Đề thi thử tốt nghiệp Vợ chồng A Phủ .đề số 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
————————-

ĐỀ THI THAM KHẢO

 

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 
                                                (Đề thi có 01 trang)
 
 

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ:
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm http://thlienchau.vin…edu.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
   Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4. Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
                                                   “Em đi cuối đất cùng miền
               Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân
LÀM VĂN (7.0 đim)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
            Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.
(Phần trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
 
……………..Hết……………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
 

ĐỀ THAM KHẢO
 
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)

 
 

 
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5
2 Cảnh vật quê hương được cảm nhận bằng thị giác, vị giác, thính giác, xúc giác. 0.5
3 Cách hiểu nội dung các dòng thơ: Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, thể hiện được vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người qua các hình ảnh “đàn trâu thong thả”, “lốm đốm hạt sao”… 1.0
4 Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ của bản thân theo những cách khác nhau, tuy nhiên cần xuất phát và gắn bó với vấn đề được đặt ra trong hai câu kết. Có thể tham khảo gợi ý:
Hai câu thơ: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ: tình yêu quê hương của mỗi người không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước.
1.0
II   LÀM VĂN 7.0
  1 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống. 2.0
 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
0.25
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống. 0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cách nhưng phải làm rõ vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Có thể triển khai theo hướng sau:
– Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.
– Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:
+ Là chỗ dựa tinh thần cho con người; giúp mỗi người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội;
+ Nâng cao ý chí quyết tâm, thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến, xây dựng quê hương của mỗi con người;
+ Gắn kết cộng đồng, giúp con người xích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ tốt đẹp.
+ Là động lực cho chúng ta có trách nhiệm với quê hương và yêu quê hương hơn;
 
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
 
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
 
2 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ. 5.0
 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ. 0.5
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ , vấn đề nghị luận là vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ. 0.5
* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.
– Vẻ đẹp tâm hồn của Mị thể hiện ở việc luôn tìm đến ánh sáng:  dù sống trong đày đọa, khổ đau nhưng Mị vẫn thói quen sưởi lửa hơ tay, hơ lưng vào những đêm mùa đông dài và buồn để tìm hơi ấm, tìm ánh sáng.
– Vẻ đẹp tâm hồn của Mị thể hiện ở tấm lòng yêu thương con người, sự đồng cảm, vị tha: khi nhìn thấy một dòng nước mắt của A Phủ đang bị trói đứng: Mị nhớ lại tình cảnh của mình năm trước cũng bị trói đứng, Mị thương mình, thương người, vượt qua nỗi sợ về cái chết bằng sức mạnh của tình yêu thương đồng loại.
– Vẻ đẹp tâm hồn của Mị thể hiện ở việc nhận thức tội ác của giai cấp thống trị và đứng lên phản kháng.
– Vẻ đẹp tâm hồn của Mị thể hiện ở khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt: hành động mạnh mẽ, dứt khoát khi rút dao cắt dây cởi trói giải thoát cho A Phủ và chạy trốn theo A Phủ để giải thoát chính mình.
– Vẻ đẹp tâm hồn của Mị được nhà văn miêu tả tinh tế qua diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật; ngôn từ độc đáo, sinh động giàu ý nghĩa; cách kể chuyện lôi cuốn, kịch tính.
3.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

………………..Hết…………….
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *