Đề thi thử THPT quốc gia môn văn 2019 ,đề 30 Ai đã đặt tên cho dòng sông

TÊN: ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?”
Câu 1(NB): Ở thượng nguồn, sông Hương có mối quan hệ mật thiết với:

  1. Sông Đà
  2. Đồng bằng châu thổ
  3. Dãy Hoàng Liên Sơn
  4. Đại ngàn Trường Sơn

Câu 2 (NB): Màu nước sông Hương

  1. Màu xanh, màu tím, màu vàng
  2. Biến đổi theo bình minh, thượng ngọ và hoàng hôn “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
  3. Màu xanh ngọc bích, màu đỏ
  4. Màu xanh, màu vàng, màu tím

Câu 3 (TH): Con sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp?

  1. Thiên tạo, là sản phẩm của tạo hóa qua hàng ngàn năm.
  2. Tráng lệ, hùng vĩ như Vạn Lí Trường Thành.
  3. Tráng lệ, hùng vĩ như kiếm dựng trời xanh.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4 (TH): Sắp ra khỏi thành phố Huế, nó uốn một cánh cung nhẹ trở về gặp thành phố ở:

  1. Cồn Dã Viên
  2. Thôn Vĩ Dạ
  3. Cầu Tràng Tiền
  4. Thị trấn Bao Vinh

Câu 5 (VDT): Dòng nào sau đây nhận diện đầy đủ nét tính cách của sông Hương ở vùng thượng nguồn?

  1. Mãnh liệt, man dại nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.
  2. Dịu dàng say đắm nhưng lắm lúc làm mình làm mẩy với con người.
  3. Dịu dàng say đắm nhưng cũng có lúc hung bạo dữ dằn.
  4. Mãnh liệt và man dại.

Câu 6 (VDC): Dòng nào sau đây khái quát đầy đủ nhất phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

  1. Bút kí của ông thể hiện rất rõ nét tài hoa, nghệ sĩ.
  2. Bút kí của ông thể hiện rất rõ tính uyên bác.
  3. Bút kí của ông kết hợp giữa tính trữ tình và chính luận, trí tuệ và cảm xúc, cảm hứng lịch sử và chiều sâu văn hóa.
  4. Bút kí của ông phản ánh được hơi thở nóng hổi của cuộc sống.

ĐỀ TỰ LUẬN – AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
– Họ và tên người soạn: Tổ Văn
– Trường: THPT Phú Điền

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3.0 điểm.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh
Chưa thấy hết sự hi sinh của bao người ngã xuống
Thưở quê hương còn gồng gánh nỗi đau
(…)
Tôi lớn lên từ những khúc dân ca
Khoan nhặt tiếng đờn kìm
Ngân nga sáo trúc
Đêm trăng thu say sưa nghe bà kể
Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.
Thời gian qua
Xin cảm ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong từng ngần ấy những thương yêu
Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót
Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người.
(Cảm ơn đất nước – Huỳnh Thanh Hồng)
Câu 1 (NB): (0.5 điểm). Chỉ ra những những từ ngữ, hình ảnh, phương diện miêu tả “ hình bóng quê hương”?
Trả lời:lúa reo sóng hát,khúc dân ca,điệu hò với những thanh âm dân tộc thân quen, lời ra của mẹ, Truyện Kiều
Câu 2 (TH): (0.5 điểm).
Thời gian qua
Xin cảm ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Theo anh/chị, qua bốn câu trên, tác giả đã  thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?
Trả lời: Tác giả đã thể hiện tình cảm ngợi ca, trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần về văn hóa và truyền thống của dân tộc, đồng thời thể hiện sự biết ơn sâu sắc bao lớp người đi trước giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy.
Câu 3 (TH): (1.0 điểm). Theo anh/chị, vì sao tác giả nói “Tôi lớn lên từ những khúc dân ca”?
Trả lời:Vì tác giả cũng như bao đứa trẻ thơ khác, từ khi còn nằm trong nôi tác giả được mẹ ru qua những khúc dân ca. Chính những khúc dân ca này đã nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu gia đình của tác giả.
Câu 4 (VD): (1.0 điểm).
Qua văn bản trên em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòng)trình bày suy nghĩ của bản thân về thái độ, việc làm cần có của giới trẻ đối với quá khứ hào hùng của đất nước?
Trả lời: – Bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị truyền thống trong quá khứ.
-Tuyên truyền giảng dạy cho thế hệ sau
– Đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
PHẦN LÀM VĂN: 7.0 điểm.
Câu 1:(2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) vềviệc giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hướng dẫn chấm

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn. (0.25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam. (0.25 điểm)
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1.0 điểm)

– Bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá, để gắn kết các dân tộc lại với nhau.
– Hiểu được thành quả vĩ đại của dân tộc ta đã giành được, những truyền thống quí báu đã được gìn giữ phát huy qua bao cuộc chiến tranh giữ nước và quá trình xây dựng đất nước.
– Bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích lịch sử, có kiến thức sâu rộng về lịch sử dân tộc, am hiểu truyền thống đất nước.
– Mỗi cá nhân phải cố gắng giữ được bản sắc truyền thống, cốt cách văn hóa của dân tộc.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc … (0.25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm).

Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương vùng thượng nguồn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó làm rõ phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Hướng dẫn chấm

  1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm).
  3. Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. (0.5 điểm).
* Cảm nhận vềvẻ đẹp sông Hương vùng thượng nguồn (2.0 điểm):
Giới thiệu chung:
+ Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được sáng tác vào ngày 4/1/1981 in trong tập cùng tên 1986.
+Đây là bài bút kí nghiêng nhiều về tùy bút bởi chất phóng túng tự do, đậm chất trữ tình.
– Vẻ đẹp sông Hương vùng thượng nguồn
+ Giữa lòng trường sơn: “Là bản trường ca của rừng già” “rầm rộ” “mãnh liệt” “cuộn xoáy”. Có lúc “dịu dàng” “say đắm”; “Như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”; Bản lĩnh “gan dạ”, tâm hồn “tự do và trong sáng”->Vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng, mãnh liệt, hoang dại.
+ Ra khỏi rừng già:Rừng già đã “chế ngự sức mạnh bản năng” nên sông Hương “dịu dàng và trí tuệ”. Là “người mẹ phù sa ”của vùng văn hoá đế đô, “đóng kín tâm hồn sâu thẳm”ở cửa rừng->Vẻ đẹp bí ẩn, sâu thẳm của dòng sông.
 
* Nhận xét phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường (1.0 điểm):
Bằng sự quan sát tinh tế, trí tưởng phong phú, bằng việc sử dụng  các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá tài hoa, táo bạo, HPNT đã phát hiện, khắc  hoạ vẻ đẹp trẻ trung , hoang dại đầy cá tính của sông Hương gợi liên tưởng kì thú và xúc cảm  mãnh liệt trong lòng người đọc.
* Đánh giá chung vấn đề nghị luận (0.25 điểm).

  1. Sáng tạo: (0.25 điểm).
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)

 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *