TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG |
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11 Đề thi gồm có 01 trang |
Câu 1 (8,0 điểm)
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều… Nước Việt hình chữ S, hiện thân của số nhiều, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ, việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh?…
Cho nên: biết ủ lửa để giữ phẩm cách Người, nhân cách Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân? Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân.”
(Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở thương đồng bào, NXB Kim Đồng 2016, trang 46)
Từ những suy nghĩ về ý nghĩa của ngọn lửa trong đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một bài văn trả lời cho câu hỏi “Tuổi trẻ cần thắp lên ngọn lửa gì?”.
Câu 2 (12,0 điểm)
“Thi ca có một đặc tính kì lạ. Nó trả lại chữ cái tươi mát trinh bạch ban đầu. Những từ mờ nhạt nhất, bạc mầu nhất mà chúng ta đã nói cạn, nói đến cùng, đã mất sạch tính hình tượng đối với ta, còn lại chẳng khác gì một cái vỏ từ, những từ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương!”
(K. Pauxtôpxki, trích “Bông hồng vàng và bình minh mưa”, NXB Văn học, tr224)
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
………………………HẾT……………………..
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………Số báo danh:…………………………………..
Người ra đề: Nguyễn Kim Anh – THPT Chuyên Hà Giang
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 11
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang )
Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm bắt được nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích những bài viết tuy chưa toàn diện nhưng có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo, có chất văn.
– Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu và mức điểm cơ bản, giám khảo cân nhắc từng trường hợp cụ thể để lượng hóa điểm một cách chính xác.
Đáp án và thang điểm
Câu 1 (8,0 điểm)
Yêu cầu về kỹ năng:
Đảm bảo kỹ năng của bài văn nghị luận:
– Bố cục bài văn khoa học, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
– Hành văn trong sáng mạch lạc, giàu cảm xúc, có khả năng liên hệ mở rộng.
– Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả…
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể cảm nhận, suy nghĩ và trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời, đây là một đề bài mở vì vậy thí sinh được quyền chọn vấn đề bàn luận. Tuy nhiên dù là vấn đề gì cũng cần phải có chính kiến rõ ràng và lập luận có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng:
Nội dung | Thang điểm | |
Mở bài | – Dẫn dắt vấn đề – Giới thiệu vấn đề: Tuổi trẻ và ngọn lửa đam mê (hoặc ngọn lửa của lòng yêu thương, ý thức trách nhiệm…) |
0,5 |
Thân bài | a. Xác định vấn đề và nêu bài học rút ra từ đoạn trích: Sống cần có “lửa” tức là có nhiệt huyết, sống hết mình để cháy sáng. Muốn vậy cần có sự chia sẻ kết nối, cống hiến… Tuổi trẻ cần có lửa đam mê, lửa của lòng yêu thương, ngọn lửa nhiệt tình trách nhiệm… |
2,0 |
b. Bình luận vấn đề + Tại sao sống cần có lửa: Để đời sống có ý nghĩa, để thắp sáng cuộc đời của chính mình và có ích cho xã hội. Nếu sống mờ nhạt sẽ lãng phí cuộc đời. + Tuổi trẻ cần thắp những “ngọn lửa” gì, vì sao: Tuổi trẻ cần thắp sáng những ngọn lửa của ham học/ của đam mê khát vọng/ của yêu thương sẻ chia/ của nhiệt huyết cống hiến… (Thí sinh có thể bình luận về một hoặc tất cả các khía cạnh trên). Vì tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, giàu năng lượng nhất, là tương lai của đất nước, mùa xuân của xã hội, nếu không sẽ phí hoài tuổi trẻ. + Phê phán những bạn trẻ không “thắp lửa” sống mờ nhạt vô nghĩa. |
4,0 | |
c. Bài học nhận thức và hành động: Ý thức về lẽ sống nhiệt huyết, cống hiến; phải rèn luyện, học tập, lao động để sống hết mình và có ích… |
1,0 | |
Kết bài | – Khái quát lại vấn đề. – Nêu cảm nghĩ, thông điệp cá nhân |
0.5 |
Câu 2 (12,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
-Thí sinh cần kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ về vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca qua việc phân tích một vài tác phẩm đã học để làm rõ vấn đề.
-Bài viết có bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau.
I.Yêu cầu về kĩ năng
-Thí sinh cần kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ về vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca qua việc phân tích một vài tác phẩm đã học để làm rõ vấn đề.
– Bài viết có bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau.
Nội dung | Thang điểm | |
Mở bài | – Dẫn dắt và giới thiệu về thơ ca, ngôn ngữ thơ ca. |
0,5 |
Thân bài | a. Giải thích vấn đề nghị luận –Thi ca/thơ: Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu (Từ điển thuật ngữ văn học– trang 309). Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú. – Đặc tính kì lạ: Đặc điểm nổi bật, khác lạ của thơ ca so với các thể loại khác. – Những từ mờ nhạt, bạc màu, nói cạn, nói hết, vỏ từ…: là cách nói hình ảnh để chỉ những ngôn ngữ đời sống được sử dụng quen thuộc gần gũi trong cuộc sống thường nhật, đã khiến ta cảm thấy quen thuộc nhàm chán. – Những từ ấy trong thi ca lại sáng lên lấp lánh, kêu giòn và tỏa hương:là cách nói ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của ngôn ngữ qua tài năng của nhà thơ đã tạo ra cái mới, cái phong phú, đẹp đẽ, giàu giá trị biểu đạt và biểu cảm, giàu sức sống của ngôn ngữ trong các bài thơ => Nhận định trên là đánh giá sâu sắc về giá trị của ngôn ngữ thơ ca, quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ đã biến ngôn ngữ đời thường trở thành ngôn ngữ thơ ca đẹp đẽ, sâu sắc làm đẹp cho tâm hồn con người, cho cuộc sống, khơi dậy những tình cảm mới mẻ trong sáng. |
2,0 |
b. Bình luận – chứng minh vấn đề (Thí sinh có thể triển khai thứ tự bình luận – chứng minh hoặc kết hợp song song hai thao tác, nhưng việc phân tích dẫn chứng để chứng minh vấn đề phải theo định hướng lí luận.) * Ngôn ngữ thơ bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống: – Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, ngôn từ là chất liệu sáng tác văn học. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác tác phẩm văn học, để sáng tạo ra ngôn ngữ văn học. – Nhà thơ cũng phải là người nắm vững ngôn ngữ đời sống, lăn lộn với hiện thực, chắt lọc lấy hiện thực và mài giũa kho từ vựng toàn dân. – Chính bởi xuất phát từ ngôn từ quen thuộc của đời sống nên ngôn ngữ thơ cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng sáo mòn, quen thuộc, kém sáng tạo, thậm chí chỉ là vỏ ngôn từ là xác chữ nếu nhà thơ không trăn trở tìm tòi. * Ngôn ngữ thơ là kết quả của quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ. – Nhà thơ tài năng phải bằng năng lực nghệ thuật, bằng sự đào sâu hiện thực và sự nhạy cảm ngôn từ trưng cất ra ngôn ngữ thơ. Đây là quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, khổ luyện nhưng cũng đầy hứng khởi của nhà thơ. – Ngôn ngữ thơ là kết quả của quá trình sáng tạo ấy sẽ đảm bảo: + Tính chân thật, biểu cảm: Ngôn ngữ thơ phải phản ánh hiện thực đời sống, hiện thực tâm hồn con người, phải truyền đến người đọc cảm xúc của tác giả và khơi dậy trong người đọc đủ mọi cung bậc cảm xúc. + Tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại, đa nghĩa và giàu giá trị biểu đạt. Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. + Tính nhạc và tính họa: gợi hình ảnh màu sắc, đường nét và giàu nhạc tính “lấp lánh và kêu giòn”. + Tính sáng tạo: ngôn ngữ thơ không được là cái xác chữ khô cứng,không được phản ánh hiện thực đời sống một cách máy móc mà nó phải tươi mới, phải lấp lánh và tỏa hương lại trong lòng người đọc và để lại dấn cá nhân của nhà thơ. |
8,0 |
|
c. Bình luận nâng cao Ngôn ngữ thơ, sự sáng tạo ngôn ngữ làm thơ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống một tác phẩm thơ ca vì vậy: -Với nhà thơ: chắt lọc ngôn ngữ từ đời sống, sáng tạo để làm cho ngôn ngữ ấy có một sức sống riêng, vẻ đẹp riêng vừa thể hiện được những cảm xúc nơi trái tim vừa khơi dậy nơi người đọc những cảm xúc đẹp đẽ, mới mẻ qua lớp ngôn từ thơ ca của mình. – Đối với người tiếp nhận thơ, khi cảm thụ thơ cần chú ý đến những tình cảm chân thật, sâu kín, những sáng tạo nhạy cảm tinh tế mà nhà thơ gửi vào tác phẩm. Đây là tiêu chí để đánh giá một bài thơ hay. Để từ đó có sự đồng cảm, tri âm với nhà thơ. – Nhận định trên không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn học khác; không chỉ đúng với nhà thơ mà đúng với những người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật khác. |
1,0 | |
Kết bài | – Khái quát lại về đặc trưng và sự hấp dẫn của ngôn ngữ thơ. | 0.5 |