Đề thi thử THPT QG liên hệ Vợ chồng A Phủ và Chí phèo, đề 2

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí Mị trong đêm đông cởi trói cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét cách nhìn mới mẻ của Tô Hoài về người lao động trên con đường đấu trình tìm tự do, hạnh phúc.
MB:

  • Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

_Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
_Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ luôn có ý thức “tìm kiếm sự thật đời thường”.
Vùng đất Tây Bắc là nguồn cảm hứng mãnh liệt của ông.
_ Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Tác phẩm là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài đã thu hoạch được trong chuyến thực tế tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vợ chồng A Phủ cho ta thấy diện mạo của một Tô Hoài với sự đổi mới trong sáng tác văn chương, làm phong phú hơn về hình ảnh người lao động trên khắp đất nước.
_Hình tượng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí trong đêm đông cởi trói cứu A Phủ là hình tượng trung tâm của tác phẩm…
TB:
Khái quát về lai lịch, cuộc đời làm dâu gạt nợ, sự phản kháng trong đêm mùa xuân của Mị
* Diễn biến tâm lí Mị trong đêm đông cứu A Phủ:
– Mấy đêm liền, nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Tâm hồn Mị đã trở lại với sự câm lặng, vô cảm từ sau đêm tình mùa xuân ấy.
– Cho đến khi nhìn thây một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị mới xúc động, nhớ lại những dòng nước mắt và nỗi khổ của mình.
– Thương mình dẫn đến thương người cùng cảnh ngộ, Mị chấp nhận chịu sự trừng phạt của nhà thống lý và quyết định cắt dây trói cứu A Phủ.
– Khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối và sau đó vụt chạy theo A Phủ bởi “Ở đây thì chết mất”. Hành động ấy diễn ra một cách tức thời, là hành động bất ngờ nhưng tất yếu.
* Đánh giá nhân vật
Nghệ thuật:
– Trần thuật linh hoạt, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc
– Tính cách nhân vật được khắc họa chân thực, sinh động
– Tâm lí nhân vật được miêu tả rất tinh tế, sắc sảo.
Mị cắt đay trói cứu A Phủ đồng thời cũng tự giải thoát cho chính mình. Hành động ấy hoàn toàn phù hợp với tính cách của Mị – một người con gái giàu sức sống.
–>Giá trị nhân đạo sâu sắc: thương cảm với nỗi thống khổ của con người; phê phán , tố cáo thế lực cường quyền và thần quyền chà đạp lên quyền sống con người; phát hiện, ngợi ca sức sống tiềm tàng của người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc; vạch ra lối thoát cho những người lao động khốn khổ, bị áp bức đến đường cùng.
Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để nhận xét cách nhìn mới mẻ của Tô Hoài về người lao động trên con đường đấu trình tìm tự do, hạnh phúc.
* Giới thiệu về kết thúc tác phẩm Chí Phèo
– Một người nông dân hiền lành, lương thiện.
– Một số phận chịu nhiều bi kịch đau đớn cả thể xác (tha hóa về nhân hình, nhân tính) lẫn tinh thần (bị cự tuyệt quyền làm người).
– Nhưng ở Chí Phèo vẫn có điều vô cùng đáng quý: Khát vọng HOÀN LƯƠNG, KHÁT VỌNG LÀM NGƯỜI (sự thức tỉnh và hồi sinh của Chí sau khi gặp Thị Nở)
– Mơ ước không thực hiện được: bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát.
* Nhận xét nhìn mới mẻ của Tô Hoài về người lao động trên con đường đấu trình tìm tự do, hạnh phúc:
_Sự gặp gỡ giữa Nam Cao và Tô Hoài:
+ Cùng tiếp cận, khám phá con người ở phương diện họ là người nông dân với số phận đầy bi kịch.
+ Thế nhưng, ở họ vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đầy sức sống trên con đường đấu tranh tìm tự do, hạnh phúc và hoàn thiện bản thân – Qua ngòi bút  tài năng miêu tả nội tâm.
_ Cái nhìn mới mẻ của Tô Hoài:
+ Ông cho rằng, dù bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng tự vươn dậy đấu tranh để giải phóng mình, hưởng tự do, hạnh phúc (Nam Cao có cái nhìn sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã).
+ Tô Hoài (khuyng hướng VH hiện thực CM vạch ra con đường CM cho người lao động. Kết thúc mở, đầy tinh thần lạc quan, đậm chất nhân văn sâu sắc và để lại bài học về tình người. Còn Nam Cao (khuynh hướng văn học hiện thực phê phán): cũng hướng đến sự đấu tranh nhưng cuối cùng Chí Phèo phải chết trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Kết thúc mở bế tắc, ám ảnh về kiếp người.
+ Lí giải: Nam Cao: sáng tác trước CM 1945 trong bối cảnh XH đen tối, nhà văn chưa tìm thấy lối thoát cho người nông dân trong XH thực dân phong kiến lúc bấy giờ. + Tô Hoài: sáng tác 1952, giúp nhà văn thấy được ánh sáng của cách mạng và sự vận động trong tư tưởng.
 Kết bài:
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,  VỢ CHỒNG A PHỦCHÍ PHÈO,

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *