Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 32 Việt Bắc Tố Hữu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI

 

ĐỀ THI THAM KHẢO

 

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 
                                        (Đề thi có 01 trang)
 

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:

  • Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
  • Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.
  • Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.”
(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 45)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2. Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?
Câu 3. Theo em, “tự biết mình” là biết những gì về bản thân?
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
            Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin.
Câu 2. (5.0 điểm)
            Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Theo Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên.
————Hết—————-

 
 
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
 

ĐỀ THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)
 
 
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU                                                                                                       3.0
 
 
 
1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2): nghị luận 0.5
2 Lòng tự tin bắt nguồn: từ bên trong bạn, từ sự biết mình. 0.5
3 “tự biết mình” có nghĩa là:
–   Biết được khả năng (ưu điểm) cũng như hạn chế về của bản thân;
–   Biết được sở thích, tâm tư, hoài bão, khát vọng … của bản thân.
1.0
 
4 Học sinh trình bày và lí giải quan điểm cá nhân. Có thể đồng tình hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối. Mọi quan điểm phù hợp với đạo đức và pháp luật đều được chấp nhận. Sau đây là một vài gợi ý:
– Đồng tình: vì mỗi người có một giá trị riêng, có sẵn. Chỉ có bản thân mình mới ý thức được một cách chính xác những giá trị ấy; xây dựng lòng tự tin xuất phát từ chính mình có ý nghĩa quyết định nhất.
– Không đồng tình: vì như vậy là tuyệt đối hóa vai trò của bản thân – cái tôi cá nhân dễ nhận đến sự tự phụ, kiêu căng.
– Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Kết hợp cả hai ý trên.
1.0
 
 
 
 
 
 
 
II LÀM VĂN 7.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cách thức rèn luyện bản thân để trở nên tự tin. 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin. 0.25
c. Triển khai nội dung đoạn văn:
Bài làm của học sinh có thể triển khai trên những gợi ý sau:
– Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng;
+ Vượt qua sự sợ hãi, ngại ngùng khi muốn bày tỏ suy nghĩ hoặc hành động;
+ Tập thói quen đối mặt với thất bại bằng sự bình tĩnh, lòng kiên trì và khả năng chủ động của bản thân.
– Thường xuyên rèn hoạt động thể chất, chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu căng thẳng, tái tạo năng lượng cho cơ thể.
1.0
 
 
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
2 Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ. 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. 0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Khái quát về tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận.
* Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ
– Về nội dung:
+ Cảnh thiên nhiên: được tái hiện ở cả bốn mùa với màu sắc và vẻ đẹp khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống; mùa hè rực rỡ, sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh bình.
+ Con người: Trong nỗi nhớ của nhà thơ, con người Việt Bắc hiện lên thật đẹp, cần cù, chăm chỉ và rất đỗi ân tình, luôn là chủ thể của bức tranh thiên nhiên.
+ Cảnh và người hòa quyện, gắn bó nhau. Con người làm cho cảnh trở nên gần gũi, sinh động, có hồn. Nhờ cảnh, vẻ đẹp con người được tôn vinh.
–    Về nghệ thuật:
+ Đoạn thơ có cấu trúc hoàn chỉnh như một bài thơ. Các câu thơ được bố trí xen kẽ giữa tả cảnh và tả người tạo nên cấu trúc hài hòa, cân đối.
+ Hình ảnh đẹp; âm điệu ngọt ngào, tha thiết; cách xưng hô gần gũi, quen thuộc; phép điệp cú pháp, liệt kê…
–    Đánh giá chung:
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.
+ Là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
3.5
 
    d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *