Đề thi thử THPT QG môn văn 2018 liên hệ Việt Bắc và Tràng Giang

 
               (Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THAM KHẢO NĂM HỌC 2017-2018
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

 
ĐỌC-HIỂU( 3.0 điểm ):
      Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công, v.v. Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là ‘Thành công là gì?’ mà là ‘Thành công để làm gì’? Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.
Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là ‘bí quyết’ để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net/tin-tuc/thanh-cong-va-hanh-phuc-cai-nao-den-truoc)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, điều nào quan trọng hơn: thành công là gì hay thành công để làm gì?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm hạnh phúc là nền tảng cuộc sống không? Vì sao?
LÀM VĂN( 7.0 điểm )
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).
Từ đó liên hệ với bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang của Huy Cận (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của hai tác giả
GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung
 
Điểm
I
 
 
 
ĐỌC – HIỂU
 
3.0
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận 0.5
 
2 Theo tác giả, lợi ích của thành công quan trọng hơn. Đó là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. 0.5
3 Tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng vì: Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết. 1.0
4 Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục. 1.0
II LÀM VĂN
 
7.0
1 Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, song hành hoặc móc xích,…
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối truyền thống cha anh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ cách ứng xử văn hóa trong giới trẻ hiện nay. Có thể theo hướng sau:
– Lí giải thế nào là thành công, thế nào là hạnh phúc
– Bàn về mối quan hệ hai chiều của thành công và hạnh phúc:
+ Thành công có giúp chúng ta hạnh phúc?
+ Hạnh phúc có phải là sự thành công?
– Đánh giá xem thành công hay hạnh phúc giữ vai trò nền tảng, là yếu tố quan trọng hơn, là cái đích hướng đến.
– Bài hoc nhận thức và hành động: Làm gì để có thành công và hạnh phúc.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
 
0,25
 
 
0,25
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
0,25
2 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
– Trọng tâm: Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong Việt Bắc (Tố Hữu)
– Liên hệ: bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang (Huy Cận).
– Bình luận: sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của 2 nhà thơ.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.
 
 
 
0.5
* Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Việt Bắc:
– 2 câu đầu: định hướng miêu tả bức tranh: hòa hợp vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
– Phân tích lần lượt 4 cặp lục bát: bức tranh mùa đông, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu.
– Nhận xét: Trình tự sắp xếp 4 mùa; sự đan xen 1 câu tả thiên nhiên, 1 câu tả con người; màu sắc, hình ảnh tươi sáng của bức tranh; nghệ thuật đoạn thơ.
1.25
* Liên hệ với bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang (Huy Cận):
– Bức tranh sông nước rộng lớn, mênh mông, chia lìa, hoang vắng.
– Con người xuất hiện qua những ẩn dụ về sự nhỏ bé, đơn chiếc, lạc loài, trong sự phủ định (không tồn tại), trong nỗi nhớ quê hương.
– Nhận xét về nghệ thuật: thể thơ, biện pháp tu từ,…
0.75
* Nhận xét vể sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của 2 tác giả:
– Việt Bắc: Thiên nhiên ấm áp, tràn đầy sức sống,  hòa hợp với con người.
– Tràng giang: Thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, chia lìa nhau và xa cách với con người.
à Lý giải sự khác biệt: do hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và phong cách nghệ thuật của 2 nhà thơ khác nhau. (Sau này khi tìm được sự hòa hợp, tìm được lối thoát khỏi cái tôi cô đơn, Huy Cận cũng cảm nhận được thiên nhiên trong sự hồi sinh, gắn bó với con người: Đất nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng).
0.5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.5
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
TỔNG ĐIỂM: 10 điểm

 Trần Thu Trang
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN , DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ TÁC PHẨM 12-11,VIỆT BẮCTRÀNG GIANG

, , ,

1 bình luận trong “Đề thi thử THPT QG môn văn 2018 liên hệ Việt Bắc và Tràng Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *