Soạn giáo án bài Chiều tối Ngữ văn lớp 11 theo phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Thư viện bài giảng Ngữ văn lớp 10-11-12
THIẾT KẾ BÀI HỌC
CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh
(Ngữ văn 11, kì 2, 01 tiết)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Về kiến thức:
– Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ.
– Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên và cuộc sống con nguời, nghị lực cách mạng, khát vọng tự do.
– Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình cách mạng.
Về thái độ:
– Củng cố thêm tình yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người.
– Bồi đắp thêm lòng ham sống và tinh thần lạc quan của tuổi trẻ.
Các năng lực cần có cho học sinh
– Năng lực cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình cách mạng.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận.
– Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án, SGK Ngữ văn 11, tập 2
– Phiếu học tập
- Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc lại các tác phẩm đã học trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
– Soạn bài theo hướng dẫn học bài/SGK Ngữ văn 11 tập 2.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
I. Hoạt động 1 – Khởi động Giáo viên yêu cầu học sinh ghi ra phiếu làm việc cá nhân: Nội dung: Kể tên các bài thơ đã học trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhớ lại một bài thơ mà học sinh yêu thích nhất. Cách tiến hành: Trong vòng 5 phút, học sinh kể tên các bài thơ và đọc thuộc một bài thơ mình yêu thích nhất. GV giới thiệu bài thơ “Chiều tối”. |
– Học sinh kể đúng tên tên các bài thơ đã học trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, đọc được một bài thơ mà học sinh yêu thích nhất. |
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức | |
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản | I. Tìm hiểu chung |
MỤC TIÊU | – Nắm được hoàn cảnh sáng tác, thể loại, hình thức văn tự của tập thơ “Nhật kí trong tù” và hoàn cảnh sáng tác cụ thể, vị trí, thể loại, bố cục của bài thơ “Chiều tối”. |
NHIỆM VỤ | – Học sinh đọc Tiểu dẫn và tìm ra được hoàn cảnh sáng tác, thể loại, hình thức văn tự của tập thơ “Nhật kí trong tù” và hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ “Chiều tối”. – Học sinh đọc văn bản và xác định thể loại, bố cục của bài thơ “Chiều tối”. |
PHƯƠNG THỨC | – Sử dụng kĩ thuật đọc lướt, tư vấn chuyên gia. |
SẢN PHẨM | – Học sinh nêu được hoàn cảnh sáng tác, thể loại, hình thức văn tự của tập thơ “Nhật kí trong tù” và hoàn cảnh sáng tác cụ thể, vị trí, thể loại và bố cục của bài thơ “Chiều tối”. |
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
GV yêu cầu tất cả học sinh đọc lướt phần Tiểu dẫn và thực hiện các yêu cầu sau: – Nêu xuất xứ của bài thơ? – Tập thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? – Tập thơ gồm bao nhiêu bài, hình thức văn tự của tập thơ? – Nêu hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ “Chiều tối”? Sau khi học sinh làm việc cá nhân, đặt câu hỏi, tổ chuyên gia tư vấn, GV nhận xét và chốt lại những kiến thức cơ bản. GV yêu cầu học sinh đọc văn bản, xác định thể loại và phân chia bố cục. |
1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác – Xuất xứ: Bài thơ số 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” + Hoàn cảnh sáng tác: Tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (8/1942 – 9/1943). + Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán, hầu hết được viết theo lối thơ Đường luật. – Hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ một buổi chiều muộn, trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. 2. Thể loại, bố cục – Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Bố cục: hai phần + Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên + Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống |
2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản | II. Đọc hiểu văn bản |
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu thơ đầu | 1. Hai câu thơ đầu |
MỤC TIÊU | – Cảm nhận bức tranh thiên nhiên lúc chiều muộn nơi núi rừng và và tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. – Thấy được nghệ thuật tả cảnh được sử dụng trong hai câu thơ đầu. |
NHIỆM VỤ | – Học sinh tự đọc hai câu thơ đầu và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. |
PHƯƠNG THỨC | – Sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. |
SẢN PHẨM | – Phân tích được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi núi rừng và tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. – Chỉ ra được nghệ thuật tả cảnh trong hai câu thơ đầu. |
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi nhóm (theo kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi) để thực hiện các yêu cầu sau: – Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu được miêu tả qua hình ảnh nào? Hình ảnh đó mở ra khoảng không gian, thời gian nào? – Trạng thái cảnh vật được miêu tả như thế nào (chú ý so sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác)? Ý nghĩa của sự miêu tả đó là gì? – Cảm nhận của em về cảnh trong hai câu thơ đầu qua bút pháp tả cảnh của Hồ Chí Minh? Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm. GV quan sát, lựa chọn ba nhóm tiêu biểu, mỗi nhóm trình bày một nội dung đã thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét. GV nhận xét và chốt kiến thức. |
– Màu sắc cổ điển của bức tranh thiên nhiên + Thi liệu cổ điển: cánh chim bay về núi và đám mây lẻ loi là những hình ảnh quen thuộc thường thấy trong thơ cổ báo hiệu thời gian cuối ngày, vạn vật tìm đến sự nghỉ ngơi. + Bút pháp chấm phá: cánh chim nhỏ bé, đám mây đơn lẻ đủ sức gợi lên một bầu trời mênh mông, hoang sơ và tĩnh lặng. – Sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm: vẻ mệt mỏi, nặng trĩu của cánh chim trong dáng bay, sự lẻ loi, chậm rãi trôi của đám mây trên bầu trời. Trạng thái cảnh vật có sự đồng điệu với trạng thái thể chất và chất chứa tâm sự cô đơn, lẻ loi của người tù sau một ngày đày ải nơi đất khách. – Vẻ đẹp tâm hồn Bác: tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực phi thường của một nhà thơ – chiến sĩ: dù mệt mỏi nhưng nhà thơ vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh vật để rồi thi hứng đến với Bác hết sức tự nhiên. => Bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc cổ điển; cảnh vật và tâm hồn con người hài hòa, đồng điệu; hình ảnh thơ đẹp nhưng đượm buồn. |
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu thơ cuối | b. Hai câu thơ cuối |
MỤC TIÊU | – Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh cuộc sống lao động của con người và tình yêu cuộc sống, ý chí nghị lực phi thường và khát vọng tự do của Hồ Chí Minh. |
NHIỆM VỤ | – Học sinh đọc hai câu cuối, thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1. |
PHƯƠNG THỨC | – Sử dụng phiếu học tập. |
SẢN PHẨM | – Học sinh ghi được kết quả thảo luận ra phiếu học tập. |
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
Giáo viên phát phiếu học tập số 1 cho học sinh, học sinh làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm (đã được chia theo bàn) để thực hiện các yêu cầu sau: – Hai câu thơ sau miêu tả chi tiết, hình ảnh gì? – Xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? – Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình? – Cảm nhận của em về bức tranh cuộc sống hiện lên ở hai câu cuối và vẻ đẹp của cái tôi trữ tình thể hiện trong hai câu thơ này? Học sinh hoàn thiện phiếu học tập. GV chọn 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét. GV tổng kết và chốt kiến thức cơ bản. |
– Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, giản dị của con người lao động trở thành trung tâm, điểm nhấn của bức tranh. – Hình ảnh ngọn lửa hồng mang đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui xua tan bóng đêm lạnh lẽo, hiu quạnh. – Nghệ thuật điệp liên hoàn kết hợp đảo ngữ: ma bao túc- bao túc ma giàu ý nghĩa: + Diễn tả chân thực vòng quay liên hoàn của cối xay ngô + Khắc họa hình ảnh cô gái xóm núi vất vả, cực nhọc nhưng khỏe khoắn và hăng say lao động. + Diễn tả sự dịch chuyển của thời gian và không gian. => Bức tranh chiều tối nơi núi rừng không chỉ có thiên nhiên mà còn đậm hơi thở cuộc sống. Ở đó ẩn chứa tình yêu của Bác đối với con người và cuộc đời đồng thời thể hiện khát vọng tự do, ý chí nghị lực phi thường của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. |
c. Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học | c. Tổng kết |
MỤC TIÊU | – Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. |
NHIỆM VỤ | – Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi. |
PHƯƠNG THỨC | – Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút. |
SẢN PHẨM | – Tổng kết được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ |
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ | – GV đánh giá và có thể cho điểm với những ý kiến hay. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong thời gian một phút (theo kĩ thuật trình bày một phút) và thực hiện yêu cầu: – Khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh trình bày. Giáo viên nhận xét, chốt lại những kiến thức cơ bản. |
– Nội dung: Bức tranh chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, tinh tế, đồng thời thể hiện được ý chí nghị lực phi thường của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. – Nghệ thuật: Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh: vừa giàu tính cổ điển vừa mang sắc thái tinh thần hiện đại luôn hướng về sự vận động phát triển tới ánh sáng, tương lai. |
III. Hoạt động 3 – Thực hành GV phát phiếu học tập cho học sinh. GV đặt câu hỏi: Qua bài thơ, em học tập được điều gì từ Hồ Chí Minh? |
3. Thực hành – Phiếu học tập 2 |
IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà) GV yêu cầu học sinh sưu tầm thêm một số bài thơ có hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ ca trung đại. Vẽ lại bức tranh chiều tối theo cảm nhận cá nhân. |
4. Vận dụng và mở rộng |
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm/ Tổ/ Tên học sinh:
Lớp
Tìm trong hai câu cuối | Nhận xét | Tâm trạng của nhân vật trữ tình | Cảm xúc cá nhân |
Chi tiết, hình ảnh | |
||
|
|||
Biện pháp nghệ thuật | |||
PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhóm/ Tổ/ Tên học sinh
Lớp:
So sánh | Hai câu đầu | Hai câu sau |
Hình ảnh | Con người | |
Bút pháp miêu tả | Tả thực | |
Thời gian | Chiều | |
Không gian | Cuộc sống lao động | |
Tâm trạng chủ thể trữ tình | Buồn |
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Tuyển tập tài liệu ôn thi môn Văn 11, những đề thi xoay quanh bài Chiều tối, những bài văn hay phân tích bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh : Chiều tối