TRƯỜNG THPT …. ————————- ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ ÔN TẬP THPTQG – NĂM HỌC 2017-2018 Môn: NGỮ VĂN; LỚP 12 ———————– Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.
Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5 điểm)
- Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì? (0.5 điểm)
- Em hiểu như thế nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”tìm cách sống thu mình”? (1 điểm )
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì? (1 điểm)
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2đ)
Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” được gợi ra ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5đ)
Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt – Luu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập một, NXB GDVN, 2017). Từ đó liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11, tập một, NXBGDVN, 2017) để rút ra bài học ứng xử của con người khi bị rơi vào nghịch cảnh.
—————Hết—————–
Thí sinh không được sự dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………; Số báo danh:…………………….
GỢI Ý:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận
- Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là: hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.
- Em hiểu như thế nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”tìm cách sống thu mình”:
– “ Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợ hãi với tất cả mối quan hệ xung quanh mình.
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là: Muốn khuyên chúng ta sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong cuộc sống.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2đ)
Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” được gợi ra ở phần Đọc hiểu.
– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
* Giải thích: Ý nghĩa của cả câu: luôn sẵn sàng đón nhận những khó khăn, gian khó trong cuộc sống.
* Bàn luận.
– Tác dụng:
+Dù chặng đường đến với thành công nhiều chông gai nhưng quan trọng khi chúng ta sẵn sàng đối mặt với tất cả điều đó sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.
+ Vươn tới được ước mơ của mình.
+ Luôn lạc quan trước những thử thách cuộc sống.
– Phê phán những người thụ động, luôn bi quan chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy nhũng điều tiêu cực, chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống mà quên đi giá trị của bản thân sau những lần vất ngã đó. – Bài học nhận thức và hành động: Chủ động đón nhận những thách thức của cuộc sống.
– Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5đ)
Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt – Luu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập một, NXB GDVN, 2017). Từ đó liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11, tập một, NXBGDVN, 2017) để rút ra bài học ứng xử của con người khi bị rơi vào nghịch cảnh.
Yêu cầu
– Giới thiệu về tg tp
– Hoàn cảnh dẫn đến bi kịch: do sự tác trách của nam tào TB bị chết oan, để được tiếp tục sống ông phải trú ngụ nơi thân xác của anh hàng thịt. Hoàn cảnh đó nay sinh bi kịch của TB: Không được sống như mình mong muốn, phụ thuộc vào thân xác anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối.
– Bi kịch của Trương Ba khi Phải sống bên ngoài một đằng bên trong một nẻo:
+ Qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt
+ Qua cuộc đối thoại với người thân
+ Nhận xét đánh giá: LQV đã thành công trong việc thể hiện bi kịch của hồn TB khi phải sống bên ngoài mọt đàng bên trong một nẻo. qua đó nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp : Con người chỉ thực sự hạnh phúc và ý nghĩa khi được sống là chính mình; cuộc sống là quí giá nhưng không thể sống bằng mọi giá; khi bị đẩy vào nghịch cảnh con người cần có bản lĩnh, ý chí và tâm hồn nhân văn để có thể thoát khỏi nghịch cảnh, giữ vững bản chất tốt đẹp của mình,…
– Liên hệ bi kịch VNT:
+ VNT là một kiến trúc sư thiên tài; là người có ước mơ hoài bản cao cả, muốn xây cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại; có tấm lòng lương thiện biết đồng cảm với nỗi đau khổ lầm than của nhân dân khi Lê Tương Dực bắt xây cửu trùng đài.
+ Sai lầm của VNT là đặt cái đẹp lên trên cái thiện, vì cái đẹp mà h sinh cái thiện.
– Nhận xét, đánh giá: TB và VNT đều bị đẩy vào nghịch cảnh, TB thì không được sống là chính mình còn VNT không được thực hiện hoài bảo lớn lao của cuộc đời mình. TB đã có sự lựa chọn dũng cảm và đầy chất nhân văn dù phải chết nhưng vẫn giữ trọn vẹn tâm hồn cao đẹp của mình. VNT lựa chọn sai lầm là đặt khát vọng nghệ thuật của cá nhân lên trên quyền lợi trực tiếp của nhân dân nên không thoát khỏi bi kịch.
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT