XÂY DỰNG BÀI HỌC MINH HỌA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
BÀI: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Đọc hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy theo đặc trưng thể loại.
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
Bước 3. Xác định mục tiêu bài học
– Kiến thức:
+ Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
+ Đặc điểm cơ bản của thể loại truyền thuyết.
– Kỹ năng:
+ Huy động những hiểu biết về thể loại truyền thuyết để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
+ Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
*Về nghệ thuật:
– Tóm tắt cốt truyện.
– Nhận diện và phân tích nhân vật.
– Nêu và đánh giá các chi tiết kì ảo hoang đường trong truyên.
– Phân tích, đánh giá nghệ thuật kể chuyện.
* Về nội dung:
– Nêu và nhận xét về hiện thực được phản ánhtrong tác phẩm.
– Đánh giá về tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
+ Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyền thuyết khác của VHDG Việt Nam; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về tác phẩm; rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ truyền thuyết đã học và liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
– Thái độ:
+ Có ý thức trách nhiệm công dân, tình yêu đất nước.
+ Cảnh giác trước những âm mưu của kẻ thù trong công cuộc giữ nước.
+ Biết dung hòa giữa các mối quan hệ riêng – chung: tình yêu cá nhân và bổn phận với dân tộc.
Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Truyền thuyết ADV & MCTT được chia làm mấy phần? – Xác định những chi tiết, sự việc tiêu biểu. |
Nêu nội dung chính của từng phần. Dựa vào những chi tiết, sự việc đó, hãy tóm tắt truyền thuyết ADV& MCTT. |
– Phân tích, đánh giá nội dung của từng phần. Dựa trên những hiểu biết về cốt truyện, kể lại truyện theo lời văn của em. Tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ của các nhân vật sau khi chết. |
– Có những nhân vật nào trong tác phẩm? Xác định nhân vật chính. – Chỉ ra hành động của các nhân vật đó. |
– Phân tích đặc điểm của các nhân vật để thấy thái độ tình cảm của nhân dân với các nhân vật đó . – Nêu ý nghĩa của những hành động đó. |
– Nhận xét, đánh giá về nhân vật. Nếu viết lại tác phẩm này, có những hành động nào của các nhân vật mà em sẽ thay đổi? Tại sao em lại thay đổi như thế? |
Chỉ ra những chi tiết hoang đường, kì ảo trong tác phẩm. | Phân tích ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó. | Đánh giá tác dụng của các chi tiết hoang đường kì ảo đó trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. |
Tác giả dân gian đã gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ gì qua tác phẩm? | Lí giải tư tưởng, tình cảm, thái độ đó của tác giả dân gian. | Em có nhận xét gì về tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả dân gian trong tác phẩm? |
Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
– Truyền thuyết ADV & MCTT được chia làm mấy phần? – Tác phẩm có những chi tiết, sự việc tiêu biểu nào? |
– Nêu nội dung chính của từng phần. – Dựa vào những chi tiết, sự việc đó, hãy tóm tắt truyền thuyết ADV& MCTT. |
– Phân tích, đánh giá nội dung của từng phần. – Dựa trên những hiểu biết về cốt truyện, kể lại truyện theo lời văn của em. Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ của các nhân vật sau khi chết. |
– Có những nhân vật nào trong tác phẩm? Ai là nhân vật chính? + Chỉ ra những hành động của ADV trong quá trình xây thành chế nỏ? + ADV đã có những hành động, thái độ như thế nào khi kén rể và trước sự xâm lược của Triệu Đà? + Trước bi kịch mất nước, ADV đã có những hành động gì? + Chỉ ra những hành động của Mị Châu với Trọng Thủy. + Trước sự truy đuổi của quân Triệu Đà, Mị Châu đã làm gì? + Khi bị rùa vàng kết tội, Mị Châu đã làm gì? + Nêu sự hóa thân của MC sau khi chết. + Nêu những hành động của Trọng Thủy để tìm cách lấy cắp nỏ thần? + Nêu kết cục dành cho Trọng Thủy? |
+ Em thấy ADV là một vị vua như thế nào trong quá trình xây thành chế nỏ? + Qua những hành động của ADV, em thấy nguyên nhân nào khiến ADV để mất nước? + Em đánh giá như thế nào về những hành động đó? + Thái độ, tình cảm của tác giả dân gian dành cho nhân vật ADV như thế nào? + Em thấy MC là người như thế nào trong tư cách là vợ của Trọng Thủy? + Em thấy MC là người như thế nào trong tư cách là một công chúa của nước Âu Lạc? + Em có nhận xét gì về lời kết tội của rùa vàng? + Hình ảnh ngọc trai giếng nước có ý nghĩa gì? + Động cơ nào khiến Trọng Thủy trở thành con rể của ADV? + Kết cục đó có hợp lý không? Vì sao? |
+ Em rút ra bài học gì từ quá trình để mất nước của ADV? + Nếu em là ADV, em có hành động như vậy không? Tại sao? + Em đồng tình hay phản đối lời kết tội của rùa vàng dành cho MC? Tại sao? + Em nhận xét gì về thái độ của nhân dân khi xây dựng hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”? + Nếu là Trọng Thủy, em có hành động như vậy không? Tại sao? + Em đánh giá như thế nào về con người của Trọng Thủy? Nếu viết lại tác phẩm này, có những hành động nào của các nhân vật mà em sẽ thay đổi? Tại sao em lại thay đổi như thế? |
Chỉ ra những chi tiết hoang đường, kì ảo trong tác phẩm | Phân tích ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó? | Đánh giá tác dụng của các chi tiết hoang đường kì ảo đó trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. |
Tác giả dân gian đã gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ gì qua tác phẩm? | Lí giải tư tưởng, tình cảm, thái độ đó của tác giả dân gian. | Em có nhận xét gì về tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả dân gian trong tác phẩm? |
Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
– Hoạt động 1. Khởi động + Theo em, trong cuộc sống, khi tình yêu cá nhân mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, em sẽ lựa chọn điều gì? Tại sao em lại lựa chọn như vậy? + Thiết lập mục đích: Đọc một tác phẩm truyền thuyết bàn về mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích quốc gia, để hiểu về ý nghĩa của những lựa chọn của mỗi người. – Hoạt động 2. Hình thành kiến thức I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét khái quát về truyền thuyết ADV & MCTT – Truyền thuyết ADV & MCTT được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? – Tác phẩm có những chi tiết, sự việc tiêu biểu nào?Dựa vào những chi tiết, sự việc đó, hãy tóm tắt truyền thuyết ADV& MCTT. II, Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyền thuyết: 1, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật ADV: + Chỉ ra những hành động của ADV trong quá trình xây thành chế nỏ? + ADV đã có những hành động, thái độ như thế nào khi kén rể và trước sự xâm lược của Triệu Đà? + Trước bi kịch mất nước, ADV đã có những hành động gì? + Qua những hành động của ADV, em thấy nguyên nhân nào khiến ADV để mất nước? + Em đánh giá như thế nào về những hành động đó? + Thái độ, tình cảm của tác giả dân gian dành cho nhân vật ADV như thế nào? + Em rút ra bài học gì từ quá trình để mất nước của ADV? + Nếu em là ADV, em có hành động như vậy không? Tại sao? 2, Hướng dẫn hs tìm hiểu nhân vật Mị Châu + Chỉ ra những hành động của Mị Châu với Trọng Thủy. + Trước sự truy đuổi của quân Triệu Đà, Mị Châu đã làm gì? + Khi bị rùa vàng kết tội, Mị Châu đã làm gì? + Nêu sự hóa thân của MC sau khi chết. + Em thấy MC là người như thế nào trong tư cách là vợ của Trọng Thủy? + Em thấy MC là người như thế nào trong tư cách là một công chúa của nước Âu Lạc? + Em có nhận xét gì về lời kết tội của rùa vàng? + Hình ảnh ngọc trai giếng nước có ý nghĩa gì? 3, Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Trọng Thủy + Nêu những hành động của Trọng Thủy để tìm cách lấy cắp nỏ thần? + Nêu kết cục dành cho Trọng Thủy? + Kết cục đó có hợp lý không? Vì sao? + Nếu là Trọng Thủy, em có hành động như vậy không? Tại sao? 4, Hướng dẫn HS tìm hiểu những chi tiết kì ảo. – Em hãy nêu những chi tiết kì ảo trong tác phẩm? – Hãy phân tích ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó? – Đánh giá tác dụng của các chi tiết hoang đường kì ảo đó trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. 5, Hướng dẫn Hs tìm hiểu những bài học lịch sử trong tác phẩm. – Tác giả dân gian đã gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ gì qua tác phẩm? – Lí giải tư tưởng, tình cảm, thái độ đó của tác giả dân gian. – Em có nhận xét gì về tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả dân gian trong tác phẩm? |
Hs nêu đúng tên tác phẩm truyền thuyết đã học và đã đọc. Hs nêu quan điểm của mình bằng dạng nói hoặc dạng viết (ngắn). I. Tìm hiểu chung I. Vài nét về truyền thuyết ADV & MCTT 1.Bố cục: 3 đoạn – Đoạn1: ADV xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước :Từ đầu đến “bèn xin hoà” – Đoạn2: Cảnh nước mất nhà tan ; Tiếp đến “dẫn vua xuống biển” – Đoạn3: Mượn hình ảnh “Ngọc trai- giếng nước” để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu : Đoạn còn lại 2.Tóm tắt:Truyền thuyết miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của ADV và bi kịch mất nước nhà tan. Đồng thời, thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dân gian với từng nhân vật. II, Đọc hiểu truyền thuyết: 1, Nhân vật ADV a. Vai trò của ADV trong sự nghiệp giữ nước. *. Quá trình xây thành, chế nỏ: – Thành đắp tới đâu lại đổ tới đó – Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch để cầu đảo bách thần. – Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang (tức Rùa Vàng) giúp nhà vua xây thành “nửa tháng thì xong” – Trước sự băn khoăn của nhà vua “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”, Rùa Vàng đã cho ADV cái vuốt để làm lẫy nỏ (ADV là người có ý thức, trách nhiệm) * ADV được thần linh giúp đỡ vì: có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Qua đó, tác giả dân gian ngợi ca nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ chiến thắng ngoại xâm của dtộc. b. Ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo – Khẳng định việc làm của ADV là hợp lòng trời, hợp lòng dân. – Công cuộc dựng nước, giữ nước của ADV có tính chất chính nghĩa – Thần thánh hoá sức mạnh của vũ khí, khẳng định tinh thần cảnh giác, chuẩn bị chống giặc của ADV |
Hoạt động 3. Luyện tập Cho đoạn văn sau: (Mị Châu sau khi chết -> ADV cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển khơi) 1. Đoạn trích có những chi tiết kì ảo nào? 2. Qua những chi tiết kì ảo đó, tác giả dân gian thể hiện tư tưởng, thái độ gì? 3. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Mị Châu qua đoạn trích trên. |
|
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm những đề thi về Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
Cảm ơn cô Thu Trang. Thực sự cảm ơn và ngưỡng mộ trước năng lực và tâm huyết của cô. Tôi học hỏi được rất nhiều.