Đề thi thử THPT QG Lần 1 Năm 2016 Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình

Đề thi thử THPT QG Lần 1 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
            Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những quá trình không phải là hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng. Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu lấy dãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
                                                                         (Tờ hoa,  Nguyễn Tuân tuyển tập, NXB Văn học, tr.6)

  1. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
  2. Để chỉ hạt cát trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những từ ngữ nào?
  3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để xây dựng hình ảnh hạt cát khối tình con?
  4. Đoạn văn trên gợi cho anh/ chị liên tưởng tới điều gì? Bài học cuộc sống nào được rút ra từ đó? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)

 
    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các “kỹ năng mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu…
Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt… Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm.
Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ nguyên internet đã khiến cho giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng toàn cầu, công dân toàn cầu, những kỹ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hóa,… càng trở thành hành trang không thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên- nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước. 
(Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com)

  1. Xác định nội dung chính của văn bản?
  2. Văn bản sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào?
  3. Anh /chị hiểu như thế nào về kĩ năng cứngkĩ năng mềm được nói tới trong văn bản?
  4. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc trang bị kĩ năng sống cho giới trẻ hiện nay? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)

 II. PHẦN VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng “Sống là không chờ đợi”. Nhưng cũng có ý kiến khác khuyên con người nên sống chậm.
Viết một văn bản (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.
 
Câu 2 (4,0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? để làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

…………………Hết………………………

 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh…………………………………….Số báo danh……………………………..
Họ và tên, chữ kí của giám thị 1…………………………………………………
Họ và tên, chữ kí của giám thị 2…………………………………………………

 

HƯỚNG DẪN CHẤM
 
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1  Nội dung chính của đoạn trích trên nói về quá trình nặng nhọc, khổ đau của loài trai để làm ra ngọc quý. 0,5
2 Những từ ngữ chỉ hạt cát trong đoạn văn trên: hạt bụi biển, cái bụi bặm khách quan, hạt buốt sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, hạt ngọc tròn trặn ánh ngời. 0,25
3  Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn: nhân hóa. 0,25
4 – Quá trình trai tạo ngọc trong đoạn văn trên có thể gợi liên tưởng tới cuộc sống lao động của con người, sự khổ công trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ…- HS có thể tự rút ra bài học cho mình, có thể nêu những ý sau:+ Bài học về sự kiên trì, bền bỉ nhẫn nại trước khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
+ Bài học về sự chấp nhận trải qua những đau đớn, mất mát để đạt tới thành công và hạnh phúc.
+ Bài học về quá trình sáng tạo không ngừng, sự khổ công trong công việc, lao động để tạo dựng giá trị nhất định (…)
0,25

0,25

5 Đoạn văn đề cập đến thực trạng thiếu hụt kĩ năng mềm trong giới trẻ hiện nay và nhấn mạnh tới tầm quan trọng, sự cần thiết phải bổ sung kĩ năng này trong hành trang tương lai của mọi người, nhất là học sinh, sinh viên. 0,5
6 Thao tác lập luận chủ yếu là phân tích, bình luận. 0,25
7 Kĩ năng cứng: kiến thức, bằng cấp chuyên môn.Kĩ năng mềm (kĩ năng sống): kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hóa… 0,25
8 HS có nhiều cách trình bày, có thể nêu một số ý sau:- Khẳng định vai trò của kĩ năng sống và hậu quả của việc thiếu hụt kĩ năng sống (Kỹ năng sống giúp con người sinh tồn, tự tin đối đầu với thử thách, giải quyết xung đột, có bản lĩnh và tự tin để ứng biến, vượt qua mọi tình huống, nghịch cảnh. Thiếu hụt kỹ năng sống khiến con người không có khả năng giải quyết tình huống, sợ hãi, chùn bước trước khó khăn, đổ lỗi cho hoàn cảnh, sống dựa dẫm phụ thuộc, thiếu khả năng thích ứng, thiếu linh hoạt,…)- Mỗi người cần phát triển toàn diện và làm chủ cuộc sống, chủ động ứng phó với trở ngại, khó khăn của cuộc sống, tăng cường “va chạm” với thế giới bằng những khám phá và trải nghiệm, thông qua các hoạt động thực tế hình thành kỹ năng… 0,50
II   LÀM VĂN  
1 Có ý kiến cho rằng “Sống là không chờ đợi”. Nhưng cũng có ý kiến khác khuyên con người nên sống chậm.Viết một văn bản (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.  3,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnCó đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnHai quan niệm, hai phương thức sống của con người: sống nhanh và sống chậm. 0,50
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động  
1. Giải thích khái niệm:a. Sống là không chờ đợi: không để ngày tháng trôi qua lãng phí, chạy đua cùng thời gian; không chờ đợi, dựa dẫm vào người khác mà tự mình nắm bắt các cơ hội.b. Sống chậm: sống chậm rãi, thư thả, sâu sắc, dành hết tâm trí vào công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống; lắng nghe những cảm xúc trong tâm hồn.
à Hai ý kiến đề cập đến hai quan niệm, hai phương thức sống của con người trong xã hội hiện nay: lối sống năng động, tích cực, nhanh nhạy và lối sống bình thản, có chiều sâu tâm hồn.
2. Bàn luận
* Vì sao sống là không chờ đợi?
– Để bắt kịp sự phát triển của xã hội, tận dụng thời gian sống, hưởng thụ cuộc sống.
– Để tích cực, chủ động, tự tìm kiếm và nắm bắt cơ hội.
* Vì sao phải sống chậm?
– Để giảm bớt áp lực nặng nề của cuộc sống.
– Để xây dựng, vun đắp những tình cảm đẹp đẽ với mọi người xung quanh, hòa mình cùng thiên nhiên, cảm nhận được những giá trị của cuộc sống…
– Để có những phút giây tĩnh tại, thanh thản trong tâm hồn, thấu hiểu những cảm xúc của chính mình.
– Để chuẩn bị kĩ càng cho một sự khởi đầu mới trong tương lai.
à Sống chậm không phải là sống ít mà thực ra là sống được rất nhiều, sống sâu sắc, chất lượng, sống có ý nghĩa nhân văn.
0,25 
 
 
 
 
 
 
 
 

1,0

* Mở rộng vấn đề:- Sống là không chờ đợi nhưng không để bị cuốn vào vòng quay bận rộn của công việc mà lãng quên nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống, không còn thời gian dành cho những người xung quanh, dần trở nên hời hợt, vô cảm. Sống nhanh nhưng không phải là sống sơ sài, cẩu thả, sống gấp, tranh giành, bon chen.- Sống chậm không có nghĩa là phủ nhận cuộc sống văn minh hiện đại, sống không mục đích, không lí tưởng, mơ ước, trì trệ, lạc hậu.
– Hai ý kiến không mâu thuẫn mà đều đúng và là sự bổ sung cho nhau, nhắc nhở con người chú ý đến tốc độ sống, chất lượng sống, độ sâu trong từng khoảnh khắc sống.
0,25
3. Bài học:- Cần kết hợp hài hòa giữa sống tích cực, chủ động, nhanh nhạy và sống bình yên, thư thái, sâu sắc, hài hòa mọi nhu cầu, cảm xúc bản thân và hài hòa mọi mối quan hệ, nuôi dưỡng những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp trong mỗi người.- Sống năng động, sáng tạo, tận dụng thời gian và biết tự tạo cho mình những khoảng thời gian sống chậm phù hợp hoàn 0,25
d. Sáng tạo 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câuĐảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
2 Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? để làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnCó đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnVẻ đẹp của hình tượng sông Hương và đặc sắc trong nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 0,50
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện  sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và hình tượng sông Hương.* Phân tích:- Vẻ đẹp của sông Hương được phát hiện từ nhiều góc nhìn: địa lí, lịch sử, văn hoá…; trong mối quan hệ đa chiều với cội nguồn, lịch sử, thơ ca, cuộc đời.
– Trong mối quan hệ gắn bó với cội nguồn: sông Hương là dòng chảy trải qua hành trình nhiều thăng trầm gian truân từ dãy Trường Sơn về biển cả. Hành trình của sông Hương gợi liên tưởng đến hành trình sinh tồn của một con người, một miền đất, một dân tộc.
– Trong mối quan hệ với lịch sử: Hương giang là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc, viết nên những trang sử vẻ vang của xứ Huế, của dân tộc; là dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng; vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX; là chủ nhân của những chiến công rung chuyển trong cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân; đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ…
– Trong quan hệ gắn bó với nền văn hoá cố đô Huế: sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển xứ Huế, là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho thi ca nhạc hoạ, không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ tạo nên một dòng sông thi ca với những sắc thái trữ tình muôn dạng, muôn màu…
– Sông Hương chứa đựng vẻ đẹp biến ảo, phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím như một bức hoạ của tạo hoá; chứa vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi, vẻ vui tươi, vẻ mơ màng sương khói
– Gắn bó máu thịt với mảnh đất và con người xứ Huế, sông Hương trở thành dòng sông- đời người: sống ân nghĩa với xứ sở đã sinh thành, cưu mang mình bằng cách đem đến dòng nước mát lành và bồi đắp phù sa màu mỡ để hoa trái ngọt lành; như một người tình mong đợi, mãi chung tình với quê hương xứ sở
* Đánh giá:
– Hình tượng sông Hương được khắc hoạ thành công với diện mạo thẩm mĩ phong phú, đa dạng, trở thành một nhân vật  có diện mạo và tâm hồn, có sức sống mãnh liệt qua những thăng trầm của cuộc đời; mang vẻ đẹp riêng biệt độc đáo, trở thành biểu tượng văn hóa của xứ Huế, của dân tộc.
– Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng: liên tưởng tưởng tượng phong phú, hình ảnh so sánh tài hoa độc đáo; kết hợp tư duy nghiên cứu với tư duy nghệ thuật, chất trí tuệ và chất trữ tình, nghị luận sắc sảo và suy tư đa chiều; lối hành văn hướng nội mê đắm, tài hoa…
– Nét riêng của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường là kí văn hoá, kí về Huế rất giàu chất thơ với lối viết tự do, phóng túng, có vẻ tản mạn nhưng luôn thú vị, hấp dẫn. Qua đó bộc lộ một cái tôi rất uyên bác, tinh tế, tài hoa, dồi dào trí tưởng tượng, say mê cái đẹp, luôn trầm tư suy ngẫm, thể hiện tình yêu và niềm tự hào với quê hương đất nước…
0,51,5

0,50

d. Sáng tạo 0,50
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm  

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *