Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn, đề 38

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án. Đề đọc hiểu, so sánh Việt Bắc- Tây tiến

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
TRƯỜNG THPT GIA LỘC II Năm học : 2016 – 2017
       ——-***——- Môn : Ngữ văn – Khối 12
  Thời gian làm bài : 90 phút
   

 Mục tiêu kiểm tra
Kiến thức
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để tự đọc hiểu văn bản.
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến đã học qua các văn bản Tây Tiến, Việt Bắc, làm các bài nghị luận văn học.
Kĩ năng
– Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, một ý kiến bàn về văn học.
Thái độ
– Có thái độ nghiêm túc trong học tập, kiểm tra để có thể tự đánh giá năng lực của bản thân.
Năng lực
– Năng lực nhận thức.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài kiểm  tra.
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

    Mức độ
 
 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
1.  Đọc hiểu Vị trí đoạn thơ, đoạn văn chủ đề, đặc sắc nghệ thuật. Nội dung cơ bản của đoạn thơ, đoạn văn cần đọc hiểu. Liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài Trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân.  
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
(5% x 10 điểm = 0,5 điểm) 5% x 10 điểm = 0,5 điểm) (20 % x 10 điểm = 2 điểm) 30% x 10 = 3,0 điểm
2. Làm   văn
Nghị luận xã hội
 
  Nhận diện được kiểu bài  nghị luận văn học
 
Hiểu được nội dung vấn đề cần nghị luận.
 
Vận dụng các thao tác lập luận, vận dụng những kiến thức đã học qua các văn bản Tây Tiến, Việt Bắc, để hoàn thiện bài viết.  
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
10 % x 10 điểm = 1,0 điểm) 20 % x 20 điểm = 2,0 điểm) (40% x10 điểm = 4,0 điểm) (70% x10 điểm = 7,0 điểm)
T. cộng 1,5 điểm 2,5 điểm 6,0điểm 10 điểm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
   
TRƯỜNG THPT GIA LỘC II Năm học : 2016 – 2017
       ——-***——- Môn : Ngữ văn – Khối 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 90 phút
(Đề gồm có 02 trang)

 
Đề chẵn
Câu 1 (3điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

Tôi chưa từng đi qua chiến tranh

Chưa thấy hết sự hi sinh của bao người ngã xuống

Thưở quê hương còn gồng gánh nỗi đau

(…)

Tôi lớn lên từ những khúc dân ca

Khoan nhặt tiếng đờn kìm

Ngân nga sáo trúc

Đêm trăng thu say sưa nghe bà kể

Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.

 

Thời gian qua

Xin cảm ơn đất nước

Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo sóng hát

Còn vọng vang với những câu Kiều

Trong từng ngần ấy những thương yêu

Tiếng mẹ ru hời

Điệu hò thánh thót

Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người.

(Cảm ơn đất nước – Huỳnh Thanh Hồng)

1) Xác định hai phương thức biểu đạt trong văn bản trên
2) “Hình bóng quê hương” được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh, phương diện nào ?
3) Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản trên.
4) Anh chị viết một đoạn văn ngắn nêu ý kiến về những điều cần làm, thái độ cần có của giới trẻ đối với quá khứ hào hùng, truyền thống anh dũng của đất nước.
Câu 2 (7 điểm).
Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau :

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

( Viêt Bắc – Tố Hữu )

 

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

( Tây Tiến – Quang Dũng )

——————Hết —————–

 
Họ và tên thí sinh……………………………………………..Số báo danh ……………………..

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
   
TRƯỜNG THPT GIA LỘC II Năm học : 2016 – 2017
       ——-***——- Môn : Ngữ văn – Khối 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 90 phút
(Đề gồm có 02 trang)

 
Đề lẻ
Câu 1 (3điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

Đắp cho anh nấm đất mặn nơi này

Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn

Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống

Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm

(…)

Người còn sống đi đón người đã khuất

Xuống ghe đưa các anh về nghĩa trang

 

Từ hoang vắng mọi ngả rừng, gốc rạch

Các anh về đây ở thành xóm thành làng.

Múi mắt là biển khơi và rừng đước đại ngàn

Cồn cào gió và cồn cào sóng vỗ

Gốc đước già tạc mộ chí cho anh

Có đá của lòng người trong thớ gỗ.

Hàng chữ đọng sơn như mắt người ứa lệ

Như mắt người nhìn nhau

Như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ

Có những người không quê ở Cà Mau!

(Nấm mộ trong rừng đước – Nguyễn Duy)

1) Xác định hai phương thức biểu đạt trong văn bản trên
2) Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:

Hàng chữ đọng sơn như mắt người ứa lệ

Như mắt người nhìn nhau

Như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ

Có những người không quê ở Cà Mau!

 
3) Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản trên.
4) Anh chị viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên.
Câu 2 (7 điểm).
Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau :

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

( Viêt Bắc – Tố Hữu )

 

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

( Tây Tiến – Quang Dũng )

 
 

——————Hết —————–

 

Họ và tên thí sinh……………………………………………..Số báo danh ……………………..

 

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3
TRƯỜNG THPT GIA LỘC II Năm học : 2016 – 2017
       ——-***——- Môn : Ngữ văn – Khối 12
  Thời gian làm bài : 90 phút
  (Đáp án gồm 03 trang)

Đề chẵn
Câu 1 (3,0 điểm)
Về kĩ năng
Biết cách đọc hiểu văn bản, câu trả lời mạch lạc, ngắn gọn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
b.Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Hai phương thức biếu đạt trong văn bản: biểu cảm, tự sự. 0,5
2 Hình bóng quê hương được tác giả miêu tả bằng những giá trị vật chất ( lúa reo, sóng hát) và những giá trị tinh thần bất biến ( khúc dân ca, điệu hò với những thanh âm dân tộc thân quen, lời ru của mẹ, câu chuyện cổ tích bà hay kể, Truyện Kiều…) dù chiến tranh đau thương tàn phá 0,5
3 Tác giả thể hiện tình cảm ngợi ca, trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, đồng thời thể hiện sự biết ơn sâu sắc bao lớp người đi trước gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy. 1,0
4 –         Có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản :
+ Hiểu được thành quả vĩ đại của dân tộc ta đã giành được, những truyền thống quí báu đã được gìn giữ phát huy qua bao cuộc chiến tranh giữ nước và quá trình xây dựng đất nước.
+ Bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích lịch sử, có kiến thức sâu rộng về lịch sử dân tộc, am hiểu truyền thống đất nước.
+ Mỗi cá nhân phải cố gắng giữ được bản sắc truyền thống, cốt cách văn hóa của dân tộc.
1,0
 
 

Đề lẻ
Câu 1 (3,0 điểm)
Về kĩ năng
Biết cách đọc hiểu văn bản, câu trả lời mạch lạc, ngắn gọn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ : Miêu tả, tự sự. 0,5
2 – Các biện pháp tu từ trong đoạn:  So sánh ( như mắt người ứa lệ/ như mắt người nhìn nhau/ như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ), điệp ngữ ( mắt người) .
– Hiệu quả biểu đạt: miêu tả cụ thể sinh động, đầy cảm xúc những dòng chữ ghi trên bia mộ người lính và nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của những dòng chữ ấy.
 
0,5
 
 
 
0,5
3 Tác giả thể hiện tình cảm xót xa, đau đớn, tiếc thương những đồng đội đã ngã xuống. 0,5
4 – Có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản:
+ Xót xa trước những đau thương mất mát của chiến tranh
+ Biết ơn công lao của những người đã ngã xuống.

 
 
Câu 2
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLVH. Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện những suy nghĩ chân thành làm nổi bật trọng tâm vấn đề. Bài làm cần nêu được những ý chính sau đây:

Ý Nội dung Điểm
MB Giới thiệu được hai đoạn thơ 0,5
TB
 
Giới thiệu chung:
– Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, mang đậm tính dân tộc. Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, trích từ tập Việt Bắc. Tác phẩm là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
– Quang Dũng là một nhà thơ đa tài. Thơ ông vừa hồn hậu tinh tế vừa hào hoa lãng mạn. Bài Tây Tiến được sáng tác năm 1948 khi nhà thơ rời xa binh đoàn Tây Tiến và đang dự hội nghị tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ trích từ tập Mây đầu ô.
0,5
Cảm nhận hai đoan thơ 4,0
– Đoạn thơ trong Việt Bắc:
+ Đoạn thơ miêu tả chiến khu Việt Bắc những ngày đánh giặc. Không khí khẩn trương sôi nổi như rung trời chuyển đất. Những đoàn quân ra trận dài bất tận, những đoàn dân công nhiệt huyết yêu đời, những đoàn xe bật sáng xua tan màn đêm ( HS phân tích kĩ )
+ Đoạn thơ mang đậm chất sử thi lãng mạn với nhịp thơ hào hùng, dồn dập, vừa hiện thực vừa lãng mạn, cảm hứng anh hùng hòa lẫn cảm xúc tự hào.
– Đoạn thơ trong Tây Tiến:
+ Đoạn thơ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến có cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, đối mặt với bệnh sốt rét rừng, thân hình tiều tụy. Nhưng họ vẫn rất hiên ngang, lạc quan, yêu đời, tâm hồn mơ mộng, lãng mạn ( HS phân tích)
+ Đoạn thơ kết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp điệu biến hóa linh hoạt.
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
3 So sánh hai đoạn thơ 1,5
– Giống nhau: Hai đoạn thơ đều là thế giới của kỉ niệm sống dậy trong tâm trí. Các tác giả kh ắc họa hình ảnh người lính thời chống Pháp với vẻ đẹp lí tưởng hóa, sáng ngời tinh thần chiến đấu vượt lên gian khổ khó khăn. Hai đoạn thơ đều có giọng thơ chắc khỏe, hình ảnh thơ sinh động, gợi tả, bút pháp hiện thực và lãng mạn đan xen.
– Khác nhau:
+ Việt Bắc thời điểm sáng tác khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoàn thành, đoạn thơ mang ý nghĩa tổng kết lại sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn diện, toàn dân. Nhà thơ đã tái hiện lại khí thế của cuộc tổng tiến công đầy hào hùng. Giọng thơ dồn dập, sảng khoái, đầy tự hào phù hợp với không khí khẩn trương lúc ra trận
+ Tây Tiến được sáng tác vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn vất vả. Tác giả chủ yếu khắc họa chất bi tráng của những người lình. Tuy chịu nhiều mất mát nhưng người lính vẫn thật kiêu hùng, hào hoa. Thể thơ thất ngôn với hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu vừa mạnh mẽ, gân guốc vừa nhẹ nhàng sâu lắng.
KB Tổng kết, khái quát lại ý nghĩa hai đoạn thơ 0,5

Xem thêm : Tuyển tập những đề thi và bài văn hay về Tây Tiến- Quang Dũng: Tây Tiến
Tuyển tập những đề thi và bài văn hay về Việt Bắc- Tố Hữu : Việt Bắc

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *