Đề thi thử Vợ chồng A Phủ theo hướng giảm tải 2020

 

SỞ GIO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2019 – 2020
Trường THPT Phạm Phú Thứ MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kị không?
Câu trả lời dĩ nhiên là có.
Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nghĩ sao mình như này như này, mà không có được những thứ như kia. Sao cô này anh nọ có cái đó, mà mình hổng có cái đó v.v…. Và rồi kết quả thì sao? Giữa tình bạn luôn có một bức tường, giữa lòng người luôn có những vết thương, và chẳng làm bạn được bao lâu mọi thứ cũng lên đường.
Tôi chợt nhớ hình ảnh ngày xưa chúng ta đi học, đôi lúc bạn bè cứ kèn cựa nhau vì một hai con điểm. Có khi đứa này cao điểm hơn, đứa kia vì thế mà buồn khổ suốt tuần. Rồi cứ thế lao vào học, lao vào thi. Sự đố kị, ghẹn tị ở mức độ nhẹ nhành như vậy thì rất có ích bởi nó là động lực cho mình phát triển. Nhưng ngày xưa khi mọi chuyện xảy ra xong xuôi thì bạn bè vẫn giúp đỡ nhau, vẫn xuống nước để giữ gìn tình cảm của nhau. Còn lớn lên thì khác, trong công ty mà bạn bị ghét, bị đố kị, có khi sẽ bị hại cho đến văng mất xác ra khỏi công ty vẫn còn ngơ ngác không hiểu sao mình bị vậy. Sự đố kị khi vượt qua ngưỡng “động lực”, nó sẽ đi đến một ngưỡng khác là “ích kỉ”. Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận.
(Trích Lòng đố kị, Theo Mỉm cười cho qua, Iris Cao – Hamlet Trương, NXB trẻ 2015, tr.174-175)
    Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
   Câu 2. (0,5 điểm) Theo người viết, lòng đố kị có ích khi nào?
   Câu 3. (1,0 điểm) Tính thuyết phục của văn bản  được thể hiện như thế nào?
   Câu 4. (1,0 điểm) Hãy loại bỏ  lòng đố kị theo cách riêng của anh (chị).
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
    Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận”.
   Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ (Trích vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai của nhà văn Tô Hoài).
 
……………………………Hết……………………………..
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2019 – 2020
Trường THPT Phạm Phú Thứ MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

                                      HƯỚNG DẪN CHẤM
                       Hướng dẫn chấm này có 4 trang
HƯỚNG DẪN CHUNG
– Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
– Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.
– Điểm lẻ tính đến 0.25đ; điểm toàn bài làm tròn theo quy định.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

   
Phần Câu/ý Nội dung Điểm  
 
 
 
 
I.ĐỌC- HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5  
2 Theo người viết, lòng đố kị có ích khi ở mức độ nhẹ nhàng (bạn bè kèn cựa nhau vì một hai con điểm rồi lao vào học, vào thi) bởi nó là động lực cho mình phát triển. 0,5  
3 Tính thuyết phục của văn bản  được thể hiện:
– Kết cấu văn bản rất chặt chẽ, logic.
– Dẫn chứng minh họa cho văn bản rất phong phú: Có chuyện xưa – chuyện nay, chuyện người – chuyện mình.
1,0  
4 Thí sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình về cách loại bỏ lòng đố kị, tránh lặp lại suy nghĩ của người viết trong văn bản. Định hướng những ý sau:
– Nhận thức mỗi người luôn có thế mạnh, ưu điểm riêng, có thể được phát huy.
– Luôn giữ tinh thần, thái độ học hỏi, cầu thị để không thấy mình kém cỏi trước người khác và cảm thấy ghen ghét với người hơn mình.
– Chủ động tìm hiểu để thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ….
1,0  
 
 
 
 
 
 
 
II. LÀM VĂN
1 Về ý kiến: Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận” 2,0  
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn 0,25  
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Mức độ nguy hại của lòng ích kỉ
0,25  
c. Nội dung đoạn văn 1,0  
Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản thuộc phần Đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, thuyết phục:
– Lòng ích kỉ là gì?
– Mức độ nguy hại của lòng ích kỉ (Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận”): Khi sống ích kỉ, con người ta chỉ biết đến bản thân mình. Khi cố thủ, chỉ biết bản thân, con người ta sẽ đánh mất đi các mối liên hệ với mọi người xung quanh, với thế giới bên ngoài, mọi xúc cảm của một con người cũng sẽ bị tiêu diệt… Con người chỉ tồn tại chứ không sống theo đúng nghĩa của từ này. Khi sống ích kỉ, con người ta sẽ dễ sa vào những điều tiêu cực, xấu xa. Hệ quả là con người sẽ đánh mất mình và sa vào thù hận.
– Khẳng định ý kiến đúng và rút ra bài học.
   
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0,25  
e. Chính tả: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25  
2      Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ (Trích vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai của nhà văn Tô Hoài). 5,0  
1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bàiThân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề;  Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
0,5  
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
 
0,5  
3. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
3,0  
a/  Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:
Giới thiệu tác giả Tô Hoài, trích đoạn tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
b/ Cảm nhận về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.
-Hoàn cảnh:
+ Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị lầm lũi, cô độc.
+ Nhìn A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn thản nhiên, vô cảm.
-Sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng và hành động phản kháng mạnh mẽ:
+Một đêm, khi thấy “một dòng nước mắt lấp ló bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ ”, Mị thức tỉnh, ý thức phản kháng nhen nhóm trong suy nghĩ của Mị:
Mị nhớ đến cảnh mình bị trói, cảnh người đàn bà bị trói đến chết trong quên lãng, Mị nhận ra tội ác của cha con thống lý.
Mị nghĩ đến thân phận “làm nhà thống lý” và sự nghịch lý đối với A Phủ.
Mị nghĩ đến cái chết của A Phủ và quyết định cứu A phủ.
+ Hành động phán kháng mạnh mẽ, quyết liệt:
Mị rón rén mà quyết liệt cắt dây trói cứu A Phủ.
Mị chợt nhận ra “ở đây thì chết mất” và chạy theo A Phủ, cùng A Phủ thoát khỏi kiếp nô lệ ở nhà thống lý, đến với cuộc sống tự do.
–         Nghệ thuật: nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật trần thuật nửa trức tiếp.
c.Đánh giá chung
+ Sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng mạnh mẽ của Mị thể hiện khát vọng sống và khả năng cách mạng ở người lao động. Đây là điều kiện cần để họ thức tỉnh, đến với cách mạng, tham gia đấu tranh giành lấy tự do.
+ Thể hiện rõ cảm hứng sáng tác, tư tưởng nhân đạo; tài năng nghệ thuật của nhà văn.
0,5
 
 
 
2.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
0.25
 
 
 
d. Sáng tạo:
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5  
e. Chính tả: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,5  
Tổng điểm 10,0  

 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *