Giáo án ôn thi Ngữ văn 2019: Kĩ năng làm câu 5 điểm theo cấu trúc của Bộ

Ngày soạn: Ngày 12/05/2019
Tiết 1,2 (THPT NguyenHue)
KĨ NĂNG LÀM ĐỀ CÂU 5 ĐIỂM THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ
 (PHẠM VI TRUYỆN)
 Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
– Hiểu được cấu trúc của đề, các nội dung sẽ ra trong tác phẩm truyện, những câu hỏi có thể xây dựng dựa vào ngữ liệu mà người ra đề  yêu cầu.
– Nắm được kiến thức trọng tâm của các tác phẩm, đặc trưng truyện; mỗi giai đoạn vh và trào lưu, tác giả để so sánh, đánh giá.
Kĩ năng: Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự, biết nhận diện và xử lý yêu cầu đề ra.
Thái độ: Yêu môn văn, hứng thú với kiểu ra đề mới của Bộ và tự tin khi làm bài.
Phương tiện thực hiện:
– SGK, SGV, …
– Tài liệu, Công cụ: tranh ảnh minh họa, sưu tầm các đề thi.
III. Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu), trao đổi thảo luận, diễn giảng…
IV.Tiến trình bài dạy:
Hoạt động khởi động: yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc đề minh họa của Bộ
 
Hoạt động hình thành kiến thức mới :
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.” (Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Khi làm bài, bản thân thường đặt ra những yêu cầu nào?
+ Xác định yêu cầu của đề
+ Dàn ý
Gv chia học sinh ra thành các nhóm để thảo luận
Hoạt động 1
Theo các em, quá trình nhận thức để giải quyết câu nghị luận 5 điểm gồm những bước nào?
Các nhóm thảo luận
 
Hs trả lời, gv chốt ý
 
 
 
Nhận xét của em về cấu trúc của đề ấy? (Những thuận lợi và khó khăn và yêu cầu đặt ra)
 
Gv chốt:
Các em hãy cho biết với dạng tác phẩm truyện các dạng đề có thể ra.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 2. Lập ý.Với kiểu đề dạng ấy, nên lập ý như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 3. Lập dàn ý
Các em nêu yêu cầu của mỗi phần
Em hãy rút ra những kĩ năng khi lập dàn ý?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 4. Thực hành hình thành kĩ năng
1.Nhận diện đề, ra đề
2. Lập ý
Cảm nhận về nhân vật Mị qua hai lần miêu tả sau: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.”
và “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”
Phân tích Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
 
Mở bài:
Thân bài:
+ Lần miêu tả thứ nhất
– Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng: đêm tình mùa xuân
– Phân tích tâm trạng: Ý thức  về cái chết xuất hiện ở Mị. Mị thấm thía cs bế tắc hiện tại của bản thân. Thấy được sự hồi sinh và sức sống của nhân vật.
– Ý nghĩa: Số phận và vẻ đẹp của Mị. Cái nhìn hiện thực và tư tưởng nhân đạo.
+ Lần miêu tả thứ 2
– Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng (giọt nước mắt A Phủ)
– Phân tích tâm trạng:  ý nghĩ về cái chết xuất hiện sau khi nhìn thấy giọt nước mắt A Phủ. Điệp từ chết xuất hiện nhiều lần thể hiện sự lo lắng, và ám ảnh của nv về cái chết sẽ đến với AP. Cảm xúc phẫn nộ trước tội ác của gc thống trị.
– Ý nghĩa: Số phận bi thảm của A Phủ và những người phụ nữ khốn khổ trong gia đình thống lý Pá Tra. Vẻ đẹp của Mị: lòng thương người xuất hiện và đã lớn hơn bản thân, tinh thần phản kháng và ý  thức về gc xuất hiện
+ Nhận xét:  Đều thể hiện số phận của người lao động và sức sống nội tâm, vẻ đẹp, sức sống, sự giàu có trong tâm hồn của Mị. Tâm lý và hành động được dẫn dắt bởi ngoại cảnh. Cái nhìn hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
* Sự thay đổi của Mị: Nếu lần 1 thể hiện ý thức về thân phận và quyền sống của bản thân. Còn lần 2, ý thức của Mị lại dành cho A Phủ và những người cùng cảnh ngộ. Lần 1, sức sống trỗi dậy và kích thích Mị nổi loạn sau đó nhưng bế tắc. Còn lần 2, quyết định đến hành động giải thoát sau đó
* Bình luận: Nguyên nhân do hoàn cảnh, sự phong phú trong đời sống nội tâm nv. Do quy luật có áp bức có đấu tranh, sự chi phối của vật sử thi.
Nêu nghệ thuật: Miêu tả nội tâm tâm lý, xây dựng chi tiết nghệ thuật.
Kết bài:
 
 
 
 
 
 
 
Các đề vận dụng của GV.
 
 
 
 
 
 
I. Kiến thức lý thuyết làm văn
1. Nhận thức đề
– Dạng đề cảm nhận 2 chi tiết, hai đoạn văn, hai hình ảnh, nhân vật trong một tác phẩm.
a.Yêu cầu của đề
+ Cảm nhận nhân vật, chi tiết trong 2 lần miêu tả
+ Nhận xét: sự thay đổi, vẻ đẹp ; bình luận nội dung nhân đạo; tác giả muốn gửi gắm điều gì? so sánh nhân vật…chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, nghệ thuật
Nhận xét:
+ Nhân vật chỉ được cảm nhận giới hạn trong hai lần miêu tả ấy
+ Khó viết được dài, vì thông tin không nhiều
+ Sức khái quát vấn đề đủ lớn, thường làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm (học chắc, nắm được vấn đề cốt lõi).
+ Vế 2 câu hỏi thường phong phú
+ Hai đoạn văn ấy thường đặt trong tương quan đối lập
Lưu ý. Các dạng đề có thể ra trong tác phẩm truyện:
Chi tiết
Hai đoạn văn
Hai lần miêu tả
Hai nhân vật trong hai tác phẩm.
 
Câu hỏi vận dụng:  Nhận xét, bình luận, hãy rút ra…
+Sự thay đổi, thân phận, vẻ đẹp; tư tưởng, thông điệp; nghệ thuật…
Học sinh cho ví dụ: Trong truyện Vợ chồng A Phủ
b. Lập ý
+ Xác định các ý chính, chính là các luận điểm cơ bản của bài viết
* Cảm nhận nhân vật qua chi tiết, đoạn văn:
(Thân phận, cuộc đời, hiện thực…; vẻ đẹp nhân vật; tư tưởng, thông điệp nhà văn)
* Nhận xét, bình luận trên cơ sở phân tích ấy
– Xác định các phương diện ở trên: thân phận, vẻ đẹp, hiện thực, tư tưởng, thông điệp để nhận xét
– Đặt trong sự vận động, phát triển,thay đổi; bổ sung hay đối lập
– Cần có tư duy khái quát
– Đánh giá nội dung và nghệ thuật
– Mở rộng: Lý giải nguyên nhân, ý nghĩa sự miêu tả ấy; nhân vật còn hấp dẫn ở các chi tiết khác, phương diện khác.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
– Giới thiệu: tác giả, tác phẩm, khẳng định thành công tác phẩm thể hiện trên nhiều phương diện trong đó…..Cảm nhận nhân  vật qua hai lần miêu tả sau ta sẽ…..
b. Thân bài
+ Nêu ví trí nhân vật, ý nghĩa nhân vật
Lđ 1. Làm rõ đt thứ nhất
+ Ví trí đoạn văn lần miêu tả thứ nhất, hoàn cảnh dẫn đến
+ Tái hiện lại chi tiết
+ Cảm nhân chi tiết và ý nghĩa: thân phận, hiện thực,vẻ đẹp, tư tưởng, nghệ thuật miêu tả.
Lđ 2. Làm rõ đt qua lần miêu tả thứ 2
+ Câu văn chuyển đoạn. Khép lại chi tiết thứ nhất, lần theo trang văn….ta sẽ cảm nhận nhân vật ở chi tiết thứ 2. (Hoặc ..Viết về nhân vật nhà văn đâu dừng lại ở…..bằng tình yêu, trai tim và sự tin tưởng nhà văn….
+ Hoàn cảnh, vị trí chi tiết
+  Cảm nhận chi tiết
+Ý nghĩa chi tiết, lần miêu tả
Luận điểm 3.
– Câu văn chuyển đoạn: Xâu chuỗi, kết nối hai chi tiết, hai lần miêu tả ta thấy (Như vậy, qua hai lần… ta thấy)
+ Nhận xét các phương diện, yêu cầu theo tiêu chí (thân phận, vẻ đẹp, tư tưởng, quan điểm nhân sinh)
+ Lý giải nguyên nhân (theo đề tài, cá tính, hoàn cảnh, giai đoạn sáng tác), ý nghĩa.
+ Đánh giá nội dung và nghệ thuật
+Cảm nghĩ bản thân
3. Kết bài
+ Khái quát lại giá trị nội dung, tư tưởng; nghệ thuật
+ ý nghĩa nhân vật, khẳng định ví trí nhà văn.
+ Thành công tác phẩm, nhân vật còn thể hiện ở khía cạnh khác.
 
II. Thực hành
1. Ra đề cho các tác phẩm
2. Xác định ý
3. Các nhóm góp ý
4. Bài học cho bản thân.
 
 
SẢN PHẨM NHÓM 2 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA  NĂM 2019
Môn thi: Ngữ văn
Th      Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
        Chúa đã cho bạn những gì bạn cần để bắt đầu tạo nên tương lai tốt đẹp của mình. Tuy vậy, phần lớn mọi người thường nói những câu như:“Giá mà tôi có cái này, giá mà tôi khác đi, giá mà tôi xinh đẹp hơn, giá mà tôi có nhiều tiền hơn… thì tôi sẽ có khả năng làm được điều mà Chúa mong muốn tôi thực hiện.” Và hầu hết thời gian chúng ta đều phớt lờ những cơ hội mà Chúa đặt trong tầm tay mình. Ta thường đánh giá quá cao tầm quan trọng của những gì mà mình không có. Chúa không bao giờ đòi hỏi bạn bất cứ thứ gì mà bạn không thể đem đến cho Ngài. Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu với những thứ mà Chúa đã ban sẵn cho bạn. John Wooden(1) đã từng nói:
         “Đừng bao giờ để những gì bạn không thể làm ngăn bạn làm những gì bạn có thể làm.” Sự nhàn rỗi và lười biếng lâu ngày sẽ làm tê liệt khả năng sáng tạo của bạn. Đầu óc không vững vàng, lúc thích cái này, lúc thích cái kia thì chẳng thể làm được gì nên hồn cả. Đừng chờ đợi những điều kiện lý tưởng để hành động đúng đắn, hãy sử dụng những điều kiện bình thường. Chúng ta không cần thêm sức mạnh, khả năng hay những cơ hội to lớn hơn. Điều mà chúng ta thực sự cần là sử dụng những gì chúng ta có tại nơi mà chúng ta đang ở. Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi. Cơ hội tuyệt vời thực sự nằm ở chính nơi bạn đang đứng.
Trích từ sách John MaSon- Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao, NXB Lao động, Hà Nội, 2017)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự nhàn rỗi và lười biếng được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, phần lớn mọi người nói những câu gì về bản thân?
Câu 3. Theo anh/chị thế nào là chờ đợi nhữngđiều kiện lý tưởngsử dụng nhữngđiều kiện bình thường?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi” không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần  Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những gì cần phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp cho bản thân.
Câu 2 (5 điểm):
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, khi miêu tả không gian sống của Mị trong nhà thống lí  Pá Tra, Tô Hoài viết “Ở căn buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.Mị nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.Và trong đêm mùa đông, sau khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị nói “A Phủ, cho tôi đi …Ở đây thì chết mất”.
( Tô Hoài-Vợ chồng A Phủ, Ngữ Văn 12, tập 2, tr.6 và tr.14)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai chi tiết trên, từ đó làm nổi bật tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Tô Hoài.
————-Hết————-
 
 
MA TRẬN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
 

            Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: văn bản nhật dụng.
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích văn xuôi.
+ Độ dài khoảng 10 – 15 dòng
– Chỉ ra tác hại của vấn đề được nêu trong đoạn trích.
– Chỉra thông tin nổi bật trong đoạn trích.
 
– Giải thích một ý kiến trong đoạn trích.
 
– Bày tỏ suy nghĩ về quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
Tổng Số câu 2 1 1 4
Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội
– Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản Đọc hiểu ở phần I.
Viết 01 đoạn văn
  Câu 2: Nghị luận văn học: Nghị luận về hình tượng nhân vât qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn xuôi. Từ đó làm nổi bật một khía cạnh nội dung tư tưởng của tác phẩm. Viết 01 bài văn
Tổng Số câu 1 1 2
Số điểm 2,0 5,0 7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

 
HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHUNG :
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh việc đếm ý cho điểm.
Khuyến khích những bài viết thể hiện được sự sáng tạo, có chất văn. Bài viết có thể không giống với đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
Những bài làm chỉ chung chung, chưa làm rõ được yêu cầu của đề bài; hoặc chỉ đảm bảo một số phần yêu cầu của các câu hỏi, đề bài thì giám khảo cần cân nhắc để cho điểm từng trường hợp, phù hợp với mức độ kiến thức, kĩ năng của thí sinh.
Những bài mắc lỗi kiến thức, chính tả, dùng từ, diễn đạt thì tuỳ vào mức độ để cho điểm.
Bài làm được tự do thể hiện chính kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc và các ý kiến, quan điểm phải phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ :

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Tác hại của sự nhàn rỗi, lười biếng: Tê liệt khả năng sáng tạo, đầu óc không vững vàng, .. chẳng làm việc gì nên hồn 0.5
2 Theo tác giả, mọi người nói những câu về bản thân: Giá tôi có cái này, giá tôi khác đi, giá xinh đẹp,.. nhiều tiền hơn. 0.5
3 + Chờ đợi những điều kiện lý tưởng: Thái độ chờ thời; đợi cơ hội chín muồi, hoàn hảo ngoài sự mong đợi khi đó mới bắt  đầu hành động
+ Sử dụng điều kiện bình thường: Tinh thần dấn thân, vượt khó để thực hiện công việc, nhiệm vụ ngay cả khi điều kiện chưa thật thuận lợi.
+  Câu văn khái quát lên hai quan điểm sống đối lập; lời khuyên tác giả nhấn mạnh ở vế sau của câu nói.
1.0
4 Nêu quan điểm bản thân. HS có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải phải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0.25
0.75
II LÀM VĂN 7.0
Câu1 Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những gì cần phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp cho bản thân. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
– Thí sinh biết cách tạo lập một đoạn văn (200 chữ) theo các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành, móc xích.
– Diễn đạt trôi chảy; không xuống dòng khi chưa kết thúc đoạn.
– Không cho điểm tối đa nếu không thực hiện đúng yêu cầu viết đoạn văn.
0.25
 
b.Xác định vấn đề cần nghị luận: những gì cần phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp cho bản thân 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau:
– Xác định vị trí bản thân hiện tại (công việc, điểm xuất phát, là học sinh cuối cấp, nêu bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 rộng mở với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức )
– Mỗi người tùy hoàn cảnh, điều kiện bản thân mà nỗ lực cho hiện tại khác nhau nhưng tựu chung phải chuận bị: Xây dựng ước mơ; trau dồi tích lũy trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, bản lĩnh, kĩ năng sống, đánh giá được khả năng của bản thân. Hết mình làm tốt công việc bản thân hiện tại “Để chuẩn bị tốt cho tương lai, cách tốt nhất là đem trí tuệ và nhiệt tình để làm hoàn hảo những công việc hiện tại”. (W. Osler)
– Những gì bản thân bắt đầu phải thực tế, tốt đẹp, phù hợp với đạo lí, lẽ phải
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. 0.25
Câu2 Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, khi miêu tả không gian sống của  Mị trong nhà thống lí  Pá Tra, Tô Hoài viết “Ở căn buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Và trong đêm mùa đông, sau khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị nói “A Phủ, cho tôi đi …Ở đây thì chết mất”.
( Tô Hoài-Vợ chồng A Phủ, Ngữ Văn 12, tập 2, tr.6 và tr.14)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai chi tiết trên, từ đó làm nổi bật tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Tô Hoài.
   5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh nhân vật Mị qua hai chi tiết trên, từ đó làm nổi bật tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Tô Hoài 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc; đảm bảo các yêu càu sau:
-Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
0,5
Phân tích nhân vật Mị qua hai chi tiết:
* phân tích chi tiết thứ nhất “Ở căn buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.
– Bối cảnh xuất hiện: đây là chi tiết miêu tả không gian sống của Mị trong thân phân làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra. Sau khi ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị sống cuộc sống như nô lệ bị vắt kiệt sức lao động và bị áp bức về tinh thần.
– Phân tích chi tiết:
Ở căn buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay: không gian chật hẹp, nhỏ bé, tù túng , ngột ngạt đối lập với cái giàu có, tập nập của nhà thống lí Pá Tra, đối lập với cái bao la của đất trời Tây Bắc.
+ Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng: Mị mất hết ý niệm về không gian và thời gian
+ Mị nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi: tâm hồn héo mòn và  không còn ý thức về sự sống, hoàn toàn chấp nhận thực tại bi đát.
– Ý nghĩa:
+ Là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: tượng trưng cho một thứ ngục thất tinh thần giam hãm cuộc đời, tuổi xuân của Mị; làm tê liệt ý thức sống, sự phản kháng.
+ Phản ánh được cuộc sống đen tối, thê thảm của người lao động nghèo miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của cường quyền và thần quyền.
+ Thể hiện tư tưởng nhận đạo : nhà văn tố cáo sâu sắc chế độ thực dân phong kiến miền núi đã đày đọa con người làm tê liệt quyền sống, quyền khát khao hanh phúc của họ. Đồng thời bày tỏ niềm xó xa thương cảm cho số phận người phụ nữ vùng cao Tây Bắc khi cách mạng chưa về.
* Phân tích chi tiết thứ hai sau khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị nói “A Phủ, cho tôi đi …Ở đây thì chết mất”.
– Bối cảnh xuất hiện: đây  là chi tiết kết thúc đoạn trích nói về hành động  Mị chạy trốn theo A Phủ sau khi cắt dây trói cứu A Phủ (trước đó, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, ban đầu Mị vẫn thản nhiên như không sau đó khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã nghĩ đến mình ngày trước, thấy thương mình, thương A Phủ rồi quyết định cắt dây trói cứu A Phủ.)
– Phân tích chi tiết:
+ Đây là một quyết định bất ngờ bởi trước đó dường như Mị đã hoàn toàn vô cảm, hoàn toàn tê liệt về cảm xúc. Đến khi cắt dây trói cho A Phủ, A phủ quật sức vùng chạy, Mị  chỉ còn một mình thì nỗi sợ hãi lập tức ập đến. Mị đứng lặng trong bóng tối với ngổn ngang tâm trạng.
+ Đây cũng là hành động hợp lí, tất yếu xuất phát từ chiều sâu tính cách của Mị- một cô gái giàu sức sống. Khi Mị nói ‘ở đây thì chết mất” nghĩa là Mị sợ chết – sợ chết là ý thức cao dộ về quyền sống , nhất là cuộc sống tự do; là sự nhận thức được thực tại, nhận thức được cả tương lai nếu tiếp tục ở lại nhà thống lí Pá Tra.
+ Đây là kết quả của sự tự ý thức về thân phận của bản thân,  về quyền sống của bản thân.
– Ý nghĩa:
+ Cho thấy sự thay đổi về tâm lí và nhận thức của Mị: từ chỗ  sống héo mòn, vô cảm, không còn ý thức phản kháng mà chấp nhận thực tại bi đát (“đến bao giờ chết thì thôi”) đến chỗ ý thức được thực tại, muốn phản kháng  và giải thoát chính mình ( “ở đây thì chết mất”). Ở chi tiết thứ nhất cho thấy Mị không chỉ bị áp bức bởi cường quyền mà còn bị trói buộc bởi thần quyền khiến Mị bị tê liệt về tinh thần, không có ý thức về quyền sống. Chi tiết thứ hai cho thấy Mị đã chiến thắng số phận, giải thoát được khỏi cường quyền và thần quyền.
+ Cho thấy sức sống tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt của Mị. Khép lại quãng đời đau khổ, đen tối của Mị và  Phủ khi ở nhà thống lí Pá Tra và là tiền đề để mở ra một cuộc sống mới.
+ Thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài: phát hiện, ngợi ca sức sống tiềm tàng, khát vọng sống tự mãnh liệt của người lao động nghèo miền núi Tây Bắc vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Tô Hoài
– Không chỉ dừng lại ở niềm đồng cảm sâu sắc với số phận người lao động nghèo miền núi Tây Bắc, ở sự tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân phong kiến miền núi mà nhà văn còn phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng, khát vọng sống tự do mãnh liệt ở những con người bị đày đọa triền miên trong lao động, bị áp bức về tinh thần  vẫn vùng lên giải thoát chính mình và đi tìm cuộc sống mới.
– Nội dung hiện thực và nhân đạo đó được tác giả thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo: miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật; xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
–  Không giống với văn học hiện thực phê phán trước 1945 (như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, như “Chí Phèo” của Nam Cao…) các nhân vật cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát thì qua chi tiết thứ hai này Tô Hoài đã mở ra cho nhân vật của mình một hướng giải thoát. Đó là tư tưởng nhân đạo đã được soi sáng bởi cách mạng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
    0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ;  thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
    0,50

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *