Giáo án "Chữ người Tử tù" Nguyễn Tuân

Bài giảng truyện ngắn: Chữ người tử tù
                                                                       (Nguyễn Tuân)
Tiết 1
Ngày soạn:                                                         Ngày dạy:
Mục tiêu bài học
  Giúp học sinh:
 + Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và về truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
 + Xác định được tình huống truyện, hiểu được tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn.( Từ sự phân tích diện mạo của tình huống- tìm hiểu tình huống trên bình diện không gian)
II.Phương  pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp day học
       + phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình qui nạp
       + có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để thống nhất những nội dung cần nắm bắt của văn bản.
                2, Phương tiện dạy học
        + Giáo án, SGK, phiếu học tập, máy chiếu…
Nội dung, tiến trình lên lớp.
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ.
     Câu hỏi: Nêu chủ đề của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
Bài mới
Lời dẫn vào bài
   Nguyễn Tuân là người nghệ sỹ suốt đời di tìm cái đẹp. Với phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác, ông đã tìm được biết bao vẻ đẹp độc đáo để lại cho đời. Một trong những tuyệt tác chứa đựng những vẻ đẹp có thể làm xúc động, làm đắm say lòng người là tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”. Trong đó có một truyện ngắn bật lên đỉnh cao nhất là truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
Bài mới

Hoạt động của thày và trò. Nội dung cần đạt
HS: chú ý vào phần tiểu dẫn SGK
CH: Em hãy giới thiệu những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân?
 
CH: Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân?
GV: giới thiệu về một số nét độc đáo của tập truyện ngắn.
CH: Nêu bố cục của truyện ngắn?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CH: Toàn bộ truyện ngắn này xoay  quanh sự kiện chính nào?
 
 
 
 
 
 
CH: Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu? Đó vốn là không gian như thế nào?
CH: Cuộc gặp gỡ diễn ra vào thời gian nào?
 
CH: Việc chọn không gian, thời gian ấy có  tác dụng như thế nào trong việc xây dựng tình huống truyện?
 
 
CH: Bước vào cuộc gặp gỡ này Huấn Cao đang ở trong hoàn cảnh nào?
 
 
CH: Viên quản ngục đang phải thực thi nhiệm vụ gì?
 
 
CH: Như vậy, xét trên bình diện xã hội Huấn Cao và viên quản ngục có mối quan hệ như thế nào?
CH: Huấn Cao lại được biết đến với những tài năng gì?
 
 
 
 
CH: Viên quản ngục lại có sở nguyện gì?
 
 
CH: Như vậy, xét trên bình diện nghệ thuật Huấn Cao và viên quản ngục lại có mối quan hệ như thế nào?
 
CH: Xây dựng những mối quan hệ ấy, tác giả đã tô đậm tính chất gì cho tình huống truyện?
 
 
 
GV: Nếu Huấn Cao là tử tù đang bị cầm tù về nhân thân thì VQN cũng bị coi là một dạng tù nhân.
CH: Theo em VQN bị cầm tù bởi điều gì?
 
 
 
 
CH: Kết thúc cuộc đối mặt này người tù nhân nào đã được giải phóng?
CH: Huấn Cao đã sử dụng sức mạnh của cái gì để giải phóng VQN?
 
 
tiết 2
CH: Theo em, diễn biến của tình huống dựa vào cơ sở nào?
TL: Theo sự xuất hiện của hai phiến trát mà viên quản ngục đã nhận được.
 
CH: Phiến trát thứ nhất có nôi dung gì?
 
CH: Khi đó viên quản ngục đã biết gì về Huấn Cao?
 
CH: Viên quản ngục đã có những biểu hiện, và thái độ như thế nào?
 
CH: VQN đã suy nghĩ như thế nào về nghề mà hắn đang làm?
 
 
 
CH: Qua đó, tác giả đã đánh giá về viên quản ngục như thế nào?
 
 
 
CH: Bên cạnh đó, tác giả đã miêu tả sự xuất hiên của Huấn Cao như thế nào?
 
 
 
CH: Ngay từ lúc xuất hiện Huấn Cao đã thể hiện nét tính cách gì?
 
 
CH: VQN có thái độ như thế nào trước sự xuất hiện của Huấn Cao?
 
 
 
 
 
 
 
CH: Những biểu hiện ấy càng tô đậm hơn tính cách gì của VQN?
 
CH: Lúc này VQN còn bày tỏ ao ước gì?
 
 
CH: Qua đó em hiểu thêm gì về VQN?
 
 
 
 
CH: Trong khi đó, Huấn cao lai có thái độ và cách ứng xử như thế nào với VQN? 
 
CH: Qua đó, tô đậm thêm nét tính cách nào của Huấn Cao?
 
 
 
CH: Điều này chúng tỏ mối quan hệ giữa họ lúc này như thế nào?
 
 
 
CH: Phiến trát thứ hai có nội dung gì?      
 
 
CH: VQN có thái độ như thế nào?
 
CH: Tại sao VQN lại có thái độ đó?
 
 
 
CH: Trong tình huống nguy cấp này, VQN đã có hành động như thế nào?
CH: Hành động này của VQN có ý nghĩa gì?  
 
 
 
 
 
 
CH: Khi nghe thày thơ lại bày tỏ nguyện vọng của VQN, Huấn Cao đã có ngay thái độ như thế nào?
GV gợi ý:  “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Ta biết đâu một người như thày quản đây lại có được một sở thích cao quí đến thế. Thiếu một chút nữa ta phụ mất một támm lòng trong thiên hạ”
CH: Sự cảm động và ân hận ấy đã tô đâm vẻ đẹp gì cho hình tượng nhân vật Huấn Cao?
 
CH: Từ đây mối quan hệ của Huấn Cao và VQN thay đổi như thế nào?
 
I. Giới thiệu chung
  1. Tác giả (1910- 1987)
– Gia đình: Nho học (khi Hán học đã tàn)
– Cuộc đời:
+ Còn nhỏ theo gia đình sống ở nhiều tỉnh miền Trung
+ Học thành chung ở Nam Định
+ Về Hà Nội viết văn làm báo
+ Cách mạng tháng Tám thành công ông tự nguyện đến với cách mạng, dùng văn chương để phục vụ hai cuộc kháng chiến.
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Những tác phẩm chính (SGK)
+ Là nhà văn có sở trường trong thể loại tuỳ bút, bút ký. Ở những thể loại này Nguyễn Tuân có những đóng góp rất lớn
–  Đặc điểm phong cách: Tài hoa -uyên bác- độc đáo.
2. Tác phẩm
– xuất xứ: từ tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”- 1940
– Bố cục:
+ phần 1: Từ đầu đến “để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu” – cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thày thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
+ phần 2: tiếp theo đến “thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: cuộc nhận tù; sự đối sử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao; Sự bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
+ phần 3: còn lại: Cảnh cho chữ
II. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết.
   1. Tình huống truyện
      a, Xác định tình huống
– Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao- một tử tù nguy hiểm và thày trò viên quản ngục.
     b, Phân tích tình huống
       b1. Diện mạo của tình huống
  * Không gian, thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ:
+ Không gian: Nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao.
=> góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
 
* Thân phận và những mối quan hệ giữa các nhân vật:  
– Huấn Cao: là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, bây giờ đã bị bắt, bị xử án chém, là  tử tù đang đợi ngày ra pháp trường.
– Viên quản ngục: Là quan lại, là tay sai cho triều đình mục nát, tiếp quản Huấn Cao trong những ngày cuối cùng
→ Trên bình diện xã hội họ có quan hệ hoàn toàn đối địch.
 
– Huấn Cao: Là người có tài viết chữ rất nhanh và đẹp (người tài hoa)
                  : Là người có tài bẻ khoá, vượt ngục, người  chỉ  biết cúi đầu trước thiên lương  (người có khí phách)
– Viên quản ngục: có sự yêu thích đặc biệt với cái đẹp, ao ước có được chữ Huấn Cao.Viên quản ngục là một tấm lòng trong thiên hạ.
→ Trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ. Ở họ đều có những phẩm chất cao quí mà người kia ngưỡng mộ.
=>Góp phần tô đậm tính chất éo le, oái oăm cho tình huống truyện.
 
 
 
* Cuộc đối mặt giữa các nhân vật
 
 
 
– Huấn Cao là tử tù đang bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách
– VQN tự do về nhân thân nhưng đang bị cầm tù về nhân cách. Con người chức phận đang trói buộc con người khát vọng.
→ Kết thúc: Huấn Cao đã giải cứu được VQN
=> Sức mạnh của cái đẹp, cái thiên lương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b2. Diễn biến của tình huống.
 
 
 
b2.1.Khi viên quản ngục nhận được phiến trát thứ nhất.
– Nội dung: giao nhận sáu tên tử tù trong đó có Huấn Cao.
– Viên quản ngục:
+ Biết được huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, là người có khí phách…
+ VQN băn khoăn, nghĩ ngợi, ngồi bóp thái dương, với gương mặt kín đáo và êm nhẹ.
+ VQN nghĩ “có lẽ mình chọn nhầm nghề mất rồi”.
+ VQN thể hiện ý muốn biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng này.
→ VQN là một người dịu dàng có lòng biết giá người, biết trọng người ngay, là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
– Sự xuất hiện của Huấn Cao:
+ Là người đi đầu.
+ Trước sự đe doạ của những tên lính áp giải, Huấn Cao vẫn lạnh lùng chúc mũi gông nặng bảy tám tạ xuống nền đá tảng.
→ Huấn Cao là người hiên ngang không sợ cường quyền..
– Thái độ và cách ứng xử của VQN với Huấn Cao:
+ Nhìn với cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể, kính trọng đặc biệt
+ trong suốt nửa tháng VQN dâng rượu thịt biệt đãi Huấn Cao.
+ Khi bị Huấn Cao khinh miệt đuổi ra, VQN lui cùng một câu “Xin lĩnh ý”, VQN coi Huấn Cao là người chọc trời khuấy nước còn mình chỉ là kẻ tiểu lại giữ tù
→ VQN là người biết cúi đầu trước con người tài hoa, khí phách.
 
+ VQN ao ước có được chữ huấn Cao để treo trong nhà. Ông coi đó là một vật báu. Vì chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…
→ VQN không sản sinh ra cái đẹp nhưng lại vô cùng say mê cái đẹp. Là người có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”
– Thái độ và cách ứng xử của Huấn Cao với VQN:
+ Thản nhiên nhận rượu thịt.
+ Vô cùng khinh miệt VQN, coi VQN không xứng đáng được bước chân vào nơi mình đang ở.
→ Trước cường quyền, trước cái chết đang cận kề  nhưng Huấn Cao vẫn hiên ngang bất khuất.
+ Huấn Cao chưa biết tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của VQN
=> Mối quan hệ hoàn toàn đối địch, giữa họ có một vực sâu ngăn cách
 
b.22. Khi VQN nhận được phiến trát thứ hai.
– Nội dung: Bắt giải Huấn Cao và các đồng chí của ông vào kinh nhận án chém.
– VQN:
+ “tái nhợt người đi”.→ VQN vô cùng sợ hãi và choáng váng. Vì:con người mà ông ngưỡng mộ đã không thể  thoát khỏi cái chết. Hơn nữa khát khao có được chữ Huấn Cao chưa thoả.
+  VQN nhờ thầy thơ lại bày tỏ ước nguyện của mình với Huấn Cao.
→ VQN bất chấp mối nghi ngại đã vây khốn bao năm, con người khát vọng đang vùng lên trước sự vây hãm của con người chức phận.
→ Tình yêu cái đẹp trong VQN là vô cùng lớn. Ông là con người dũng cảm
– Huấn Cao:
+ vô cùng cảm động và ân hận
 
 
 
 
 
 
 
 
→ Một sự xúc động và ân hận chân thành nhưng rất kiêu sang. Nó tô đậm nét đẹp thiên lương cho hình tượng nhân vật.
=> Mối quan hệ tri kỉ. VQN cúi đầu trước Huấn Cao, Huấn cao cũng cúi đầu trước VQN. Cả hai đang cúi đầu trước vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ.

củng cố
  GV khái quát toàn bài, nhấn mạnh những nội dung trọng tâm
Dăn dò.
  HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
rút kinh nghiệm giờ dạy
     Bài giảng: Chữ người tử tù (tiết 3)
                                                           Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài học
 Qua tiết học giúp học sinh:
  + Tiếp tục phân tích diễn biến của tình huống truyện để thấy được vẻ đẹp của các nhân vật
  + Khắc sâu những giá trị của truyện ngắn
  II.Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp
        +Sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, kết hợp với phát vấn, với thảo luận nhóm…
Phương tiện
    + SGK, SGV và các giáo cụ kèm theo
   III. Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
 CH: Mối quan hệ giữa Huấn Cao và VQN đã thay đổi như thế nào?
Bài mới
     a, Lời dẫn vào bài
 Như vậy, ở bài học trước ta đã thấy sự chuyển biến rõ nét trong thái độ của hai nhân vật. Tuy nhiên, điều cốt lõi phải là sự chuyển biến trong  hành động. Vậy hành động của các nhân vật đã chuyển biến như thế nào ta cùng tìm hiểu.
   b, Bài mới

Hoạt động của thày và trò
  1. Nội dung cần đat
 
CH: Theo em vì sao có cảnh cho chữ?
 
 
 
 
 
 
 
CH: Em hãy thuật lại cảnh cho chữ?
Gợi ý: về không gian, thời gian, người cho chữ, người nhận chữ…
 
 
 
 
 
 
 
 
CH:theo Nguyễn Tuân nhận xét đó là cảnh tượng như thế nào?
CH: em có đồng tình với nhận xét đó không? Vì sao?
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu, so sánh những biểu hiện trên với những biểu hiện thông thường mà các em thấy. Từ đó nhận rõ những biểu hiện “xưa nay chưa từng có” của cảnh tượng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CH: Em nhận thấy mối quan hệ giữa người tử tù và VQN có gì đặc biệt?
CH: Điều cốt yếu nào tạo nên cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” ấy?
 
 
 
 
 
 
 
 
CH: Cái Đẹp có sức mạnh như thế nào?
 
 
 
 
 
 
CH: Trong việc phác hoạ hình tượng những nhân vật, tình huống truyện này có vai trò như thế nào?
 
 
 
 
CH: Tình huống ấy chứa đựng quan niêm gì?
CH: Qua đó tác giả cũng gửi niềm tin như thế nào vào cái đẹp?
 
 
CH: Giá trị nôi dung của truyện ngắn?
 
 
 
CH: Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện ngắn?
 
 
GV: Hướng dẫn học sinh để học sinh về nhà làm.
 
b23. Cảnh cho chữ
* Những điều kiện để cảnh cho chữ
+ Huấn Cao xúc động lớn trước tấm lòng của VQN. Từ xúc động của cái Tâm ông đã dùng cái Tài để thực hiện. Huấn Cao đồng ý cho chữ VQN
→ Cái Tâm  và cái Tài đang chuyển hoá sang nhau để sinh thành cái Đẹp
* Cảnh cho chữ: 
–  Không gian: giữa nhà tù.
– Thời gian: vào một đêm khuya đồng thời đó cũng là những giờ phút cuối cùng của Huấn Cao.
– Người cho chữ là kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng.
–  Người xin chữ là quan coi ngục
– Viết xong người cho chữ- người tử tù- còn khuyên ngục quan bỏ nghề…
– Ngục quan vái người tù và xin bái lĩnh.
→ Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
 
– bởi vì:
 

Tiêu chí Thông thường Trong truyện ngắn
Không gian
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thời gian
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Người nghệ sỹ cho chữ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quan hệ giữa các nhân vật.
 
 
 
 
 
 
 
 
– diễn ra ở những địa chỉ văn hoá như thư phòng, trà thất…
 
 
 
 
 
 
– trong những thời gian thanh thiên, bạch nhật
 
 
 
 
 
 
– là người tự do phóng khoáng, ung dung, thư thái
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– uy quyền thuộc về VQN.
 
 
 
 
 
 
– thái độ núm núm sợ sệt thuộc về người tử tù.
– Chức phận giáo huấn thuộc về cai ngục. Người tử tù phải lắng nghe.
– Diễn ra ở trong một buồng giam tối tăm chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
→ là nơi ngự trị của bóng tối và cái ác, nơi thù địch với cái đẹp.
=> cái đẹp chọn đúng chỗ thù địch với cái đẹp để chào đời.
– Diễn ra lúc đêm khuya, lúc Huấn Cao sắp lìa đời.
→ là thời gian cho những lời trăng trối cuối cùng.
=> Phải chăng bức thư pháp kia cũng là di huấn đặc biệt mà Huấn Cao gửi lại cuộc đời?
– là người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng và ngay ngày mai là phải nhận án chém. Nhưng người nghệ sỹ vẫn mang phong thái uy nghi, lộng lẫy…
→ Bất chấp tất cả, người nghệ sỹ vẫn say mê sáng tạo cái đẹp.
=>Trong mọi hoàn cảnh cái đẹp đều có thể được sản sinh.
– VQN có quyền hành nhưng không có quyền uy
– Huấn Cao một người đã bị tước đi mọi thứ quyền, kể cả quyền tối thiểu là được sống thì lại có quyền uy.
-VQN khúm núm sợ sệt
– Người tử tù vẫn đường bệ ung dung
 
 
 
– Huấn Cao đang giáo dục VQN. VQN đang lắng nghe một cách thành tâm, thành kính như nhận lời chỉ giáo thiêng liêng của một bậc thầy về nhân cách.
→ Quan hệ hoàn toàn đảo ngược

– Điều cốt yếu tạo nên cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” là cái Đẹp
– Tất cả các nhân vật đều đang sống theo tiếng gọi của cái Đẹp. Họ đang đem tất cả những gì đẹp đẽ nhất cao cả, cao quí nhất để dành cho nhau. Không còn ngục quan, không còn tử tù chỉ còn những người tri âm tri kỉ đang qui tụ, quây quần quanh cái đẹp của tình người và nghệ thuật.
=> Sức mạnh của cái Đẹp có thể phá tan mọi gông cùm xiềng xích, phá tan mọi cánh cửa nhà lao, phá vỡ những bức rào ngăn cách để đưa những tấm lòng đến với nhau.
=> Cuộc kì ngộ đã thành cuộc hạnh ngộ
2. Ý nghĩa của tình huống.
– Góp phần tô đậm vẻ đẹp nhân cách của các nhân vật. Tình huống là phép thử nhiệm màu nhất để các  nhân vật bộc lộ hết mình. Trong tình huống này các nhân vật có cơ hội toả sáng rực rỡ nhất.
 
– Chứa đựng quan niệm: Cái Đẹp là bất diệt.
– Gửi niềm tin mãnh liệt: Cái Đẹp sẽ thanh lọc cuộc đời này.
III. Tổng kết
  1. Nội dung
– Qua truyện ngắn, nhà văn thể hiện quan niêm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.
2. Nghệ thuật
– Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, thủ pháp đối lập, cách tạo không khí trang trọng, cổ xưa.
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Chữ người tử tù?
Bài 2.: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao ?
Bài 3: Phân tích hình tượng nhân vật VQN ?
Bài 4: Phân tích cảnh tượng cho chữ.
 

V: Khái quát toàn bài, nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm.
Củng cố  
Dặn dò

  1. Học bài cũ và chuẩn bi bài mới.
  2. Rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là giáo án soạn theo cấu trúc cũ, dạy theo phương pháp truyền thống, các bạn có thể vào link dưới đây để cập nhật những giáo án mới nhất nhé :
    Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
    Giáo án ngữ văn 10 
    Giáo án ngữ văn 11
    Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *