Đề thi thử THPT QG môn văn liên hệ khát vọng của nhân vật Tràng và Chí Phèo

SỞ GD&ĐT …
TRƯỜNG THPT ….
   ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2017 – 2018
                           MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
          Sống trong thế giới này, chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn đề. Nếu vào thời điểm nào đó chúng ta mất đi hi vọng và trở nên nản chí, khả năng đối mặt với khó khăn của chúng ta sẽ giảm xuống. Hãy nhớ rằng không chỉ bản thân mình mà cả người khác cũng phải đối mặt với khó khăn, dù theo cách này hay cách khác. Suy nghĩ thực tế này sẽ giúp tăng quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn của chúng ta. Thật vậy, với thái độ này, mỗi trở ngại mới có thể được coi là một cơ hội quý giá giúp cải thiện tâm trí của bạn! Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phấn đấu từng chút một để trở nên từ bi hơn, hãy nuôi dưỡng tấm lòng đồng cảm chân thành với nỗi đau khổ của người khác và ý chí giúp họ vượt qua. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm sự thanh thản và sức mạnh nội tâm.
            Tôi tin rằng, để đáp ứng những thách thức của thời đại hiện nay, con người sẽ phải xây dựng ý thức cao hơn về trách nhiệm với tập thể và cả thế giới. Chỉ có ý thức này mới loại bỏ xu hướng coi bản thân là trên hết – điều làm cho người ta lừa dối và lợi dụng lẫn nhau. Nếu có trái tim chân thành và cởi mở, chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy bản thân mình có giá trị, tự tin và sẽ không phải sợ người khác. Chìa khoá cho một thế giới hạnh phúc hơn chính là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn…
                        (Theo Tâm thư nhà lãnh đạo – Tenzin Gyatso, Henry O.Dormann biên soạn, biên dịch: Nhóm ABG khoá 2, NXB Thanh Niên, 2017)                                  
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, suy nghĩ nào giúp tăng quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn của chúng ta ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chìa khoá cho một thế giới hạnh phúc hơn chính là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Nếu có trái tim chân thành và cởi mở, chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy bản thân mình có giá trị… Vì sao?       
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ giá trị của lòng trắc ẩn mà văn bản đề cập, anh/chị có suy nghĩ gì về hậu quả của xu hướng coi bản thân là trên hết. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.

SỞ GD&ĐT …
TRƯỜNG THPT ….
   ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN 3
NĂM HỌC 2017 – 2018
                           MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.00
  1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận 0.50
  2 Theo tác giả, suy nghĩ giúp tăng quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn của chúng takhông chỉ bản thân mình mà cả người khác cũng phải đối mặt với khó khăn, dù theo cách này hay cách khác. 0.50
  3 Ý kiến Chìa khoá cho một thế giới hạnh phúc hơn chính là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn được hiểu như sau: cách tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc chính là việc con người biết sống yêu thương, quan tâm tới người khác. 1.00
  4 Thí sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình. Việc lí giải phải có sức thuyết phục, đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, nghiêm túc, cầu tiến. 1.00
II   LÀM VĂN  
  1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của xu hướng coi bản thân là trên hết. 2.00
    a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận với dung lượng khoảng 200 chữ: có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn; có thể theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hậu quả của xu hướng coi bản thân là trên hết. 0.25
    c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ hậu quả của xu hướng coi bản thân là trên hết. Có thể theo hướng sau:
Xu hướng coi bản thân là trên hết tạo nên lối sống ích kỉ, thực dụng, độc đoán, chỉ quan tâm đến bản thân, không quan tâm tới những người xung quanh.
Coi bản thân là trên hết sẽ tạo nên cách ứng xử thiếu tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, thậm chí vô cảm, tàn nhẫn.
– Người coi bản thân là trên hết sớm muộn sẽ bị cô lập, đào thải khỏi xã hội.
1.0
    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
    e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25
  2 Cảm nhận về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng. Từ đó liên hệ với khát vọng được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn. 5.00
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu . 0.25
 
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng. Từ đó liên hệ với khát vọng được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo để nhận xét về cách nhìn con người của hai nhà văn. 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 4.0
 
    * Giới thiệu khái quát: về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật Tràng; tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. 0.25
    * Cảm nhận khát vọng hạnh phúc của Tràng
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
– Tràng là người lao động đói khổ, nghèo hèn, trong tình cảnh đói khát, trên bờ vực cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn kiên cường nỗ lực vươn lên với niềm hi vọng sống mãnh liệt.
– Khát khao hạnh phúc của Tràng:
+ Dù nghèo khổ, bị coi thường, ế muộn nhưng trong Tràng vẫn âm thầm khao khát về tổ ấm gia đình. Lời nói bông đùa nhưng bộc lộ một mong muốn thực.
+ Tuy có vợ một cách dễ dàng nhưng Tràng không rẻ rúng, coi thường mà rất trân trọng hạnh phúc của mình (mời vợ bữa ăn no trong cảnh đang sắp chết vì đói, mua dầu thắp sáng giữa cảnh đời tăm tối…)
+ Niềm hạnh phúc rạng ngời không thể giấu (sáng lên trong ánh mắt, trong dáng điệu phởn phơ, trong nụ cười tủm tỉm, toe toét, hềnh hệch, trong vẻ tự đắc kiêu hãnh, trong cảm giác mới lạ mơn man khắp da thịt…) khiến Tràng như quên đi thực tại cay đắng trước mắt.
+ Niềm hạnh phúc dâng trào thành cảm giác lửng lơ, êm ái như trong giấc mơ, thành sự phấn chấn đột ngột, thành niềm sung sướng và ý thức về trách nhiệm, bổn phận xây đắp hạnh phúc gia đình.
– Khát khao hạnh phúc của nhân vật được thể hiện qua nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, ngôn ngữ trần thuật giản dị, tự nhiên, giàu biểu cảm.
2.25
 
 
0.25
 
 
 
1.75
0.25
 
 
 
0.50
 
 
 
0.50
 
 
 
 
0.50
 
 
 
0.25
 
    * Liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo để nhận xét điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.
– Liên hệ: Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân khốn khổ, bị đày đoạ, bóc lột, bị huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính, bị từ chối quyền làm người song vẫn khao khát được làm người lương thiện.
– Điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn:
* Điểm tương đồng: Cả hai nhà văn phát hiện, trân trọng và đặt niềm tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp, khát khao nhân bản của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Đó là biểu hiện cho tư tưởng nhân đạo của hai cây bút lớn.
+ Với Nam Cao: ngay cả khi bị hoàn cảnh đẩy vào sự tha hoá, con người vẫn không thôi khao khát được sống lương thiện.
+ Với Kim Lân: ngay cả khi bị cái đói đẩy đến bờ vực của cái chết, con người vẫn khát khao sống, khát khao hạnh phúc.
* Điểm khác biệt:
+ Chỉ rõ sự khác biệt: Trong Chí Phèo, Nam Cao yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người nhưng không tìm được con đường giải thoát cho họ. Trong Vợ nhặt, Kim Lân tìm thấy niềm hi vọng trong khát vọng sống, mở ra con đường giải thoát cho nhân vật.  + Lí giải điểm khác biệt:
(+) Do yếu tố hoàn cảnh thời đại: Nam Cao sáng tác Chí Phèo năm 1940, trước khi Cách mạng tháng 8 thành công. Sự bế tắc của nhà văn cũng là sự bế tắc của con người và xã  hội Việt Nam trước 1945. Kim Lân hoàn thiện Vợ nhặt sau 1954, khi dân tộc ta đã đi qua hai mốc lớn của lịch sử là Cách mạng tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh sáng Cách mạng giúp nhà văn thấy được hướng vận động của lịch sử và hướng giải thoát cho con người.
(+) Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác: Là cây bút của khuynh hướng văn học hiện thực, Nam Cao có cái nhìn chân thực, khách quan về hiện thực cuộc sống. Khi hoàn thành Vợ nhặt, Kim Lân đã là một nhà văn Cách mạng. Thế giới quan ấy đã tác động đến cách nhìn hiện thực của nhà văn, luôn nhìn cuộc sống và con người trong sự vận động và phát triển hướng tới sự sống và ánh sáng.
1.50
 
 
0.50
 
 
 
1.00
 
 
0.50
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.50
 
 
0.25
 
 
0.25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25
    e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25
    Tổng điểm 10.00

Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,   CHÍ PHÈO ,
VỢ NHẶT

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *