Đề thi thử THPT quốc gia môn văn theo cấu trúc mới 2019. đề 27 Người lái đò sông Đà

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 Bài thi: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
  1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:
Có một người đứng dưới mái hiên tránh mưa. Nhìn thấy Quan Âm Bồ Tát đang cầm ô đi qua, người này liền nói: “Quan Âm Bồ Tát, xin người hãy phổ độ chúng sinh, cho con đi nhờ một đoạn có được không?”
Quan Âm nói: “Ta đi trong mưa, anh ở dưới mái hiên, với lại dưới mái hiên có ướt đâu, đâu cần ta phải phổ độ.”
Nghe vậy, người kia lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng dưới mưa và nói: “Bây giờ con đã ở dưới mưa rồi, người sẽ giúp con chứ?”
Quan Âm nói: “Anh ở dưới mưa, ta cũng ở dưới mưa, ta không ướt vì có ô, anh ướt vì không có ô, vì thế ta không phổ độ cho mình mà là cái ô đang phổ độ cho ta. Anh muốn được phổ độ thì không nên tìm ta mà nên tự tìm ô đi!”
Nói xong, Quan Âm Bồ Tát tiếp tục đi.
Ngày hôm sau, người ngày gặp việc khó, liền nên chùa cầu Quan Âm. Vừa vào chùa đã thấy trước tượng Quan Âm có người đang vái lạy, người này nhìn giống hệt Quan Âm, chẳng khác chút nào.
Người này hỏi: “Người là Quan Âm sao?”
Người kia đáp: “Ta chính là Quan Âm.”
Người này lại hỏi: “Vậy tại sao người lại phải cầu lạy chính mình?”
Quan Âm cười đáp: “Ta cũng đang gặp việc khó, nhưng ta biết cầu cạnh người khác không bằng cậu cạnh chính mình”.
(Trần Quang CảnhCâu chuyện cuộc sống)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Trong cuộc hội thoại người đứng dưới mái hiên đã xin Quan Âm Bồ Tát điều gì?
Câu 3. Theo anh (chị) hình ảnh “cơn mưa” và “chiếc ô” có ý nghĩa biểu tượng gì?
Câu 4. Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vấn đề cầu xin người khác không bằng cầu chính mình.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà vừa hung bạo nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy…” vừa trữ tình “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…”.
(Nguyễn Tuân- Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.186 và tr.191)
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, từ đó hãy nhận xét cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào?
 
…………………HẾT…………………
       HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN VĂN 12

Phần Câu Nội dung Điểm
 
 
 
I
            ĐỌC HIỂU 3.0
1 Học sinh chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0.5
2  Người đứng dưới mái hiên đã xin Quan Âm Bồ Tát: : “Quan Âm Bồ Tát, xin người hãy phổ độ chúng sinh, cho con đi nhờ một đoạn có được không?” 0.5
 
3  – Hình ảnh “con mưa” biểu tượng: phong ba, bão táp và những khó khăn, bế tắc  trong cuộc đời.
–  Hình ảnh: “chiếc ô”: là thành quả sau những nỗ lực, cố gắng, sự quyết tâm vượt lên những khó khăn, thử thách.
0.5
 
0.5
4 Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân và giải thích hợp lí.
Trả lời ngắn gọn, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng.
– Trong cuộc đời, mỗi người không thể tránh được những lúc khó khăn, những việc không như ý.
–  Những lúc như vậy đừng động một tí là tìm đến người khác nhờ vả, không ai có thể luôn đứng đằng sau chỉ đợi trời mưa là đưa ô lên cho bạn…
0.5
 
0.5
 
 
II
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
            LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn với chủ đề : Cầu xin người khác không bằng cầu chính mình. 2.0
 
 
 
 
 
 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
“ Cầu xin người khác không bằng cầu chính mình.”
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ . Có thể theo hướng sau:
– Hiểu được thế nào là “cầu xin người khác”?, thế nào là “không bằng cầu chính mình” ?
– Bàn luận về vai trò, ý nghĩa của việc tự mình nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách và những vấp ngã trong cuộc đời trước khi cầu cạnh, nhờ vả người khác. Nghĩa là nếu không rơi vào trường hợp vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối đừng dễ dàng mở miệng cầu cạnh người khác. Hãy vận động mọi khả năng, sự nỗ lực của bản thân trước khi nhờ người khác giúp mình.
– Rút ra được bài học cho bản thân.
1.0
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
0.25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
2 Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà và nhận xét cách viết của nhà văn: 5.0
 
 
 
 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng trong tùy bút Người lái đò sông Đà và nhận xét cách viết của nhà văn Nguyễn Tuân. (Nghệ thuật)
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
4.0
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
– Về nội dung:
+  Đây là những đoạn không có thác, ghềnh, đá, con sông trở nên mềm mại, hiền hòa. Quan sát từ trên máy bay, sông Đà duyên dáng, yêu kiều, thướt tha như một thiếu nữ (dáng sông).
+  Quan sát cận cảnh, sắc (nước) sông được nhìn ở mọi thời gian, sắc nước thay đổi theo mùa.
+  Sông Đà như một cố nhân gợi thương; gợi nhớ khi xa, khi gặp lại niềm vui trào thành nhịp điệu: “Chao ôi, trông con sông…nối lại chiêm bao đứt quãng”
+  Dòng sông Đà trong liên tưởng lại lấp lánh một vẻ đẹp cổ thi, người đọc như lạc vào sắc nắng vàng hoe của “Yên ba tam nguyệt há Dương Châu”.
+  Ven sông Đà êm ả, lặng tờ, một vẻ đẹp thấm đẫm chất thơ, gợi nét cổ kính thiêng liêng “Thuyền tôi…mà thôi”
+ Cảnh đôi bờ cũng thật kì thú, thiên nhiên trong trẻo, nguyên sơ, tràn trề sức sống “nương ngô….ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm
– Về hình thức nghệ thuật: Cách viết của nhà văn đã thay đổi:  khi miêu tả sông Đà hung bạo, dữ dằn với những câu văn nhịp ngắn gân guốc, ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình thì đã hoàn toàn thay đổi khi chuyển sang những câu văn dài, với những nét vẽ mềm mại trải dài như chính dòng nước. Sông Đà trở nên trữ tình; thơ mộng, chưa đến nhưng người đọc có thể cảm nhận mọi sự sống đang cựa mình trong hơi thở của vũ trụ bao la. Tất cả đều thấm đẫm vẻ tinh khôi, mơn mởn, căng tràn nhựa sống. Vẻ đẹp ngôn ngữ và sự đa dạng trong bút pháp của NT như thôi miên người đọc vào mê cung của cảnh vật sông Đà.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật bài thơ.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt.
0.25
 
Tổng điểm 10.0

Lưu ý khi chấm bài:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi
——————— Hết ————————-

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *