Bài giảng truyện ngắn: Hai đứa trẻ (tiết 1)
Giáo án giảng dạy bài “Hai đứa trẻ” Thạch Lam từ góc độ tình huống truyện
Thạch Lam.
I. Mục tiêu bài học
Qua giờ học, giúp học sinh:
+ Hiểu được những nét cơ bản về tác giả Thạch Lam.
+ Xác định được tình huống truyện và định hướng được cách phân tích giá trị của tình huống truyện.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
Phương pháp
+Sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, kết hợp với phát vấn, với thảo luận nhóm…
Phương tiện
+ SGK, SGV và các giáo cụ kèm theo
III. Tiến trình lên lớp
- Ổn địmh tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
CH: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Namtừ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Bài mới.
- Lời vào bài: Trong những nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam có một hướng đi riêng. Ông hướng ngòi bút lãng mạn, giàu cảm xúc nhẹ nhàng và tinh tế đến những kiếp người nghèo khổ. Truyện ngắn của ông như những bài thơ xinh xắn, duyên dáng, đậm chất nhân văn. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn tiêu biểu với vẻ đẹp ấy.
- Bài mới
Hoạt động của thày và trò. | Nội dung cần đạt |
HS: đọc phần tiểu dẫn SGKCH: Giới thiệu vài nét về Thạch Lam?CH: Giới thiệu về tác phẩm? CH: Em có thể tóm tắt truyện ngắn này theo sự kiện, sự việc không? TL: Khó tóm tắt vì có ít sự kiện, sự việc. CH: Trong truyện ngắn có mấy cảnh? những cảnh ấy được sắp xếp theo trình tự gì? TL: Có 3 cảnh, được sắp xếp theo trình tự thời gian. CH: Nêu bố cục của truyện ngắn? CH: “Cái tình thế nảy ra truyện:” của truyện ngắn này là gì? Gợi ý: tìm sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật chính (Hai đứa trẻ) rơi vào tình thế làm nảy sinh một biến động trong thế giới tình cảm. GV: phân tích tình huống truyện cụ thể như sau: 1. Những tác động của bức tranh cuộc sống. 2. Những tâm trạng nảy sinh. → Ý nghĩa. CH: Tác giả đã dùng những nét vẽ nào để vẽ bức tranh cuộc sống? GV: Yêu cầu HS chú ý đến phần 1 của văn bản CH: Đó là những âm thanh có chung đặc điểm gì? CH: Những âm thanh trên gợi hình dung như thế nào về không gian cuộc sống nơi đây? CH: Những ánh sáng ấy có sức chiếu rọi như thế nào? CH: Cảm nhận của em về tác dụng của những ánh sáng ấy trong việc phác hoạ bức tranh cuộc sống ? CH: tiếp đó tác giả đã chọn cảnh tượng nào để miêu tả cuộc sống của con người? CH: Miêu tả cảnh chợ tàn? CH: Việc chọn và miêu tả cảnh chợ tàn của tác giả đã đạt được những hiệu quả gì ? CH: Cảm nhận chung về bức tranh cuộc sống? CH: Giọng văn của đoạn văn này như thế nào? giọng văn ấy có tác dụng như thế nào cho việc miêu tả ? CH: Bức tranh phố huyện lúc đêm tối được vẽ trên nền là gì ? CH: Bóng tối đã được miêu tả bằng những cách nào? CH: Những ánh sáng được miêu tả đèu có đặc điểm gì ? CH: Qua cách miêu tả ấy, tác giả đã khắc hoạ được hình ảnh bóng tối như thế nào ? |
I. Giới thiệu chung.1. Tác giả (1910- 1942)- Gia đình: gốc quan lại – Quê: Huyện Cẩm Giàng – Hải Dương – Sự nghiệp sáng tác: + Những tác phẩm chính: (SGK) + Đặc điểm phong cách: Có sở trường về truyện ngắn, đặc biệt là những truyên không có cốt truyện. : Ông chủ yếu đi vào khai thác những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày… → Văn Thạch Lam: trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. 2. Tác phẩm – Xuất xứ: Tập “Nắng trong vườn” – Đặc điểm: Là sự hoà quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn. – Bố cục: 3 phần +Phần 1: Từ đầu ….. “Chính chi không có tiền mà cho chúng nó”: Phố huyện lúc chiều tà. + Phần 2: Tiếp theo….. “cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”: Phố huyện khi về tối và đêm. + Phần 3: Còn lại: Phố huyện lúc đêm khuya (Cảnh đợi tàu) II. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết. 1. Xác định tình huống truyện – Hai đưa trẻ, trước đây đã có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc ở Hà Nội, giờ rơi vào hoàn cảnh sống nghèo nàn, quẩn quanh, tù túng nơi phố huyện. – Hay, chính bức tranh cuộc sống nơi phố huyện đã tác động làm nảy sinh biến động trong thế giới tình cảm (nảy sinh những tâm trạng) trong hai đứa trẻ. 2. Phân tích tình huống truyện. a. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện. a1 Lúc chiều tà. * Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện lúc chiều tà. – Âm thanh: +Tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. + tiếng muỗi vo ve. + tiếng ếch nhái kêu ran. → Nhữnh âm thanh nhỏ, rời rạc, khô khan, mệt mỏi, uể oải, rã rời. => Không gian yên lặng, tịch mịch và buồn. – Ánh sáng: + đỏ rực, ánh hồng như hòn than sắp tàn. + đèn hoa kì leo lét. + đèn dây sáng xanh. → Chiếu ra đường, làm cho đường mấp mô thêm vì những hòn đá một bên sáng một bên tối. → Những ánh sáng yếu ớt, không đủ sức chiếu sáng mà ngược lại còn tô đậm ấn tượng về sự tối tăm ảm đạm của không gian. – Cảnh chợ tàn: + người về hết, tiếng ồn ào cũng mất + còn rác rưởi, còn mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày. + mấy đứa trẻ con cúi lom khom nhặt nhạnh rác rưởi…. → gợi hình dung về bức tranh cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, tĩnh lặng. => Bức tranh cuộc sống được vẽ bởi những âm thanh tàn, ánh sáng tàn, và chợ tàn. – Giọng văn: chậm và trầm lắng. Mỗi câu văn buông ra như cũng mệt mỏi, uể oải, rã rời. → Góp phần thể hiện nhịp sống nơi đây. a.2, Bức tranh phố huyện khi đêm tối * Nền bóng tối: + Miêu tả trực tiếp: Nhá nhem, đường phố và những con ngõ dần chưa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chọ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa. + Miêu tả gián tiếp: qua việc khắc hoạ ánh sáng (khe sáng, vệt sáng của con đom đóm, quầng sáng của ngọn đèn hoa kì, từng hột sáng lọt qua phên nứa…) → Những ánh sáng nhỏ, yếu ớt. => Bóng tối dày đặc quyện đặc, bủa vây không gian phố huyện. Bởi phải tối tăm lắm thì những ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt mới nổi bật lên. => Nghệ thuật dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối rất thành công. |
- củng cố
GV: nhấn mạnh những nội dung trọng tâm.
- dặn dò
– Học bài cũ và soạn tiếp tiết 2.
- Rút kinh nghiêm giờ dạy.
Bài giảng: Hai đứa trẻ (Tiết 2)
Thạch Lam
- Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
+ Tiếp tục cảm nhận được bức tranh cuộc sống nơi phố huyện lúc đêm tối và khi đêm đã về khuya.
+ Hiểu được tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc của tác giả dành cho những con người nơi đây.
- Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Phương pháp
+Sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, kết hợp với phát vấn, với thảo luận nhóm…
- Phương tiện
+ SGK, SGV và các giáo cụ kèm theo
III. Bài mới
- Lời vào bài
Tiết trước chúng ta đã được nhìn ngắm bức tranh phố huyện lúc chiều tà mỗi chúng ta đã không khỏi nao lòng trước những nghèo nàn, tăm tối.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp để có được một bức tranh trọn vẹn.
b, Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt. |
CH: trong bức tranh cuộc sống ở phố huyện lúc đêm tối, tác giả đã miêu tả những cảnh sống nào ?TL: Mẹ con chị Tí; Bà cụ Thi, bác phở Siêu; gia đình bác xẩm; chi em LiênCH: Mẹ con chị Tí có cuộc sống như thế nào? CH: Tác giả đã miêu tả sự xuất hiện của bà cụ Thi như thế nào? Em có ấn tượng gì về nhân vật này? CH: Công việc hàng ngày của bác phở Siêu diễn ra như thế nào ? CH: Cảnh sống của gia đình bác xẩm được miêu tả như thế nào? CH: Em có cảm nhận gì về cuộc sống ấy ? CH: Em biết gì về cuộc sống của chị em Liên? GV: bán cả nửa bánh xà phòng… CH: So với những người dân phố huyện, cuộc sống của chi em Liên như thế nào? CH: Tất cả những con người ấy có quan hệ giao tiếp với nhau như thế nào ? CH: Tất cả họ đang mong đợi gì ? CH: Những con người ấy đã vẽ nên bức tranh cuộc sống như thế nào ? CH: Đêm đã về khuya, cuộc sống ở phố huyện có đổi khác gì không ? CH: Đoàn tàu đến mang theo những gì đến phố huyện? CH: Những âm thanh và ánh sáng ấy so với âm thanh và ánh sáng nơi phố huyện có gì khác ? CH: Đoàn tàu đi như thế nào? CH: Để lại không gian phố huyện những gì? CH: Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện lại trở về trạng thái như thế nào? CH: Cảnh đợi tàu có ý nghĩa gì? CH: Nhìn lại toàn bộ bức tranh cuộc sống nơi phố huyện em có ấn tượng gì ? |
* Cảnh tượng cuộc sống con người – Mẹ con chi Tí: + ngày mò cua bắt tép + tối dọn hàng nước nhỏ, chả kiếm được là bao nhưng ngày nào cũng dọn từ chập tối đến đêm. → Cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh. – Bà cụ Thi: + hơi điên + mua rượu, uống ực một hơi rồi cười khanh khách đi lần vào bóng tối. → Con người lạ lùng, dường như đang chịu đựng những uất ức. – Bác phở Siêu: bán món quà xa xỉ, ở phố huyện này không ai có đủ tiền mua. Nhưng ngày nào bác cũng dọn hàng bán. → công việc nhàm chán, quẩn quanh. – Gia đình bác xẩm: + ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng ( trắng ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng) để trước mặt + chưa hát vì chưa có người nghe. + thằng con bò ra đất nghịch rác + góp mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng → Cuộc sống nghèo khổ, tội nghiệp – Chị em Liên: + trông một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu + buôn bán ngày phiên mà chẳng được bao nhiêu. → Cuộc sống dù có chút khởi sắc hơn nhưng vẫn nhạt nhoà, bế tắc – Giữa những con người này hầu như không có quan hệ giao tiếp.Lời thoại ít, rời rạc. Có lời hỏi nhưng mãi mới có câu trả lời. – Họ đang mong một cái gì tươi sáng → Họ đang mơ ước nhưng đến cả ước mơ cũng không rõ hình hài. Tóm lại: – Cuộc sống nghèo khổ, tội nghiệp, tối tăm,. – Nhịp sống tẻ nhạt, tù túng, quẩn quanh, vô nghĩa, nhàm chán., bế tắc. a.3. Bức tranh cuộc sống lúc đêm khuya (Cảnh đợi tàu) * Khi đoàn tàu chưa đến: – Vẫn giữ nguyên nhịp tĩnh lặng, có khác là tất cả mọi người đều hướng về phía đoàn tàu. Chờ đợi mong ngóng. * Khi đoàn tàu đến – Âm thanh: +Tiếng xe rít mạnh vào ghi + Tiếng hành khách ồn ào. + Tiếng còi rít lên và đoàn tàu rầm rộ đi tới. – Ánh sáng: + Làn khói bừng sáng trắng, + các toa đèn sáng trưng chiếu sáng cả xuống đường + Đồng và kền lấp lánh… → Những âm thanh mạnh mẽ, dồn dập, náo nhiệt. Những ánh sáng mạnh, sáng trưng, sáng bừng, sáng rực rỡ. => Đoàn tàu mang đến một thế giới hoàn toàn khác. Đó là thế giới của âm thanh, của ánh sáng, của sự sang trọng. Đoàn tàu làm cả phố huyện bừng tỉnh. * Khi đoàn tàu đi: – Vụt đi qua rất nhanh. – Phố huyện hết náo động – Còn tiếng trống cầm canh, tiếng chó cắn. – Bóng đèn lồng, người đi về, người sửa soạn về, người ngủ gục trên manh chiếu từ bao giờ. – Đêm tối thoáng lạnh. → Không gian cuộc sống nơi phố huyện lại trở về với bóng tối, yên lặng và tịch mịch. => Ý nghĩa + Là sự cụ thể hoá ước mơ đổi đời của người dân phố huyện. + Thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả với cuộc sống tù túng quẩn quanh, tối tăm, bế tắc. Đoàn tàu chính là một lối thoát mặc dù chỉ trong chốc lát, trong tâm tưởng. + Đó là niềm trân trọng ước mơ đổi đời chính đáng dù còn quá mơ hồ. + Một lần nữa khắc sâu sự bế tắc, tội nghiệp của con người nơi đây. *) Tóm lại – bức tranh cuộc sống được mở ra với một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn kéo dài đến tận đêm tàn. Trên đó là những kiếp người tàn lụi. – Tất cả cái thế giới ấy được mô tả một cách tự nhiên kín đáo và sinh động, chúng cộng hưởng với nhau tạo ra bầu không khí ảm đạm tàn héo vây phủ lên toàn bộ câu chuyện. |
- củng cố
GV: nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm
- dặn dò.
GV: yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới
Rút kinh nghiêm giờ dạy
Bài giảng truyện ngắn: Hai đứa trẻ ( Tiết 3)
Thạch Lam
- Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được diễn biến tâm trạng của chị em Liên trước bức tranh cuộc sống nơi phố huyện.
+ Hiểu được điều mà Thạch Lam gửi gắm qua dòng tâm trạng ấy.
+ Cảm nhận được những nét đặc sắc trong truyện ngắn Thạch Lam.
- Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Phương pháp
+Sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, kết hợp với phát vấn, với thảo luận nhóm…
- Phương tiện
+ SGK, SGV và các giáo cụ kèm theo
III. Bài mới.
a, Lời vào bài
Tiết trước chúng ta đã cảm nhận được những nét vẽ đượm buồn trong bức tranh cuộc sống phố huyện. trước bức tranh cuộc sống ấy nhân vật chính- chị en Liên có những tâm trạng như thế nào ? Tiết học này ta cùng tìm hiểu.
- Bài mới
Hoạt động của thày và trò | Nội dung cần đạt |
GV: Hướng dẫn các em tìm những chi tiết khắc hoạ tâm trạng của chi em Liên trước từng bức tranh cuộc sống. CH: Chị em Liên có tâm trạng như thế nào trước giờ khắc của ngày tàn? CH: Em hiểu gì về tâm hồn của Liên – một cô bé mới lớn? CH: Tác giả đã khắc hoạ tâm trạng của chị em Liên qua những chi tiết nào? CH: Qua những chi tiết ấy, em hình dung như thế nào về dòng chảy tâm trạng của chi em Liên ? CH: Khi tàu chưa đến, chị em Liên đón chờ nó như thế nào ? CH: Chị em Liên đón nhận đoàn tàu như thế nào? CH: Khi đoàn tàu vụt qua, chị em Liên vẫn dõi theo đến khi nào ? CH: Những biểu hiện ấy cho em hiểu tình cảm của chị em Liên với đoàn tàu như thế nào? CH: Tai sao chị em Liên lại khao khát đoàn tàu đến thế? CH: Từ đó tác giả muốn khắc sâu hơn tình trạng hiện tại của chị em Liên như thế nào ? CH: Nhìn lại và miêu tả khái quát dòng chảy tâm trạng của chị em Liên? CH: Mô tả dòng tâm trạng của hai đứa trẻ như vậy, Thạch Lam muốn bày tỏ nỗi lo âu gì ? CH: Ý nghĩa của tình huống truyện này là gì ? CH: Những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn ? CH: Giá trị nội dung của truyện ngắn? GV: Hướng dẫn HS về nhà làm |
b. Tâm trạng của chị em Liên b.1 Tâm trạng của chị em Liên trước bức tranh cuộc sống lúc chiều tà. – Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chi. – Liên thấy lòng buồn man mác – cảm nhận thấy mùi riêng của đất, của quê hương. – Liên thấy thương những đứa trẻ con nghèo khổ. → Tâm hồn ngây thơ nhạy cảm, yêu quê hương, đồng cảm với những con người. mắc dù quê còn nghèo những con người còn lam lũ. b.2 Tâm trạng của chi em Liên trước bức tranh cuộc sống lúc đêm tối. – Chỉ muốn ngồi nhìn ra phố, nhìn ngắm vũ trụ bao la nhưng mỏi trí nghĩ lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng của ngọn đèn hoa kì. – Nhớ lại thời thơ ấu khi còn ở Hà Nội- thời gian còn đầy đủ, sung túc. – Cùng với người dân phố huyện mong đợi “một cái gì tươi sáng” → Dòng tâm trạng của chị em Liên cứ hiện dần: Ngao ngán buồn thương cho hiện tại, nhớ tiếc một quá khứ đã mất và mơ tưởng vào một tương lai xa xăm, mơ hồ. b.3 tâm trạng của chị em Liên trước bức tranh cuộc sông lúc đêm khuya. * Khi tàu chưa đến: – An và Liên: buồn ngủ ríu cả mắt vẫn gượng thức để chờ tàu. – Liên lắng tai nghe tiếng còi tầu vang lại theo ngọn gió xa xôi * Khi tàu đến. – An lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. – Hai chi em nhìn chăm chú không bỏ xót một biểu hiện nào của đoàn tàu. – Liên lại mơ tưởng về Hà Nội. Một Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. * Khi tàu đi. – Hai chị em nhìn theo mãi cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo phía sau đoàn tàu, nhìn xa mãi, xa mãi đến khi khuất sau rặng tre. – Liên lắng tai nghe những vang động của xe lửa đến khi những âm thanh mất hẳn, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. → Với chị em Liên đoàn tầu là một khát khao vô cùng cháy bỏng, mãnh liệt, không thể kìm nén. * Lý do: + Đoàn tàu là hoạt động cuối cùng ở phố huyện, nó khuấy động làm phố huyện bừng tỉnh. → Khát khao được đổi đời. + Đoàn tầu là niềm vui duy nhất trong ngày. Những niềm vui giản đơn của tuổi thơ nhưng vô cùng hiếm hoi đối với Liên và An.→ Khát khao niềm vui hạnh phúc. + Đoàn tàu là sứ giả của cuộc sống khác. Đến để nhen lên trong chúng những mơ tưởng. Nhưng như một vệt sao băng đoàn tàu lại mất hút vào bóng tối, cuốn mất luôn những mơ tưởng ấy. → Chị em Liên đang dần bị nhấn chìm trong cái ao tù vô hình nơi phố huyện. Chúng bám lấy đoàn tầu như bám lấy cái phao để khỏi bị chìm hẳn. Tiếc rằng đoàn tầu cũng chỉ là ảo ảnh mà thôi. * Tóm lại: – Bằng cảm nhận tinh tế, tác giả đã miêu tả được thật tinh vi cả những xao động mong manh nhất của tâm trạng với những diễn biến tự nhiên: + chiều về buồn mơ hồ, man mác. + đêm về buồn khác khoải. + tàu về buồn vui chen lấn (vui thoáng qua, buồn dai dẳng) + tàu đi, tâm trí cứ mỏi mệt dần rồi tắt lịm trong giấc ngủ vùi giữa màn đêm. → Thạch Lam đã bày tỏ nỗi lo âu về số phận con người. Hai đứa trẻ trên phố huyên nghèo như hai mầm cây trên mảnh đất bạc màu cằn cỗi. Liệu chúng có trở thành những cây tươi tốt hay sớm héo úa, tàn lụi ? 2. Ý nghĩa của tình huống – Giúp Thạch Lam phát huy xuất sắc sở trường của ngòi bút văn xuôi trữ tình. – Cho phép nhà văn gửi gắm được niềm trắc ẩn sâu xa của mình dành cho những con người nhọc nhằn, bất hạnh trên mảnh đất này. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật – Truyện ngắn trữ tình, cốt truyện đơn giản, mang đậm chất thơ 2. Nội dung -Thể hiện niềm xót thương với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. – thể hiện sự trân trọng ước mơ đổi đời dù còn mơ hồ của họ. IV. Luyện tập Bài tập 1 Em hãy phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Hai đứa trẻ ? Bài tập 2 Em hãy phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. |
củng cố
GV: nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm
- Dặn dò
GV yêu cầu học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới, truyện ngắn “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
Đây là giáo án soạn theo cấu trúc cũ, dạy theo phương pháp truyền thống, các bạn có thể vào link dưới đây để cập nhật những giáo án mới nhất nhé :
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12