ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NH 2023-2024
Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
|
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG
[…]Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang… Có cô Tấm náu mình trong quả thị, Có người em may túi đúng ba gang.Quê hương tôi có ca dao tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi. Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất “Cuốc cuốc” kêu nhỏ máu những đêm vàng, Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc |
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung. Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm, (Trích Bài thơ quê hương –Nguyễn Bính, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học Hà Nội, trang 134-135)
|
Ghi chú: Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh tại thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam. Tác phẩm Bài thơ quê hương được Nguyễn Bính sáng tác vào dịp Tết Bính Ngọ,1966.
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên.
Câu 3. Những người nữ anh hùng nào đã được nhà thơ nhắc đến trong khổ thơ sau:
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
Câu 4. Anh/Chị hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong khổ thơ sau:
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo
Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều.
Câu 5. Khổ thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng?
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu nhỏ máu những đêm vàng,
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Câu 6. Anh/Chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong đoạn thơ trên?
Câu 7. Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn thơ.
Câu 8. Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-7 dòng) trình bày trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
- VIẾT (4.0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn thơ sau:
[…] Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang…
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu nhỏ máu những đêm vàng,
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.[…]
(Trích Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính,
Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học
Hà Nội, trang 134-135)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn, lớp 10 |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
|
1 | Thể thơ: tự do
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời đúng đáp án: 0 điểm. |
0.5 |
2 | Nhân vật trữ tình: tôi
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời đúng đáp án: 0 điểm. |
0.5 | |
3 | Những người nữ anh hùng đã được nhà thơ nhắc đến trong khổ thơ:
– Bà Trưng – Bà Triệu Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trình bày 1 ý: 0.25 điểm. – Học sinh không trình bày hoặc sai: 0 điểm |
0.5 | |
4 | – Liệt kê: Múa xoè, hát đúm, hội xuân liên tiếp những đêm chèo, Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du, Truyện Kiều.
– Làm nổi bật sự phong phú của những di sản tinh thần trên quê hương ta, nhấn mạnh tình cảm và niềm tự hào của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. – Giúp cho câu thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trình bày 3 ý: 1.0 điểm. – Học sinh trình bày 2 ý: 0.75 điểm. – Học sinh trình bày 1 ý: 0.5 điểm. – Học sinh không trình bày hoặc sai: 0 điểm |
1.0 | |
5 | Tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.
Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, đảm bảo phù hợp và logic. Gợi ý: – Khi đất nước bị xâm lăng thì nhiệm vụ không chỉ riêng ai mà toàn dân đồng lòng, đoàn kết xông pha ra trận mạc để dẹp quân thù. – Tinh thần quyết tâm cao độ đánh giặc ngoại xâm. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trình bày 2 ý: 1,0 điểm. – Học sinh trình bày 1 ý: 0.5 điểm. – Học sinh không trình bày hoặc sai: 0 điểm |
1.0 | |
6 | Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương.
Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, đảm bảo phù hợp và logic. Gợi ý: yêu mến, trân trọng, tự hào về những vẻ đẹp, những truyền thống quý báu của dân tộc. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trình bày thuyết phục: 1.0 điểm. – Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0.5 điểm. – Học sinh trình bày sơ sài: 0.25 điểm. – Học sinh không trình bày hoặc sai: 0 điểm |
1.0 | |
7 | Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn thơ.
Học sinh đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo phù hợp và logic. Gợi ý: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trình bày thuyết phục: 1.0 điểm. – Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0.5 điểm. – Học sinh trình bày sơ sài: 0.25 điểm. – Học sinh không trình bày hoặc sai: 0 điểm |
1.0 | |
8 | Viết một đoạn văn ngắn trình bày trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. (Đoạn văn khoảng 6-7 dòng).
Gợi ý: – Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. – Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên. Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trình bày 2 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trình bày 1 ý: 0.25 điểm. – Học sinh không trình bày hoặc sai: 0 điểm |
0.5 | |
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn thơ. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: |
2.5 | ||
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (Tác giả, tác phẩm,…). Dẫn đề.
* Phân tích, đánh giá đoạn thơ: – Giá trị về nội dung: + Khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai: gợi ra những di sản văn hóa, đó là thành tựu của cha ông dựng xây, gìn giữ. + Khổ thơ thứ 3: niềm tự hào của tác giả đối với những truyền thống quý giá trong lịch sử, các vị anh hùng đã giành lại độc lập dân tộc. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trước sự xâm lược của quân giặc. Qua đó, để lại nhiều bài học sâu sắc để thế hệ trẻ chúng ta noi gương và cố gắng gìn giữ, phát huy giá trị cao cả, thiêng liêng này. – Giá trị về nghệ thuật: + Với thể thơ tự do nhân vật trữ tình dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình yêu của mình dành cho quê hương, đất nước. + Giọng thơ trữ tình thủ thỉ, thiết tha, đằm thắm. + Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian một cách sáng tạo. + Sử dụng các biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ, nhân hóa… – Liên hệ so sánh với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài. * Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ sâu sắc: 2,5 điểm. – Phân tích đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 2,0 điểm. – Phân tích chung chung, chưa rõ nội dung và nghệ thuật: 0,5 điểm. – Phân tích sơ lược, chưa thấy được nội dung và nghệ thuật. (0,25 điểm) |
|||
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích; so sánh với tác phẩm cùng đề tài; bài viết giàu cảm xúc: 0.5 điểm – Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,25 điểm. – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm – Bài viết học sinh không sáng tạo: 0 điểm. |
0.5 |