóm tắt được các các văn bản.
Tóm tắt sáng tạo các văn bản.
Liệt kê các nhân vật trong truyện.
 
Chia nhân vật theo nhóm hoặc nêu được hình tượng nhân vật chính.
 
Tóm tắt truyện theo nhân vật chính hoặc theo kết cấu văn bản.
Phân tích, đánh giá đặc điểm nhân vật theo đặc trưng thể loại
Liệt kê được những chi tiết, sự việc tiêu biểu liên quan đến từng nhân vật của mỗi tác phẩm Lý giải thái độ của các nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật.
 
Lí  giải được ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
Liệt kê được những chi tiết nghệ thuật liên quan đến giá trị nội dung của truyện. Lí giải thái độ, quan điểm của nhà văn trong mỗi truyện ngắn
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của mỗi truyện ngắn
Thấy được hiện thực chiến tranh được khắc hoạ qua hình tượng nghệ thuật  trong mỗi  truyện ngắn
Thấy được vẻ đẹp tương đồng và khác biệt giữa 2 truyện ngắn
Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản  mới cùng thể loại, cùng thời kì
Phân biệt truyện ngắn thời kì chống Mỹ và truyện ngắn các giai đoạn khác

 

  1. BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, em hãy trình bày những nét chính về 2 tác giả nêu trên?    
Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và vị trí của mỗi tác phẩm? Xét ở phương diện hoàn cảnh ra đời và vị trí, hai tác phẩm này có điểm gì chung?
Em hiểu thế nào về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng?
 
Dựa vào bài khái quát văn học 1945-1975, hãy cho biết thế nào là khuynh hướng sử thi trong văn học? Khuynh hướng đó thể hiện trên những phương diện nào?
 
Vậy chất sử thi thể hiện trên những phương diện nào trong 2 tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong  một gia đình?  

 

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Nội dung 1: Những vấn đề chung về hai tác phẩm (1 tiết)

TG HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
5p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
10p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5p
10p
 
 
 
 
 
 
5p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HĐ 1. Khởi động
– Cho Hs xem đoạn phim ngắn về cuộc kháng chiến chống Mĩ sau phong trào Đồng khởi
– Cho học sinh trình bày suy nghĩ về đoạn phim trên.
– GV chuyển vào bài mới.
 
 HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hướng dẫn hs tìm hiểu về hai tác giả.
Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, em hãy trình bày những nét chính về 2 tác giả nêu trên?
 
GV định hướng
 
 
 
 
 
 
 
Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và vị trí của mỗi tác phẩm?
 
 
 
Xét ở phương diện hoàn cảnh ra đời và vị trí, hai tác phẩm này có điểm gì chung?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tuy cùng viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi tác phẩm có một cách kết cấu riêng, viết về một vùng đất riêng. Hãy tóm tắt nội dung của từng tác phẩm?
 
 
 
 
 
 
 
HĐ 3: Luyện tập
1. Dựa vào phần hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm, hãy lí giải vì sao có thể xem Rừng xà nubài hịch thời chống Mĩ
HS làm bài tập nhanh, (học sinh làm việc theo nhóm)
GV cho hs trình bày, hs khác nhận xét và đánh giá
GV đánh giá
2. Hãy giải thích nhan đề của hai tác phẩm
HS làm bài tập nhanh, (học sinh làm việc cá nhân)
GV cho hs trình bày, hs khác nhận xét và đánh giá
GV đánh giá
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn  Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
Nguyễn Thi (1928-1958) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Nỹ-cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
 
 
 
 
2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
a. Bối cảnh xã hội
Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào thời kì ác liệt nhất
b. Hoàn cảnh cụ thể
Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác năm 1966
Truyện ngắn Rừng xà nu  được viết năm 1965; đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội giải phóng Trung Trung bộ(Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
 
 
 
3. Đề tài
Viết về cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước
– Đề tài quen thuộc
– Mỗi tác phẩm có những độc đáo riêng
 
4. Tóm tắt tác phẩm
 
a. Rừng xà nu
Bằng kiểu kết cấu truyện lồng truyện và đầu cuối tương ứng, truyện ngắn bắt đầu vào một buổi chiều….
b. Những đứa con trong gia đình
Bằng lối trần thuật độc đáo, Nguyễn Thi đã xây dựng toàn bộ câu chuyện dựa vào tình huống nhân vật Việt bị thương nặng, nằm ở  chiến trường và hồi tưởng về quá khứ..

 
 
Nội dung 2: Những đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm (đặt trong sự so sánh, đối chiếu) (2 tiết)

TG HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
5p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5p
 
 
 
 
 
 
 
10p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5p
 
 
 
 
 
10p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5p
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HĐ 1. Khởi động
– Dùng phần mềm kahoot để kiểm tra kiến thức cũ của HS
– GV chuyển vào phần mới.(Cụ thể)
 
 HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hướng dẫn hs tìm hiểu về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu
– Thảo luận nhóm: Phần đầu truyện ngắn rừng xà nu được miêu tả qua đặc điểm nào? Phân tích ý nghĩa biểu tượng của những đặc điểm đó?
 
 
 
 
 
 
 
 
Hãy khái quát những đặc điểm chung của các nhân vật trong hai tác phẩm?
 
 
 
 
 
 
 
 
– Mỗi nhân vật lại có những nét riêng của mình.
HS tìm và chỉ ra đặc điểm riêng về cuộc đời, tính cách của nhân vật Tnú? (Giao nhiệm vụ cho người học)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hãy chỉ ra đặc điểm riêng về cuộc đời, tính cách của nhân vật Việt và Chiến?
 
 
 
 
 
 
HS làm việc nhóm
Tìm ra những đặc sắc về nghệ thuật của mỗi tác phẩm?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS làm việc cá nhân:
-Nêu ý nghĩa của mỗi tác phẩm?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 3: Luyện tập
– Phân tích các nhân vật: cụ Mết; Dít; Heng.
 
 
 
 
 
 
 
1. Hình tượng cây xà nu:
+ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu…là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
 
2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật
a. Nét chung
– Căm thù giặc sâu sắc
– Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.
– Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung son sắt với quê hương và Cách mạng.
– Biểu hiện rõ nét cho nét đẹp chủ nghĩa anh hùng
b. Nét riêng:
b1. Nét riêng về nhân vật:
* Hình tượng nhân vật Tnú:
+ Mưu trí;
+ Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;
+ Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù
+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của Tnú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
 
* Cụ Mết:
– Hình dáng bên ngoài tựa như một nhân vật huyền thoại, Quắc thước, râu dài tới ngực và đen bóng, mắt sáng, xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn.
– Lời nói chắc nịch, dứt khoát, giọng ồ ồ dội vang lồng ngực. Là đại diện của quần chúng, gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc.
– Hành động: Cụ mết đã đứng dậy, lưỡi mác dài trong tay… Thằng Dục nằm dưới lưỡi
* Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên, có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc
– Chiến:  Là một cô gái mới lớn, biết lo toan, tháo vát. Khao khát tòng quân, giết giặc để trả thù
b2. Nghệ thuật:
 
* Rừng xà nu
– Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
– Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết; T nú, Dít…)
– Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
– Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,…
*Những đứa con trong gia đình
– Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
– Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ.
– Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh…
b3.Ý nghĩa văn bản:
*Rừng xà nu:
+Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc;
+ Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
*Những đứa con trong gia đình:
Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ – cứu nước
 
 
 

 
Hoạt động 4:  Vận dụng (HS làm ở nhà, trình bày kết quả ở tiết sau)
– So sánh hai nhân vật Chiến và Việt
– So sánh hai nhân vật Tnú và Việt
– Biểu hiện tính sử thi qua hai tác phẩm
– So sánh đoạn văn đêm đồng khởi của làng Xô man và đoạn đối thoại của hai chị em Chiến và Việt trước lúc nhập ngũ
Hoạt động 5:  Tìm tòi mở rộng (HS làm ở nhà)
– Tìm đọc trọn vẹn 2 tác phẩm
– Tìm thêm những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước để so sánh làm rõ biểu hiện vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng
* Dặn dò, chuẩn bị bài mới (GV dặn dò cho bài học kế tiếp theo PPCT)
 
VII. THIẾT BỊ DẠY HỌC & TÀI LIỆU BỔ TRỢ

  1. Thiết bị dạy học: Máy tính, Tivi
  2. Tài liệu bổ trợ: Tranh ảnh, phim tư liệu
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *