Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn – đề 19

Bộ đề thi thử môn văn chuẩn cấu trúc. đề đọc hiểu :Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước. Nghị luận ý kiến :Là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích, bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo
SỞ GD&ĐT THANH HÓA                     KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
     ĐỀ THI THỬ NHÓM 1                                         MÔN NGỮ VĂN 
                                                                   Thời gian làm bài: 120 phút
                                                                    (Không kể thời gian giao đề)
Nhóm 1: Quan Sơn- Mường Lát- Lang Chánh- Bá Thước
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Kiến thức:
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung: Đọc hiểu, Làm văn ( NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
– Cụ thể:
+ Nhận biết và vận dụng hiểu biết về tác phẩm đã học.
+ Nhớ được nội dung khái quát của văn bản đã học
+ Kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng trong đời sống.
+ Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận ( xã hội, văn học).
Kĩ năng:
Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh. Kĩ năng nắm bắt vấn đề rộng và sâu sắc.
Thái độ:
– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
– Giáo dục kĩ năng sống.
+ Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.
+ Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA :

  • Hình thức tự luận
  • Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 120 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 

Mức độ
 
Chủ đề
 
Nhận biết
 
Thông hiểu
          Mức độ  
Tổng số
Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. chủ đề 1: đọc hiểu
Đoạn thơ của Tố Hữu
– Các Phương thức biểu đạt – Xác định được nội dung của đoạn thơ.
– Hiểu và lí giải được các hình ảnh, các biện pháp tu từ, ý nghĩa của các biện pháp.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
  3
2,5
25%
4
3,0
30%
Chủ đề 2:
Làm văn
 
Nghị luận xã hội. Nhận biết được vấn đề nêu ở đề bài. Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.
Biết lựa chọn và xắp xếp các luận điểm.
– Vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luận xã hội.
– Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân
 
 
 Liên hệ đời sống thực tế, so sánh mở rộng  vấn đề nghị luận.
 
 
 
 
 
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
0,25
2,5%
 
0,25
2,5%
 
 
1,0
10%
 
0,5
5%
1
2,0
20%
Nghị luận văn học.
 
Nhận biết những nét chính về tác giả, văn bản nghị luận. Giải thích được ý kiến về tác phẩm. – Vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ.
– Đánh giá về giá trị của  đoạn thơ.
– Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh, mở rộng vấn đề nghị luận.
 
– Bày tỏ quan điểm cá nhân về đoạn thơ.
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
0,5
5%
 
1,0
10%
 
2,5
25%
 
1,0
10%
1
5,0
50%
Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
 
1,25
12,5%
 
 
3,75
37,5%
 
 
3,5
35%
 
 
1,5
15%
6
 
10,0
100%

BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước

Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa

Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa.

 

Đã qua, thuở âm u bóng tang, tàn lụi cỏ cây

 Đã qua, nỗi đêm Nam ngày Bắc

Giữa quê hương mà như kiếp đi đày!(…)

 

Tôi lại mơ… Trên Thái Bình Dương

Tổ quốc ta như một thiên đường

 Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống

Của tự do, hy vọng, tình thương…

(Trích Vui thế hôm nay… – Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”? (0,75điểm)
Câu 3. xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu? nêu tác dụng của các biện pháp đó? (0,75 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (1,0điểm)
PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Hai dòng cuối của khổ thứ ba trong phần đọc hiểu cho thấy phẩm chất gì của con người Việt Nam? Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về  phẩm chất đó.
Câu 2 (5 điểm): Bàn về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, sách giáo viên Ngữ văn 12 Nâng cao khẳng định:
“Là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích, bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo”.
Anh (chị) hãy chọn và phân tích một đoạn thơ( từ 8 dòng trở lên) trong bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận định trên.

………………………….Hết…………………………

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 
HƯỚNG DẪN CHẤM
SỞ GD&ĐT THANH HÓA                     KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
     ĐỀ THI THỬ NHÓM 1                                         MÔN NGỮ VĂN 
                                                                   Thời gian làm bài: 120 phút
 
                                                    HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I.
Câu 1.
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5đ
Câu 2
Những hình ảnh nào để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa 0,75đ
Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ trên
Thí sinh đảm bảo các ý sau:
+ Đất nước Việt Nam hùng vĩ, tươi đẹp
+ Niềm vui của cuộc sống mới: Hòa bình, tự do, hi vọng và tình thương. 0,75đ
Câu 4 Biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu: Nhân hóa, so sánh.
Tác dụng: làm cho hình tượng đất nước trở nên cụ thể, giầy sức gợi. 1,0đ
PHẦN LÀM VĂN 7,0đ
Câu 1
* Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn, trình bày rõ ràng, súc tích
* Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
–         Người Việt Nam yêu tự do, hòa bình.
–         Luôn kiên cường, bất khuất.
–         Giàu tình yêu thương.
–         Lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống… 2,0đ
Câu 2
a. Về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…
– Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể chọn một trong các đoạn thơ sau:
–         Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi……Nhà ai pha luông mưa xa khơi…
–         Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…
–         Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành…
Sau khi đã chọn đoạn thơ để phân tích, học sinh có thể trình bày bài viết theo định hướng sau:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận và bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. 0.5đ
Giải thích ý kiến 1.0đ
– Giải thích nhận định: “Là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích, bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo”, tập trung vào các từ toàn bích(hay, đẹp, toàn vẹn); đặc sắc(những nét riêng hơn hẳn mức bình thường); độc đáo(có nét riêng biệt).
– Nhận định này đánh giá vị trí, thành công của bài thơ Tây Tiến và nguyên nhân đưa tới những thành công ấy.
– Đã có nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học cũng có chung quan điểm. Hs có thể dẫn ra để minh chứng. Ở đây xin được giới thiệu một vài ý kiến tiêu biểu:
+ GS Hà Minh Đức: Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm.
+ Đỗ Kim Hồi: Tây Tiến là đóa hoa thơ vào loại đẹp nhất của thơ ca trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Phân tích, chứng minh 2.0đ
– Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ: hoàn cảnh ra đời cùng những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật.
– Giới thiệu vị trí đoạn thơ sẽ phân tích.
– Nhận định đưa ra: bài thơ Tây Tiến ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo nên học sinh phải biết dựa vào bài thơ lựa chọn đoạn thơ có các câu thơ đặc sắc, hình ảnh thơ độc đáo để làm sáng tỏ vấn đề (Đây là phần trọng tâm của bài làm).
* Lưu ý: Đề không yêu cầu phân tích bài thơ mà tập trung vào đoạn thơ có những câu thơ hay, những hình ảnh thơ độc đáo vì vậy học sinh phải lựa chọn đúng những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc.
Bình luận 1.0đ
Thành công của bài thơ Tây Tiến thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của Quang Dũng. Mặc dầu có những thăng trầm ở giai đoạn khi mới ra đời nhưng với thời gian bài thơ đã có được vị trí xứng đáng trên thi đàn văn học Việt Nam và trong lòng bạn đọc. Điều đó khẳng định giá trị đích thực của nghệ thuật không gì có thể phủ nhận, sẽ trường tồn với cuộc đời.
Kết luận vấn đề 0.5đ

………………. Hết ………………..

Xem thêm :

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
  2. Tuyển tập đề thi , những bài văn hay về bài thơ Tây Tiến- Quang Dũng : Tây Tiến
  3. Nghị luận ý kiến bàn về văn học 
, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *