Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn chuẩn cấu trúc, đề số 91

ĐỀ THI  THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.
Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.
Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức  ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.
Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.
Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.
Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.
(Sưu tầm)
Câu 1. Văn bản trên viết về chuyện gì?
Câu 2. Xác định   phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa.
Câu 4. Theo anh (chị), nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học nào?
 
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn: Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi.  được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
 Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú trong truyện “rừng xà nu ” của Nguyễn Trung Thành:
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng  nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra,  trừng trừng.
          Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay  nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu  lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói:  “Người Cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu  van. Nhưng trời ơi! Cháy! Cháy cả ruốt đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy!Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
            Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra.  Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
 Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn.  Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng  rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác  của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa  sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về…
    Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh:
   -Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này!
    Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu giữa nhà  vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ…
( Trích “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành)
 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1          Văn bản viết về chuyện nhà hiền triết và các học trò bàn cách diệt trừ cỏ dại. 0,75
2          Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật 0,25
3            Trong văn bản này, cỏ dại ẩn dụ cho cái xấu, cái ác, cho những tâm trạng tiêu cực,…; ngô lúa ẩn dụ cho cái đẹp, cái thiện, niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên,… trong tâm hồn mỗi con người và trong cuộc sống. 1,00
4    Đoạn văn đảm bảo các ý:
Nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học :
-Nuôi dưỡng, bảo vệ cái đẹp, cái thiện chính là cách tốt nhất để loại bỏ cái xấu, cái ác
-Muốn tâm hồn bình yên, thư thái hãy vun trồng, gìn giữ những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng đẹp đẽ, tốt lành
1,00
II   LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn: Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi.  được gợi ra từ phần Đọc hiểu. 2,0
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cách loại bỏ cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
0,25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;   rút ra bài học nhận thức và hành động. 1,5
c.1. Giải thích câu nói:
Nghĩa đen:  lấy cánh đồng ngô lúa xanh non thay thế cho đám cỏ dại
Nghĩa bóng:  Cần phải chọn cách đúng nhất, nhân văn nhất để chiến thắng cái xấu, cái ác, bảo vệ cái đẹp, cái thiện
c.2. Phân tích ý nghĩa tác dụng, chứng minh, bình luận câu nói:
– Ý nghĩa tác dụng:
+ Câu văn đã giúp ta nhận ra một điều: giữa thiện – ác có mối quan hệ qua lại, vừa đấu tranh triệt tiêu nhau lại vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển, đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống.
+ Ban đầu, cái xấu, cái ác có thể mạnh, tồn tại một cách tinh vi, xảo quyệt. Nhưng cuối cùng đều bị lên án, bị đưa ra ngoài ánh sáng và bị trừng trị, tiêu diệt vì  những hành vi của của cái xấu đều đi ngược lại quy luật của cuộc sống xã hội.
+ Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hoá cái xấu, cái ác.
– Bàn bạc mở rộng
+ Cần có cái nhìn toàn diện, phân biệt đúng tốt, xấu, thiện, ác, không quá bi quan song cũng không nên ảo tưởng rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng.
+Biết đề phòng cảnh giác với nguy cơ tha hoá trong chính bản thân mình, luôn luôn tự đấu tranh để cho phần tốt đẹp chiến thắng dần phần xấu xa dung tục.
 
0,25
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
0,25
– Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. 0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
 
  2  Cảm nhận của anh chị về cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành 5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
  Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
            Cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 3.50
c.1.Giới thiệu về tác giả,  tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận
c.2. Phân tích cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú qua  đoạn trích:
– Về nội dung:
+ Đoạn văn kể chuyện nhân vật Tnú bị thằng Dục tra tấn mười ngón tay bằng chính nhựa xà nu ;
+ Tnú là người tuyệt đối trung thành với cách mạng, có bản lĩnh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù tàn bạo
+ Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Mười ngón tay Tnú trở thành vẻ đẹp bi hùng và lãng mạn. Tiếng thét Giết của anh thành tiếng kèn xung trận của phong trào đồng khởi long trời lở đất của người dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh cách mạng.
+ Trong cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, nhà văn đã xây dựng một tập thể anh hùng. Đứng đầu là hình ảnh cụ Mết với tiếng hô “Chém! Chém hết!” rực lửa căm hờn. Cụ đã dẫn đầu dân làng, cùng với họ xông lên giết giặc để cứu Tnú, đem lại sự bình yên cho buôn làng Xô Man. Cuộc chiến đấu thắng lợi nhờ có vũ khí vật chất tuy còn thô sơ ( giáo , mác lấy từ núi Ngọc Linh về) và nhờ có vũ khí tinh thần là lòng căm thù giặc cao độ, tinh thần đoàn kết của dân làng.
–  Nghệ thuật:
+Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. Tnú trở thành nhân vật mang đậm tính sử thi.
+ Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm.
 
c.3/ Đánh giá chung:
-Dân làng Xô Man cứu A Phủ là hành động được đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Họ đến với nhau khi nhận thức được chân lí: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”( Lời dạy của cụ Mết). Họ sớm giác ngộ cách mạng, một lòng một dạ trung thành đi theo Đảng. Đoạn trích đã phản ánh tinh thần đồng khởi của người dân miền núi Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nhà văn Nguyễn Trung Thành thể hiện thành công khả năng miêu tả gợi cảm hứng sử thi, tô đậm vẻ đẹp lẫm liệt, bi hùng ở nhân vật.
– đoạn văn tiêu biểu ca ngợi sự vùng lên đấu tranh, đề cao tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người dân miền núi xa xôi của Tổ quốc trước bạo lực của kẻ thù tàn bạo, độc ác.
– Nhà văn phản ánh chân thực hiện thực và có cái nhìn nhân đạo đối với người dân miền núi. Đó là niềm tin vào khả năng đấu tranh của người lao động để được đổi đời, tìm đến hạnh phúc và về với cách mạng.
0,50
2,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,75
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.  
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.  
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Đề văn sưu tầm
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *