Đề thi Văn 11 học kì 1 Năm 2019-2020 – THPH Xuân Huy Tuyên Quang

 

———-

  ĐỀ THI HỌC KÌ I 

Môn: Ngữ văn lớp 11

                        Thời gian: 90 phút 

  1. Phần đọc  hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Kế hoạch cho cuộc sống tức là cuộc sống có mục đích
Theo phần lớn các nhà tâm lý học, kế hoạch cho cuộc sống có một ý nghĩa quan trọng, vì đó là sự khẳng định những mục tiêu cần vươn tới. Giáo sư tiến sĩ Davis J. Schwartz đã viết: “Sống không có mục đích thì cũng chẳng khác gì kẻ hành khất trong cuộc đời, chỉ đi, đi mãi, chẳng biết mình sẽ đi đâu và đặt chân đến nơi nào”. Ông cho rằng mục đích sống cũng quan trọng chẳng khác gì không khí đối với sự sống. Dave Mahoney, từ một nhân viên bình thường làm tại một Công ty quảng cáo đã trở thành Chủ tịch Công ty Good Humor ở tuổi 33 đã tâm sự về mục đích sống: “Điều quan trọng không phải là bạn đã ở đâu hay bạn đang ở đâu mà là bạn muốn đến được đâu”. Một doanh nghiệp thành công trên thương trường luôn phải đặt kế hoạch cho các mục tiêu dài hạn ít nhất là 10 đến 15 năm. Những nhà quản lý doanh nghiệp thành đạt phải luôn đặt câu hỏi: “Trong 10 năm tới Công ty sẽ đi đến đâu?”. …..Theo nhà tâm lý học Hanna Hamer, kế hoạch cho cuộc đời thành đạt là điều kiện “cần” chứ chưa phải là điều kiện “đủ”, vì trong cuộc sống có rất nhiều điều diễn biến phụ thuộc vào chúng ta, song cũng có nhiều điều mà chúng ta “bó tay”..…Nói đến kế hoạch là nói tới mục đích cần vươn tới. Theo giáo sư Davis J. Schwartz, một kế hoạch cho cuộc sống khả dĩ là phải cho 10 năm, bạn phải trả lời được câu hỏi: 10 năm nữa hình ảnh của mình sẽ như thế nào? Cụ thể, bạn muốn mình sẽ trở thành con người như thế nào?
(Nguồn:Cẩm nang dành cho người thành đạt- Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Công ty Good Humor Điều quan trọng không phải là bạn đã ở đâu hay bạn đang ở đâu mà là bạn muốn đến được đâu” không? Vì sao?
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích anh/ chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân?
Câu 4. Quan điểm của Giáo sư tiến sĩ Davis J. Schwartz  “Sống không có mục đích thì cũng chẳng khác gì kẻ hành khất trong cuộc đời, chỉ đi, đi mãi, chẳng biết mình sẽ đi đâu và đặt chân đến nơi nào” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? (Trình bày trong một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng).

  1. Phần làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau:
“ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!  Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”
( Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11 tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2011)
Từ đó nhận xét ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao ?

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần Câu Đáp án, hướng dẫn chấm Điểm
tối đa
Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
2 – Đồng tình
– Vì: 
+ Quan điểm trên cho thấy tầm quan trọng của việc xác định mục đích sống, mục tiêu hướng tới…
+ Thành công trong cuộc sống không phải là vị trí đứng mà là hướng đi.
0,5
0,5
3 – Thông điệp: : “Điều quan trọng không phải là bạn đã ở đâu hay bạn đang ở đâu mà là bạn muốn đến được đâu”.
( Học sinh có thể lựa chọn thông điệp khác tuy nhiên thông điệp đó phải được rút ra từ nội dung đoan trích)
1,0
4 Học sinh khái quát được nội dung quan điểm, bày tỏ theo suy nghĩ bản thân, suy nghĩ phải phù hợp với xu hướng xã hội và chuẩn mực đạo đức  1,0
Làm văn 7,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn:  
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. .Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề 
  0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  Hình tượng Chí Phèo say song hành cùng tiếng chửi  0,5
c. Triển khai vấn đề tự sự theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ.  
* Mở bài
– Giới thiệu tác giả; tác phẩm
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài
– Vị  trí đoạn trích
– Khái quát nội dung đoạn trích
– Khái quát cuộc đời của Chí Phèo
– Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo
+ Chí Phèo say cất tiếng chửi 
+ Đối tượng bị chửi
+ Phản ứng của đối tượng bị chửi trước tiếng chửi của Chí Phèo
+ Cảm xúc, thái độ, tâm trạng của Chí Phèo trước phản ứng của các đối tượng bị chửi.
+ Nhận xét về tiếng chửi của Chí Phèo
~ Tiếng chửi vu vơ, uất ức của một kẻ lưu manh, cô độc
~ Bi kịch tinh thần đau đớn của một kẻ bị loại ra khỏi xã hội loài người
~ Khao khát được giao tiếp với mọi người dù hình thức giao tiếp tồi tệ nhất- tiếng chửi
~ Nhận thức của Chí Phèo về hoàn cảnh rất khổ, rất tức, rất cay đắng của bản thân “Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không”…-> hắn tìm đến với rượu không phải chỉ vì nghiện mà để say, để quên, để có thể mạnh, để gây sự, để rạch được mặt ăn vạ….và để bộc lộ được nỗi niềm phẫn uất của bản thân.
– Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện
+ Ngôn ngữ sắc lạnh, nửa trực tiếp, nửa gián tiếp “Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi mất!”
+ Kết  hợp đan xen ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ bình luận
-> Nhấn mạnh khát khao giao tiếp của Chí Phèo với cuộc đời nhưng lại phải giao tiếp trong điều kiện không bình thường…
 * Kết bài
Kết lại vấn đề và mở rộng vấn đề
  5,5
0,25
5,0
0,25
0,25
3,5
 
1,0
0,25
d. Chính tả, dùng từ , đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. 
0, 25
e. Sáng tạo
Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ mới mẻ về vấn đề tự sự. 
0,25
                    ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II 10.0  

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *