MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN- KHỐI 12 (Theo hướng Đổi mới KT-ĐG)
Thời gian làm bài: 120’ phút (không kể thời gian giao đề)
MỤC TIÊU
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn THPT (chủ yếu ở lớp 12, có tích hợp kiến thức lớp 11 ở câu NLVH)
Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Học sinh làm quen với cấu trúc đề thi Quốc gia theo đề thi minh họa của Cục Khảo thí năm học 2017-2018.
HÌNH THỨC: Tự luận.
III. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề – mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng |
Đọc- hiểu văn bản |
– Các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, bptt, PCNN – Các vb trong chương trình 12 hoặc vb bất kì. |
Nhận diện được nội dung, nghệ thuật, nghĩa suy ra … của một đoạn văn bản | ||
Số câu: 4 Số điểm Tỉ lệ |
2 2 20% |
2 1.0 10% |
4 câu 3.0 điểm = 30% |
|
Làm văn Không giới hạn nội dung kiến thức. |
Viết một đoạn văn NLXH ngắn. | 1 câu 2.0 =20% |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị luận về TP VH | 1 câu 5đ = 50% |
||
Tổng cộng Số điểm Tỉ lệ |
2.0 điểm 20% |
1.0 điểm 10% |
2 7.0 70% |
6 câu 10.0 đ 100% |
Người lập ma trận
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
KHỐI 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Ngày kiểm tra: )
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) “Bạn có biết, cũng như tuổi già, trưởng thành là một quá trình không thể ngăn cản, trước hay sau, nhanh hay chậm chúng ta cũng buộc phải trưởng thành. Trưởng thành là kết quả của những biến cố, vấp ngã, va chạm và những trải nghiệm mà ta thu nhặt được trên đường đời. Nhưng cũng vì vậy mà sự trưởng thành có thể bị trì hoãn, cũng như có thể được thúc đẩy…một cách khách quan hay chủ quan.
(2) Có người nói với tôi rằng con người chúng ta cũng như những cái cây và có những người giống như câu bonsai vậy. Cây bonsai không phát triển về tầm vóc, nhưng nó vẫn trưởng thành.
(3) Một người bạn của tôi tâm sự rằng, khi cha anh mất vào năm anh 13 tuổi, một phần con người anh đã chết theo ông, phần còn lại trưởng thành gần như ngay lập tức khi anh phải đối diện và xử lí tất cả việc còn lại của gia đình, thay cha chăm sóc mẹ và hai cô em gái nhỏ. Không còn chọn lựa, vào năm 13 tuổi, anh buộc phải trưởng thành.
(4) Bạn hỏi rằng làm sao để biết mình đã trưởng thành hay chưa ư? Tôi sẽ nói bạn nghe điều tôi nghĩ: Bạn trưởng thành khi bạn đủ mạnh mẽ để trở thành điểm tựa, dù là điểm tựa của bất cứ ai, kể cả chính bản thân mình.”
(Phạm Lữ Ân – Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội nhà văn, năm 2013)
- Xác định nội dung của đoạn văn bản? (0.5đ)
- Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của đoạn văn bản? (1.0đ)
- Theo người viết “trưởng thành” là gì? (0.75đ)
- Cũng theo người viết, khi nào con người biết mình trưởng thành? (0.75 đ)
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn văn bản anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự trưởng thành của con người trong cuộc sống. (đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 2 (5 điểm):
“ Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
Trống gì đấy, u nhỉ?
– Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ… – bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:
Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra, chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
Việt Minh phải không?
Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện lên cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đúng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….”
(Trích Vợ nhặt– Kim Lân)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Theo anh/chị, chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….” trong đoạn văn bản này có gì khác biệt với chi tiết hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua” thoáng hiện ra trong tâm trí nhân vật Thị Nở ở đoạn kết truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao?
…………………… Hết……………………
Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1: Nội dung của đoạn văn bản: Viết về sự trưởng thành của mỗi con người.
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của đoạn văn bản: so sánh
Tác dụng: Giúp cho cách diễn đạt sinh động, cụ thể và gợi cảm hơn.
Câu 3: Theo người viết “trưởng thành” là kết quả của những biến cố, vấp ngã, va chạm và những trải nghiệm mà ta thu nhặt được trên đường đời.
Câu 4: Theo người viết: khi con người đủ mạnh mẽ để trở thành điểm tựa, dù là điểm tựa của bất cứ ai, kể cả chính bản thân mình thì khi đó họ biết mình trưởng thành.
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
* Nội dung: HS trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình theo yêu cầu. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải đảm bảo:
– Giải thích được ý nghĩa của cụm từ “trưởng thành”: Trưởng thành có nghĩa là một người có khả năng đứng trên đôi chân của mình, tự suy nghĩ bằng cái đầu của mình, tự kiếm sống bằng khả năng của mình và biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành vi gây ra…
– Biểu hiện của sự trưởng thành: sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội, dám đương đầu với những thử thách, dám đón nhận những cơ hội và dám phát huy hết khả năng của mình…
– Ý nghĩa của sự trưởng thành: Trưởng thành giúp cho con người có cuộc sống tự do, nhận được sự yêu mến, tin cậy của mọi người. Sự trưởng thành cũng giúp con người có cái nhìn thực tế và tích cực về cuộc sống, biết cách hoạch định để làm chủ tương lai của mình …
– Bài học cho bản thân:
+ Học tập, tiếp nhận tri thức (cả tri thức KHTN, KHXH lẫn tri thức trong cuộc sống, giao tiếp, ứng xử hàng ngày…)
+ Rèn luyện nhân cách, tâm hồn, đạo đức, lối sống…
* Hình thức: Viết đúng cấu trúc của đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Các phần liên kết chặt chẽ, diễn đạt tốt và có cảm xúc.
Câu 2:
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ
Xác định nội dung:
– Cảm nhận về nội dung đoạn văn: Tình cảnh khốn cùng của gia đình Tràng buổi sáng sau hôm “nhặt” được vợ và dấu hiệu của cách mạng trong đầu Tràng
– So sánh chi tiết kết thúc hai thiên truyện.
Xác định thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh
BƯỚC 2: LẬP DÀN BÀI
Mở bài: Giới thiệu nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và trích dẫn đoạn văn
Thân bài:
Luận điểm 1: Cảm nhận về đoạn văn:
Ý 1: Khái quát về đoạn văn gắn với cốt truyện
Ý 2: Cảm nhận về nội dung:
* Tình cảnh khốn cùng của gia đình Tràng buổi sáng sau hôm “nhặt” được vợ
– Họ đã phải ăn cám
– Tiếng trống thúc thuế, tiếng quạ kêu à không khí căng thẳng, chết chóc
– Người con dâu “khẽ thở dài”, Cụ Tứ tuyệt vọng ngoảnh vội ra sân giấu nước mắt, mặt Tràng “khó đăm đăm” à Trạng thái lo lắng, tuyệt vọng khi bị đẩy vào cảnh cùng đường tuyệt lộ.
* Thông tin về Việt Minh của cô vợ nhặt và diễn biến tâm trạng của Tràng
– Thông tin : Không nộp thuế, phá kho thóc chia cho người đói à giải quyết được tình cảnh khốn khổ hiện tại của gia đình
– Phản ứng tâm lí của Tràng:
+ Nhớ lại hiện lên cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.; hiểu ra họ là Việt Minh đấy; rồi thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
+ Ngồi nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
Bắt đầu nhận thức về VM, và đó là dấu hiệu cho thấy người nông dân đã hướng về CM, sẵn sàng tham gia CM. Đó là con đường tất yếu của họ, cũng là con đường tươi sáng cho tương lai
Đoạn văn bản vừa phản ánh hiện thực tăm tối bi thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945, vừa khắc họa vẻ đẹp của người lao động: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng, dù đang đứng bên bờ vực của cái đói, cái chết, họ vẫn không mất niềm tin vào cuộc sống, vẫn hướng tới ngày mai.
Ý 3: Nghệ thuật
– Đặt nhân vật vào tình huống bi thảm, éo le để tự bộc lộ phẩm chất
– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, đậm sắc thái nông thôn đồng bằng Bác bộ.
Luận điểm 2: So sánh hai chi tiết:
Ý 1: Giống:
– Hai chi tiết đều dùng để xây dựng hình ảnh của người nông dân trước cách mạng.
– Cũng là hai chi tiết dùng để kết thúc tác phẩm, tạo kiểu “kết thúc mở”, khơi gợi liên tưởng nơi người đọc.
Ý 2: Nét khác biệt
– Chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….” khơi gợi nơi người đọc dấu hiệu của sự sống, con đường đi tới ngày mai tươi sáng cho nhân vật.
– Chi tiết “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua” thoáng hiện ra trong tâm trí nhân vật Thị Nở khơi gợi nơi người đọc tình cảnh khốn cùng, bế tắc không lối thoát của người nông dân trong xã hội cũ.
Cả hai văn bản đều viết về hiện thực nông thôn VN trước cách mạng, đều mang giá trị nhân đạo sâu sắc, nhưng ở Vợ nhặt đã có nét mới, hướng con người ta tin vào cuộc sống, vào ngày mai.
Kết bài: Đánh giá chung