Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn số 88- có ma trận đáp án

Bộ đề thi thử soạn theo chuẩn cấu trúc của Bộ, có ma trận đáp án, đề đọc hiểu, nghị luận xã hội 200 chữ, đề thi về Tuyên Ngôn Độc lập SGK Ngữ văn 12
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017  Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Kiến thức
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương tình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung: Đọc hiểu, làm văn (NHXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản cho học sinh qua hình thức tự luận.
– Cụ thể:
+ Nhận biết và vận dụng hiểu biết về tác phẩm đã học
+ Nhớ được nội dung khái quát của văn bản đã học
+ Có kỹ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng trong đời sống.
+ Biết vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (NLXH, NLVH)
Kỹ năng
– Rèn luyện củng cố kỹ năng tìm hiểu đề lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh. Kỹ năng nắm bắt vấn đề rộng và sâu sắc.
 Thái độ
– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
– Giáo dục kỹ năng sống.
– Suy nghĩ vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.
– Tự nhận thức, xác định được giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

  • Hình thức tự luận
  • Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 120 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 

        Mức độ
 
Chủ đề
 
Nhận biết
 
Thông hiểu
Mức độ Tổng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
(1 câu)
-Phương thức biểu đạt.
– Hiểu được tâm trạng của cô bé
 
– Lí giải được tâm trạng của người cha -Trình bày được thông điệp có ý nghĩa rút ra từ văn bản.    
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1
10%
1
1
10%
1
1
10%
  4
3,0
30%
 
II. Làm
Văn
(2câu)
NLXH
(1 câu)
-Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài về sự giận dữ của người cha -Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận
– Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm
-Vận dụng những hiểu biết về xã hội và kỹ năng tạo lập văn bản đề viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng xã hội.
-Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.
-Liên hệ với đời sống thực tiễn, so sánh mở rộng vấn đề nghị luận  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
 
0,25
25%
 
 
0,75
75%
 
 
0,5
5%
 
 
0,5
5%
1
 
2,0
20%
NLVH
( 1câu)
-Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm
– Xác định được vấn đề, phạm vi cần bàn luận
– Giải thích được các ý kiến bàn về tác phẩm.
-Chỉ ra được nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
-Vận dụng kiến thức đã học viết một bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm
-Nêu nhận xét đánh giá của bản thân về vấn đề cần bàn luận
-So sánh, mở rộng vấn đề cần nghị luận.  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
 
0,5
5%
 
 
1
10%
 
 
2,5
25%
 
 
1
10%
1
 
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1,75
17,5%
2,75
27,5%
4
40%
1,5
15%
6
10
100%

BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
 Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
          Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
          Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết. Cô bé đã viết:
          “Con yêu cha”.
                                               (Theo Qùa tặng cuộc sống)
 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt  chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm? (1,0 điểm)
Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông điệp gì? (1,0 điểm)
Phần II : Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của con người  được rút ra  trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
          Nhận xét đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập  của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh  vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó.
Hỡi đồng bào cả nước,
          “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
———– Hết ———-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………. Số báo danh: …………………

  ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: Ngữ văn

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1          Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5
2          Cô bé có tâm trạng qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”:
– Cô bé khao khát có những ngón tay lành lặn như trước đây để được sống trong sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên;
– Cô bé đau đớn khi những ngón tay không còn nữa
0,5
3            Người cha đau đớn trong lặng câm, bởi vì:
– Ông không ngờ trong một phút nóng giận, do tiếc của mà ông đã huỷ hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng
– Ông đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã muộn.
1,0
4    Cô bé đã viết: “Con yêu cha” gửi gắm bức thông điệp:
–  Đây là câu kết truyện đầy bất ngờ và để lại xúc động trong lòng người đọc vì tình thương cha của cô bé;
– Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
1,0
II   LÀM VĂN 7.0
1          Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của con người  được rút ra  trong văn bản ở phần Đọc hiểu. 2,0
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ của con người
0,25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 1,25
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ của con người để lại những hậu quả không tốt.
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: Sự giận dữ là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh. Biểu hiện như người cha trong câu chuyện ở phần đọc hiểu vì điên tiết đứa con gái 4 tuổi  dùng đá viết lên chiếc xe mới nên ông đã không biết mình đánh đến tàn phế bàn tay của con…
+ Tác hại của sự giận dữ: tổn hại sức khoẻ và tổn thương tinh thần của cả 2 phía, đặc biệt là người bị giận dữ có khi phải trả giá bằng mạng sống vì một lí do không chính đáng; người giận dữ làm cho người khác bị tổn thương, bị xúc phạm danh dự. Mọi người sẽ xa lánh người có tính nóng nảy. Mọi mối quan hệ xã hội bị phá vỡ…
+ Nguyên nhân: xuất phát từ bản thân người giận dữ không biết kìm chế cảm xúc. Họ coi cái tôi của mình quá lớn. Họ mất tỉnh tảo, không biết lẽ phải, đúng sai, bất chấp hậu quả sẽ xảy ra.
+ Biện pháp khắc phục: rèn luyện kĩ năng kìm chế cảm xúc; sống hoà đồng, yêu thương; biết lắng nghe, thấu hiểu người khác…
0,25
 
1,0
 
 
 
 
– Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. 0,5
 
 
 
 
 
 
Câu 2 Nhận xét đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh  vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó.  
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài phát triển được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5
 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. 0,5
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm qua việc phân tích để làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 4,0
  – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập.
– Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
* Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “Lấy gậy ông đập lưng ông”.
* Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:
– Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khoá miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).
– Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
* Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791).
Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “Suy rộng ra”ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX.
– Đánh giá khái quát vấn đề, cách lập luận của tác giả trong đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập.
0,5
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5

( Đề sưu tầm)
Nhóm giáo viên thực hiện
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *