ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn – Khối: 11
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
VIẾNG BẠN
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
Đứa nào bắn anh đó
Súng nào nhằm trúng anh
Khôn thiêng xin chỉ mặt
Gọi tên nó ra anh!
Tên nó là đế quốc?
Tên nó là thực dân?
Nó là thằng thổ phỉ?
Hay là đứa Việt gian?
Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt
Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng tôi ngày phân tán
Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung.
(Hoàng Lộc, trích trong tập phóng sự “Chặt gọng kìm Đường số 4”, 1950, NXB Vệ quốc quân)
Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản? (1.0 điểm)
Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong văn bản? (1.0 điểm)
Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ trong khổ thơ in đậm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (1.0 điểm)
Câu 4: Kể tên 01 bài thơ (tên tác giả – tên tác phẩm) viết về người lính chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 mà em biết? (0.5 điểm)
Câu 5: Hình ảnh người lính chống Pháp hiện lên như thế nào trong văn bản? (1.0 điểm)
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 dòng nêu cảm nhận của em về tình đồng chí sau khi đọc văn bản? (1.5 điểm).
Làm văn
Viết bài văn nghị luận bàn luận về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | – Thể thơ: 5 chữ
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng thể thơ: 0.5 điểm – Học sinh xác định đúng phương thức biểu đạt chính: 0.5 điểm. Gọi tên 2 phương thức biểu đạt: 0.0 điểm |
0.5 0.5 |
|
2 | – Chủ thể trữ tình: chủ thể ẩn, chủ thể trực tiếp “tôi”, “chúng tôi”.
– Cảm xúc của chủ thể trữ tình: lòng căm thù giặc và niềm tiếc thương vô hạn trước sự hi sinh của đồng đội. Hướng dẫn chấm: – Học sinh nêu đúng được một chủ thể trữ tình : 0.25 điểm, – Học sinh nêu được một ý trong phần cảm xúc của chủ thể trữ tình: 0.25 điểm – Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn hợp lí đều có thể chấp nhận.
|
0.5
0.5
|
|
3 | – Biện pháp tu từ:
+ Câu hỏi tu từ: “Tên nó là đế quốc?”, “Tên nó là thực dân?”, “Nó là thằng thổ phỉ?”, “Hay là đứa Việt gian?”. + Liệt kê: “đế quốc, thực dân, thổ phỉ, Việt gian” – Tác dụng: + Làm cho sự diễn đạt trở nên sinh động, giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm. + Làm nổi bật lòng căm thù của nhà thơ với những kẻ đã gây ra cái chết đau thương cho đồng đội. Hướng dẫn chấm: – Học sinh nêu được đúng một biện pháp tu từ, có kèm trích dẫn: 0.5 điểm – Học sinh nêu đúng được tác dụng của biện pháp tu từ: 0.5 điểm. Chấp nhận cách diễn đạt khác nếu hợp lí.
|
0.5
0.5 |
|
4 | – Đồng chí (Chính Hữu)
– Tây Tiến (Quang Dũng) – Việt Bắc (Tố Hữu) – …. Hướng dẫn chấm: – Học sinh kể tên đúng một bài thơ, đúng tác giả: 0.5 điểm – Học sinh kể tên đúng tác phẩm, không nói tác giả hoặc nói sai tác giả: 0.25 điểm. |
0.5 | |
5 | – Hình ảnh người lính hiện lên trong thơ với những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, căm thù giặc, thương yêu đồng đội, hy sinh, vượt khó, ….
– Người lính phải trải qua nhiều đau thương, mất mát song vẫn luôn giữ trọn lí tưởng cao đẹp: chiến đấu vì đồng đội đã khuất, vì đất nước, nhân dân… Hướng dẫn chấm: – Học sinh nêu được một ý trong đáp án: 0.5 điểm -Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn hợp lí đều có điểm. |
1.0 | |
6 | Gợi ý:
– Tình đồng chí là tình cảm thiêng liêng, cao quý của những người cùng chung mục tiêu, lý tưởng cộng sản. – Tình đồng chí trong bài thơ được thể hiện một cách sâu sắc. Đó là nỗi đau, niềm uất nghẹn không nói thành lời, sự tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của đồng đội. Đó còn là lòng căm thù giặc, một lòng quyết tâm chiến đấu vì người đồng chí đã nằm xuống…. Hướng dẫn chấm: – Đảm bảo hình thức của một đoạn văn: 0.25 điểm – Học sinh diễn đạt trôi chảy, đủ ý:1.0 – 1.25 điểm – Học sinh có ý đúng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt: 0.5 – 0.75 điểm -Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn hợp lí đều có điểm.
|
1.5 | |
II | LÀM VĂN | 4.0 | |
Viết bài văn nghị luận bàn luận về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. | |||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn nghị luận bàn luận về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. |
0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
*Giới thiệu vấn đề về xu hướng bỏ phố về làng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. | 0.5 | ||
Gợi ý:
– Bỏ phố về quê là hiện tượng một bộ phận giới trẻ hiện nay rời bỏ công việc, cuộc sống ở các thành phố lớn để về làm việc và sinh sống ở các làng quê yên bình. – Thực trạng: Bỏ phố về quê – xu hướng sống tích cực của giới trẻ. Có rất nhiều làn sóng khởi nghiệp ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp được thành lập và nhiều sản phẩm mới ra đời từ khu vực nông thôn. Chủ nhân các dự án này hầu hết là những người trẻ có trình độ, được đào tạo trong nước hoặc nước ngoài về quê lập nghiệp. – Dẫn chứng: (học sinh tự nêu dẫn chứng, đảm bảo phù hợp, chuẩn xác). – Nguyên nhân: + Áp lực công việc, không thích nghi với cuộc sống thành phố xô bồ, ồn ào. + Tìm về làng quê êm ả, thanh bình với lối sống chậm rãi, hài hòa với tự nhiên. + Theo trào lưu. ……… – Kết quả tích cực: + Giảm gánh nặng cho các thành phố lớn: việc làm, nhà ở, ô nhiễm…. + Giúp người trẻ có cơ hội sáng tạo, khởi nghiệp, thể hiện bản lĩnh… + Xây dựng quê hương đẹp giàu. – Mở rộng: + Không chạy theo trào lưu, thích thì làm, không thì bỏ. + Cần kiên trì, lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng đối đầu với khó khăn, thử thách, không ngại thay đổi, dám nghĩ và dám làm. – Bài học bản thân: Tích cực học tập, trau dồi vốn sống, năng lực và trình độ. Luôn học hỏi và sáng tạo không ngừng, phấn đấu trở thành những công dân ưu tú góp phần xây dựng quê hương đẹp giàu. Hướng dẫn chấm: – Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 1.5 điểm – 2.0 điểm. – Trình bày đầy đủ nhưng có ý chưa sâu: 0.75 điểm – 1.25 điểm. – Trình bày chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm. |
2.0
|
||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.5 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: – Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm. – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0.5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |