Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 theo hướng mới. đề số 17 Ai đã đặt tên cho dòng sông

TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG” – HPNT
Câu 1(NB): “Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa”. Nhận định trên thể hiện phong cách sáng tác của nhà văn nào?

  1. Nguyễn Tuân.
  2. Tô Hoài.
  3. Hoàng Phủ Ngọc Tường.
  4. Kim Lân

Câu 2(NB): “Đường công ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
Câu văn trên nói đến con sông trong tác phẩm nào?

  1. Sông Đà – Người lái đò sông Đà.
  2. Sông Hương – Đây thôn Vĩ Dạ.
  3. Sông Hồng – Tràng Giang.
  4. Sông Hương – Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Câu 3 (TH): Nhận định nào sau đây không đúng với hình tượng sông Hương trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

  1. Dòng sông lịch sử – thi ca.
  2. Sông Hương hiện lên như một sinh thể có linh hồn.
  3. Sông Hương với thành phố Huế như mối tình Thúy Kiều- Kim Trọng.
  4. Mang vẻ đẹp đa dạng như những dòng sông của tổ quốc.

Câu 4(TH): “Đó là vẻ đẹp trẩm mặc nhất của sông Hương, như triết lí như cổ thi”
Sông Hương ở trên đang ở vị trí nào trong thủy trình của nó:

  1. Thượng nguồn.
  2. Ngoại vi thành phố.
  3. Trong lòng thành phố.
  4. Trước khi từ biệt Huế.

Câu 5 (VD): Nhận định nào đúng về bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

  1. Miêu tả sông Hương ở nhiều góc nhìn.
  2. Cho người đọc những trải nghiệm về thiên nhiên.
  3. Vẻ đẹp hài hòa giữa thành phố Huế và sông Hương.
  4. Những phát hiện khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương.

Câu 6 (VDC): Hình tượng “cái tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

  1. Một con người rất thích miêu tả thiên nhiên, cuộc sống.
  2. Đam mê khám phá dòng sông có ý nghĩa lịch sử đặc biệt với thành phố Huế.
  3. nhiều cung bậc cảm xúc được khắc họa độc đáo.
  4. Gắn bó sâu nặng với quê , có tâm hồn nghệ sĩ, khả năng quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng.

 
ĐỀ TỰ LUẬN – “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG” – HPNT
PHẦN ĐỌC HIỂU: 3.0 điểm.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:
Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác.
Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện.
Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?
(Trích  Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Trả lời: phương thức tự sự.
 
Câu 2: Nghị lực của người thanh niên phụ hồ nuôi giấc mơ vào Nhạc viện được thể hiện như thế nào? (0,5 điểm)
 
Trả lời: thể hiện qua câu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp, qua hành động hằng đêm sau khi làm việc xong cậu đọc ngấu nghiến những tờ báo và hát vang hết bài này đến bài khác.
 
Câu 3: Theo anh/ chị vì sao tác giả lại có “ánh mắt ngần ngại” và cho rằng “ một hình ảnh dường như không thật khớp” khi chàng thanh niên nói về ước mơ của mình(1,0 điểm)
 
Trả lời: Ước mơ học nhạc viện thật sự khó khăn, xa vời với một người phải làm công việc phụ hồ cực khổ phải làm việc để kiếm từng chút tiền lo cho cuộc sống.
 
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra cho bản thân từ văn bản trên? (1,0 điểm)
 
Trả lời: Phải có ước mơ trong cuộc sống, có niềm tin thực hiện ước mơ đó (học sinh viết thành đoạn từ 5-7 dòng).
 

  1. PHẦN LÀM VĂN: 7.0 điểm.

Câu 1. (2 điểm)
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Hướng dẫn chấm

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn. (0.25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bài học của bản thân. (0.25 điểm)
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1.0 điểm)

Thí sinh cần giải thích được vấn đề vì sao “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Khẳng định vai trò của ước mơ trong cuộc sống của con người.
          Bàn luận về vai trò, tác dụng của vấn đề trên cơ sở hiểu biết của bản thân.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc … (0.25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm).

Câu 2: (5.0 điểm). Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương qua cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích của bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”. Từ đó, hãy làm rõ thông điệp của nhà văn đối với đọc giả.
          Hướng dẫn chấm:

  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. (0.5 điểm).
* Ý 1:Luận giải để có được những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương bắt nguồn từ cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nói cách khác là sự khám phá sông Hương bằng một quan niệm thẩm mỹ, một tư duy thẩm mỹ, một mỹ cảm riêng (Văn phong trong cách tiếp cận và biểu hiện của nhà văn ).
Ý 2: Sông Hương được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên. Nhà văn phát hiện sông Hương có vẻ đẹp thiên tạo, có sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính. (Cô gái Di-gan; Người con gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại…)
Ý 3:Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế: (Cần chú ý phân tích các đặc sắc nghệ thuật, trên cơ sở cảm nhận thủy trình sông Hương như một cuộc tìm kiếm có ý thức của một người con gái trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu sắc cổ tích).
* Sông Hương khi đến ngoại vi thành phố Huế: 
* Sông Hương khi đến giữa  thành phố Huế đã gây được nhiều ấn tượng:
Ý 4:Nhà văn nhìn sông Hương như dòng sông lịch sử: Dòng sông biên thuỳ trong sách địa dư của Nguyễn Trãi; dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, sống hoà mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX và dòng sông làm chứng nhân cho bão táp cách mạng tháng Tám, cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.
Ý 5:Nhà văn phát hiện sông Hương là dòng sông văn hoá và thi ca:
Sông Hương  gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc, thi ca  dân gian,  cổ điển Huế; gắn bó với những tên tuổi danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du. Tác giả đặt mình trong tư thế và tâm thế văn hoá của một con  người  để chiêm ngưỡng vẻ đẹp  sông Hương, nên đã phát hiện ra trong chiều sâu linh hồn của sông Hương chứa đựng bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hoá.
Ý 6:Nhà văn nhìn sông Hương trong góc nhìn đời thường: Sau những biến cố  lịch sử thăng trầm nhưng hết sức oai hùng của dân tộc, sông Hương trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.
Ý 7:Thông điệp của tác phẩm:
– Khi đứng trước một dòng sông văn hoá rất cần đến một tư thế và tâm thế văn hoá của con người. Hãy biết đánh động tình yêu trong tâm hồn mình trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.
– Hãy luôn sống trong tâm thế có trách nhiệm với cuộc đời, luôn biết ngạc nhiên về cái bí ẩn, phong phú vô tận của tạo vật.
* Đánh giá chung vấn đề nghị luận(0.25 điểm).

  1. Sáng tạo: (0.25 điểm).
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *