Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 , đề 13 Sóng

 
 
  ĐỀ THAM DỰ HỘI THẢO 2018 – 2019
                 Môn  Ngữ Văn  – Thời gian 120 phút
                                                                            ( không kể thời gian phát đề)
Mục đích yêu cầu:
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm một bài văn nghị luận.
Hình thức:
– Hình thức: Tự luận 100%.
III.Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
MA TRẬN
ĐỀ THI MINH HỌA- KỲ THI THPT QUỐC GIA 2018 – 2019
 

Mức độ/ chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Đọc – Hiểu  
 
1.0
 
 
1,0
 

1.0

 

 
Kiểm tra kiến thức về văn bản: phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, nội dung ý nghĩa của văn bản.
Làm văn        
 
Nghị luận xã hội: xây dựng đoạn văn, cảm nhận một vấn đề về tư tưởng đạo lí.
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
1,5
 
 
 
 
Nghị luận văn học về bài thơ, đoạn thơ, ngữ văn 12
 
 
0,5
 
1,0
 
2,5
 
1,0
Tổng 1,5 2,5 5 1,0
Tỉ lệ 15% 25% 50% 10%

 
SỞ GD & ĐT  BÌNH THUẬN                    ĐỀ THAM DỰ HỘI THẢO 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT PHAN THIẾT                    Môn  Ngữ Văn  – Thời gian 120 phút
                                                                            ( không kể thời gian phát đề)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
CÂU CHUYỆN HAI BÁT MÌ BÒ
“…Cậu trạc 18, 19 tuổi, quần áo giản dị, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang còn là học sinh…
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi, nói to: “Xin cho hai bát mì bò !” Tôi đang định viết hóa đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu, cậu nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo trên tường, phía sau lưng tôi, bảo nhỏ tôi rằng chỉ làm một bát mì có thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được.
… Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Bố ơi, có mì rồi, bố ăn đi thôi, bố cẩn thận kẻo nóng đấy !” Rồi cậu ta tự bưng bát mì không thịt về phía mình.
Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát mì của mình. Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt sang bát mì của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi…” Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. “
( Trích “Câu chuyện cuộc sống”, nguồn internet,Trithucvn.net )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên ?  ( 0,5 điểm)
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích dưới đây: “ Cậu con trai đến trước mặt tôi, nói to: “ Xin cho hai bát mì bò!” Tôi đang định viết  hóa đơn thì cậu ta hướng về phía tôi xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu, cậu nhoẻn miệng cười biết lỗi rồi chỉ vào bảng giá treo trên tường, phía sau lưng tôi, bảo nhỏ tôi rằng: chỉ làm một bát mì có thịt bò, bát kia chỉ rắc chút hành là được.” ( 0,75 điểm)
Câu 3: Anh( chị ) hiểu như thế nào về hành động và câu nói của người cha:
“ Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt sang bát mì của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi…” ( 0,75 điểm)
  Câu 4: Qua ngữ liệu trên, anh/chị  rút ra bài học gì về tình phụ tử?  ( 1.0 điểm )
 

  1. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của văn bản, anh (chị ) viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) nói lên suy nghĩ của bản thân về tình phụ tử.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
(Trích Vội Vàng  –Xuân Diệu. SGK Ngữ Văn 11 tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam,
năm 2012. Tr. 23)
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
(Trích Sóng –Xuân Quỳnh. SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam,
năm 2010. Tr. 156)
……. HẾT…..SỞ GD & ĐT  BÌNH THUẬN                    ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT PHAN THIẾT              Môn  Ngữ Văn 12 ( Theo chương trình chuẩn)
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I 1 Phương thức biểu đạt tự sự 0.5          
2 – Biện pháp đối lập:  nói to: “ Xin cho hai bát mì bò”  ><  bảo nhỏ với tôi rằng chỉ làm một bát mì có thịt bò, bát kia chỉ rắc chút hành là được.
– Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa và thể  hiện rõ tư tưởng của người nói.
    0,75
3 – Tấm lòng người cha: Sự yêu thương,chăm sóc sẵn sàng hi sinh cho con.
– Quan tâm và ước muốn con học thành tài.
    0,75
4 – Tình phụ tử rất thiêng liêng cao quý. Là con phải hiểu đạo với cha và tình thương yêu con vô bờ của người cha. 1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu 1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Từ nội dung của văn bản, anh (chị ) viết một đoạn văn khoảng 200 từ nói lên suy nghĩ của bản thân về tình phụ tử. 2.0
a.     Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
Đảm bảo các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình phụ tử. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
*Giải thích: Tình phụ tử: Tình cha con thiêng liêng.
*Phân tích – bàn luận:
– Biểu hiện của tình phụ tử:
+ Cha chăm sóc, dạy bảo, chở che  cho con. Tình thương của cha âm thầm lặng lẽ.
+ Sẵn sàng tha thứ  mọi lỗi lầm  cho  giúp con trưởng thành và luôn tự tin vững bước trên đường đời.
– Phê phán những con người không coi trọng tình phụ tử
* Bài học bản thân:   Tình cảm yêu thương kính trọng cha bằng hành động thiết thực. Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, cao quí.
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ. 0.25
e. Chính tả, dùng từ , đăt câu : Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
 
 
 
 
 
Câu 2
Cảm nhận hai đoạn thơ 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Quan niệm về thời gian và quan niệm sống của hai nhà thơ
0,5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận : H/s biết vận dụng tốt các thao tác lập luân, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng phù hợp
Hs có sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm: Vội vàng – Xuân Diệu và  Sóng – Xuân Quỳnh
* Quan niệm về thời gian và quan niệm tình yêu, cuộc sống của hai nhà thơ
Giống nhau:
– Hai nhà thơ đều có tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian, quan niệm sâu sắc về sự vô han của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
– Thái độ sống mãnh liệt và yêu hết mình, khát khao giao cảm với cuộc đời.
Khác nhau:
– Vội vàng – Xuân Diệu:
+ Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, tha thiết yêu cuộc sống và giàu khát vọng.
+ Có quan niệm mới mẻ về thời gian, nhà thơ chọn cách sống vội vàng, trân quí từng giây phút cuộc đời, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp ngay khi vẻ đẹp cuộc đời còn đang hiện hữu.
+ Tấm lòng tha thiết yêu đời yêu cuộc sống mãnh liệt, cuồng nhiệt.
*Nghệ thuật: giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
– Sóng – Xuân Quỳnh:
+ Tâm hồn nhạy cảm của một trái tim người phụ nữ với những khát khao bình dị đời thường, với những dự cảm, lo âu về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của cuộc đời.
+ Quan niệm tình yêu, về cuộc sống thể hiện tư tưởng nhân văn “yêu và sự hiến dâng” ,tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng
+ Khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là “Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt “ (Christopher Hoare).
*Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu,  mang âm hưởng dạt dào của sóng; sử dụng BPTT ẩn dụ, so sánh,..
Đánh giá chung: Do hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ nên Hồn thơ xuân Diệu sôi nổi mãnh liệt, hồn thơ xuân Quỳnh dịu dàng nữ tính
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
  d. Chính tả , dùng từ , đặt câu :
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,5
  e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,5

 
 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *