Đề thi thử THPT quốc gia 2018 liên hệ người vợ nhặt và Thị Nở

MA TRẬN ĐỀ THI  THỬ LẦN 1- MÔN NGỮ VĂN 12
Mục tiêu đề kiểm tra
– Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 học kì I
–  Mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản  (Nghị luận xã hội và nghị luận văn học)
–  Hình thức kiểm tra tự luận.
Hình thức đề kiểm tra
Hình thức tự luận
III. Thiết lập ma trận

Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
1.
Đọc hiểu.
–   Nhận biết phong cách ngôn ngữ.
–   Nhận biết thao tác nghị luận trong đoạn văn
–   Hiểu được vấn đề được nói đến trong đoạn trích Lựa chọn tình huống: Đồng tình/ không đồng tình và giải thích lí do    
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
 
 
4
3
 
2.
Nghị luận xã hội.
    Viết đoạn văn    
 
Số câu
1  
Số điểm: Tỉ lệ: 20%
 
2,0
3.
Nghị luận văn học.
      Viết bài văn  
Số điểm: Tỉ lệ: 50% 5,0
 
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
   1
30%
1
20%
 
3
20%
 
5
30%
 
    10
100%
 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…..
TRƯỜNG THPT …..
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA  NĂM  2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Đề chính thức:
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 2 trang)
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
       Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?
Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5đ)
Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)
Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì? (1,0đ)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao? (1,0đ)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Dường như nhà văn nào cũng có khát vọng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy điểm gặp gỡ của hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người.
— Hết —

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THPT…
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM  2018
Bài thi: NGỮ VĂN
  (Hướng dẫn chấm gồm 3 trang)

I.ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
Yêu cầu chung:
– Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; có thể trả lời theo các cách khác nhau, miễn là đảm bảo nội dung thông tin.
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.
Yêu câu cụ thể:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5đ)
Câu 2. Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: chứng minh, bình luận. (0,5đ)
Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. (1,0đ)
Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết phục. (1,0đ)
LÀM VĂN.
Câu 1: (2,0 điểm)
– Yêu cầu về hình thức: Biết tổ chức thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ), kết cấu đoạn chặt chẽ, triển khai ý mạch lạc; không sai phạm quy tắc chính tả, đặt câu(0,5đ)
– Yêu cầu về nội dung: Có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
+ Tri thức là sức mạnh:
* Đối với cá nhân: Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của bản thân đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người(0,5đ)
* Đối với cộng đồng, xã hội: Tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xã hội. (0,5đ)
+ Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần nhận thức được sức mạnh của tri thức từ đó, thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho bản thân(0,5đ)
Câu 2: (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25đ

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

  1. Xác định dúng vấn đề cần nghị luận: 0,25đ
  2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung chính sau:
Giới thiệu vấn đề nghị luận 
Nêu được vấn đề nghị luận, có cách dẫn dắt phù hợp, độc đáo (0,5đ)
Giải thích ý kiến
Hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người là vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp nội tâm. Vẻ đẹp đó nếu chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài không thể đoán định được. (0,5đ)
III. Cảm nhận về vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
1. Người phụ nữ có lòng ham sống, khát vọng sống mãnh liệt (0,75đ)
– Sự việc thị bám lấy Tràng cầu thân kiếm miếng ăn, theo không Tràng về làm vợ, trước hết là do sự thôi thúc của lòng ham sống. Người phụ nữ này không chấp nhận chịu chết, tìm mọi cách để bám víu lấy cái sống.
– Nhờ có lòng ham sống mà thị đã tạo nên những thay đổi kì diệu đối với con người và cuộc sống xung quanh mình. Từ khi thị xuất hiện xóm ngụ cư như bừng lên sức sống, mẹ con Tràng và ngôi nhà của họ cũng thay đổi, trở nên vui tươi, rạng rỡ, phấn chấn…
2. Người phụ nữ hiền thục, đúng mực, đảm đang, lễ phép, biết lo toan, vun vén, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình (0,5đ)
– Từ khi theo Tràng về làm vợ thị trở nên ý tứ, lễ phép khác hẳn với sự chao chát, chỏng lỏn trước đó.
– Thị thể hiện mình là người vợ đảm đang, người con dâu hiếu thảo: sáng hôm sau dậy sớm thu dọn nhà cửa, cùng mẹ chồng sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp..
3. Người phụ nữ hiểu chuyện, biết điều (0,5đ)
– Chấp nhận gia cảnh nhà Tràng (chi tiết thị nén tiếng thở dài khi đứng trước căn nhà rúm ró của mẹ con Tràng, thái độ điềm nhiên và bát cháo cám đắng chát vào miệng…)
– Trong câu chuyện với Tràng và bà cụ Tứ, thị nói chuyện người đói đi phá kho thóc Nhật, tỏ ra là người hiểu biết…
4. Đánh giá (0,25đ)
– Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng của Kim Lân khi viết truyện: Trong sự túng đói quay quắt, con người không nghĩ tới cái chết mà chỉ nghĩ tới cái sống. Khẳng định vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật, Kim Lân thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ bị đẩy vào cảnh ngộ thê thảm; đồng thời cũng gửi tới người đọc thông điệp: thẳm sâu trong mỗi con người có bao điều đẹp đẽ mà nếu chỉ thoáng nhìn ta không thấy được; vì vậy muốn đánh giá con người phải tìm hiểu để thấy những điều còn tiềm ẩn trong họ.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; lối trần thuật hóm hỉnh, hấp dẫn…
IV. Liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” để thấy sự gặp gỡ của hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người
1. Về nhân vật thị Nở (0,5đ)
– Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi, lại thuộc dòng họ nhà có hủi. Trong con mắt của người dân làng Vũ Đại, thị là người đáng bỏ đi. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất “tởm”.
– Tuy nhiên, chính thị Nở là người đã khơi dậy đốm sáng nhân tính trong Chí Phèo. Tình cảm yêu thương và sự chăm sóc đầy ân tình của thị đã khiến Chí từ chỗ là con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại khao khát quay trở về cuộc sống lương thiện. Thị Nở có một lòng tốt mà cả làng Vũ Đại không hề có.
3. Nhận xét về sự gặp gỡ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người (0,5đ)
– Vẻ đẹp của con người tỏa ra từ tâm hồn, phẩm chất, nhân cách.
– Đó là những vẻ đẹp tiềm ẩn, không dễ bộc lộ vì thế phải tìm tòi mới phát hiện được.
V. Khái quát, nâng cao(0,5đ)
Phát hiện vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn con người là biểu hiện của tinh thần nhân đạo sâu sắc của các nhà văn. Đây cũng là cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam khi viết về số phận và vẻ đẹp của người lao động
.==HẾT==
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11
CHÍ PHÈO , VỢ NHẶT

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *