Đọc hiểu Tháng Hai: Tương tư hoa đào, Thương nhớ mười hai,

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn      Khối: 11

Thời gian làm bài:120 phút

Đề thi gồm có 02 trang

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

“Đã lâu lắm, chúng mình không được tin tức của nhau Quỳ nhỉ. Chiến tranh cắt đứt ân tình của hai ta: thôi đành lấy câu vận mệnh để khuây dần thương nhớ vậy.

Nhưng thương nhớ kì lạ lắm. Có những đêm không ngủ, nằm nghe tiếng mưa rơi, tôi cố nhớ lại nét mặt của người thương, mà không hiểu tại sao con mắt, miệng cười và mớ tóc xoã trên bờ vai tròn trĩnh lại lu mờ như thể chìm đắm trong khói sóng. Mà trái lại có những kỉ niệm rất bé nhỏ, rất tầm thường lại hiện ra rõ rệt, không suy suyển một ly trong trí óc của người nặng nợ lưu ly, nằm buồn trong gác nhỏ ngâm câu thơ nhớ vợ. […]

Tôi nhớ những buổi tối đi trên con đường Toà án ngan ngát mùi hoa sữa, nhớ những đêm trăng hai đứa dắt nhau trên đường Giảng Võ xem chèo, những đêm mưa ngâu, thức dậy thổi một nồi cơm gạo vàng ăn với thịt con gà mái ấp. Bao trùm tất cả những niềm thương nỗi nhớ ấy, tôi nhớ nhất một đêm cuối tháng giêng, đầu hai năm ấy, hai đứa mới quen nhau, cùng ăn chung một quả vú sữa của một người bạn phương Nam gửi ra cho, rồi đánh tam cúc cho tới nửa đêm về sáng. Bây giờ, ngồi xem én nhạn bay, có lúc tôi cũng bổ một quả vú sữa ra ăn, nhưng ăn thì lại nhớ đến một đêm tháng Hai đã mất “để mùa xuân kia có trở lại cũng bằng thừa”.

Yêu cái đêm tháng Hai ấy không biết chừng nào, nhớ những buổi đánh tam cúc và rút bất không biết thế nào mà nói. Lúc ấy, Tết đã hết từ lâu, mọi người đã trở lại với công việc thường ngày như cũ, nhưng mùa xuân vẫn còn phơi phới trong lòng người khách đa cảm nhìn đâu cũng thấy diễm tình bát ngát. Vừa hôm nào đi lễ ở Đống Đa, hôm nay đã là hội chùa Vua; mười ba là hội Lim; rằm tháng Giêng đi các chùa lễ bái; rồi là chùa Trầm, rồi trẩy hội Phủ Giầy, rồi xem tế thần ở Láng, đi về qua Giảng Võ, rẽ vào xem rước vía ở miếu Hai Cô; vài hôm sau lại đi hội Lộ, trở về xem rước ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng xem tết thần và đến đêm thì đi xem hát tuồng Tàu ở đền Bạch Mã…

Ở bất cứ hội hè nào, đàn bà con gái cũng đẹp nõn nà. Hoa rét còn đọng ở ngọn cây, ngọn cỏ. Những con mắt cười với những con mắt, những bàn tay muốn nắm lấy những bàn tay. Lòng người ấm áp muốn gửi sự ấm áp cho những người thương mến. Quái lạ, sao cùng là đất nước mà ở miền Bắc trời lành lạnh nên thơ đến thế, mà ở nhiều miền khác thì lúc ấy trời lại nóng, rôm sảy cắn nhoi nhói muốn làm cho ta cào rách thịt ra. Ăn cái gì cũng không ngon vì mệt quá. Đêm ngủ chẳng đẫy giấc vì càng uống nước đá lại càng háo trong người. Cái máy lạnh mở cho hết cỡ cũng chẳng làm thắm được tấm lòng yêu thương mệt nhọc. Người con gái đa tình xa nơi phần tử đêm nằm bỗng thấy buồn tê tê ở trong lòng vì chợt nhớ đến một câu hát cũ còn nhớ

 

được lúc mẹ ru, khi còn bé, ở đất Bắc xa xôi: “Buồn vì một nỗi tháng Hai/ Đêm ngắn ngày dài, thua thiệt người ta!”.

Yêu quá cái đêm tháng Hai ở đất Bắc; thương quá cái đêm tháng Hai ở Bắc, thành ra cái gì cũng thấy qua đi nhanh quá. Ước gì năm tháng dài thêm ra để ngày thì đi xem hội xem hè, đêm thì cùng với những người thân vui xuân với quân bài cao thấp.[…]”

(Trích Tháng Hai: Tương tư hoa đào, Thương nhớ mười hai,

Vũ Bằng, NXB Hội nhà văn, 2015)

Thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định nội dung chính của văn bản trên.

Câu 2. Văn bản sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: Vừa hôm nào đi lễ ở Đống Đa, hôm nay đã là hội chùa Vua; mười ba là hội Lim; rằm tháng Giêng đi các chùa lễ bái; rồi là chùa Trầm, rồi trẩy hội Phủ Giầy, rồi xem tế thần ở Láng, đi về qua Giảng Võ, rẽ vào xem rước vía ở miếu Hai Cô; vài hôm sau lại đi hội Lộ, trở về xem rước ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng xem tết thần và đến đêm thì đi xem hát tuồng Tàu ở đền Bạch Mã…

Câu 4. Nhận xét về tình cảm của cái “tôi” tác giả trong các câu văn sau: Yêu quá cái đêm tháng Hai ở đất Bắc; thương quá cái đêm tháng Hai ở Bắc, thành ra cái gì cũng thấy qua đi nhanh quá. Ước gì năm tháng dài thêm ra để ngày thì đi xem hội xem hè, đêm thì cùng với những người thân vui xuân với quân bài cao thấp.

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, theo em, trong thời đại công nghệ 4.0 có nên bỏ những lễ hội truyền thống đầu xuân không? Vì sao?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) để phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong văn bản trên.

Câu 2 (4,0 điểm). Cuộc sống luôn có những cơ hội; chủ động tìm kiếm hay chờ đợi cơ hội tới là lựa chọn của mỗi người.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về những cách tìm kiếm và nắm bắt cơ hội trong cuộc sống của tuổi trẻ.

—-HẾT—

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024; MÔN NGỮ VĂN 11 

 

TT năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức  
      Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

%

điểm

1 Đọc Văn bản thể loại tùy bút 2 2 1   40
(10%) (20%) (10%)
 

 

2

 

Viết

– Viết đoạn nghị luận về một vấn đề văn học 1*

(5%)

1*

(5%)

1*

(5%)

1*

(5%)

20
    – Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội 1*

7,5%

1*

10%

1*

10%

1*

12,5%

40
Tổng 22,5% 35% 25% 17,5% 100
Tỉ lệ chung 57,5% 42,5% 100

%

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 11 

 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I ĐỌC HIỂU 4.0
1 Nỗi hoài niệm/nhớ thương của nhân vật “tôi” về cảnh vật, con người, sinh hoạt và phong tục vào tháng Hai ở Bắc Việt.

–  Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

–  Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không có điểm.

0.5
2 Đoạn văn sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận

–  HS xác định được từ 03 phương thức biểu đạt trở lên: 0,5 điểm;

–  HS xác định được 02 phương thức biểu đạt: 0, 25 điểm.

–   HS xác định được 01 hoặc không xác định được phương thức biểu đạt nào: 0 điểm

0.5
3 –  Biểu hiện của biện pháp tu từ liệt kê: liệt kê các lễ hội tháng hai ở xứ Bắc: lễ ở Đống Đa, hội chùa Vua; hội Lim; đi các chùa lễ bái; chùa Trầm, hội Phủ Giầy, tế thần ở Láng, rước vía ở miếu Hai Cô; hội Lộ, rước ở đình Thiên Hương, tết thần ở đình Ủng, hát tuồng Tàu ở đền Bạch Mã…

–  Tác dụng:

+ Gợi lên một bức tranh nhộn nhịp, tưng bừng, phong phú của các lễ hội ở Bắc Việt mỗi khi vào tháng Hai hàng năm.

+ Nỗi nhớ/hoài niệm của tác giả về tháng Hai, về Bắc Việt; tình yêu quê hương của người con xa quê;

+ Làm cho nhịp văn ngắn, chậm rãi, phù hợp với dòng hoài niệm của nhân vật “tôi”.

–  Chỉ ra các biểu hiện của phép Liệt kê: 0,25 điểm

–  Nêu tác dụng: mỗi ý: 0,25 điểm

1,0
4 –  Cái “tôi” tác giả thể hiện ở các phương diện:

+ Niềm yêu mến, thương nhớ, nuối tiếc những đêm tháng Hai xứ Bắc (thể hiện qua các từ ngữ như: yêu quá; thương quá, cái gì cũng thấy qua đi nhanh quá, …);

+ Hoài niệm, ao ước được trở lại với Bắc Việt thân thương (thể hiện qua các từ ngữ như: ước gì, …)

–  Nhận xét:

+ Đó là cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đa cảm, yêu thương và gắn bó với quê hương xứ sở.

+ Đó là sự ngợi ca và trân trọng những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mỗi ý lớn: 0.5 điểm; mỗi ý nhỏ: 0,25 điểm; Ở Ý lớn 1: nếu HS chỉ nêu

biểu hiện mà không có dẫn chứng thì cho 1/2 số điểm.

1,0
5 – HS đưa quan điểm của cá nhân về việc có nên bỏ các lễ hội truyền 1,0

 

 

    thống đầu xuân không: không nên bỏ/ nên bỏ/ vừa không nên vừa nên bỏ các lễ hội truyền thống đầu xuân;

– HS có thể lựa chọn 01 trong 03 phương án nhưng cần có lí giải thuyết phục.

Ý 1: 0,25 điểm; Ý 2: 0,75 điểm

 
II   Làm văn 6.0
  1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự kết hợp

giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức,dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,

quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình thể hiện trong văn bản trên

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý.

–    Yếu tố tự sự: là việc ghi chép lại những khung cảnh thiên thiên; phong tục, lối sinh hoạt của con người Bắc Việt qua hoài niệm của tác giả;

–   Yếu tố trữ tình: là tình cảm, cảm xúc của cái “tôi” tác giả thể hiện thông qua cách diễn đạt tài hoa và ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh: niềm yêu mến, nỗi nhớ thương, hoài niệm, mong mỏi khát khao về tháng Hai Bắc Việt, ẩn giấu mong ước hòa bình cho dân tộc.

–   Sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình: sự kết hợp hài hòa đan xen, trong tự sự có trữ tình, trong trữ tình có tự sự để vừa vẽ lên bức tranh tháng Hai với các sinh hoạt, lễ hội độc đáo vừa bộc lộ nỗi hoài niệm nhớ thương của tác giả;

–   Đánh giá: Sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình cho thấy sự quan sát

tinh tế và tình yêu của tác giả đối với Bắc Việt, nỗi nhớ nhung người thân của một người con xa xứ.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

–   Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểmvà hệ thống ý.

–   Lập luận chặt chẽ thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,25

 

 

  2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của em về cách

nắm bắt cơ hội trong cuộc sống của tuổi trẻ.

4,0
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội: chủ động tìm kiếm cơ hội hay chờ đợi cơ hội đến với bản thân

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết.

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

*   Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề

*  Triển khai vấn đề nghị luận

–  Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Cơ hội/ Chủ động nắm bắt cơ hội/ chờ đợi cơ hội tới.

–  Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Chủ động tìm kiếm cơ hội là biểu hiện của lối sống tự chủ của người có năng lực, bản lĩnh; là người làm chủ được bản thân; có tầm nhìn thấu đáo trong quá khứ, hiện tại và tương lai; là tiền đề của sự thành công của tuổi trẻ, …

+ Chờ đợi cơ hội tới là biểu hiện của lối sống thụ động, ỉ lại, trông chờ vào những vận may đối với bản thân; đôi khi đánh mất đi những thời khắc quan trọng trong cuộc đời bởi lối sống thụ động, …

–  Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho

bản thân.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–   Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

–   Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–   Lập luận chặt chẽ thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ quan điểm riêng nhưng phải

phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiêng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách

diễn đạt mới mẻ.

0,5
    TỔNG ĐIỂM 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *