Đề thi kết thúc học kì 2 môn ngữ văn lớp 10

 

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN
TỔ NGỮ VĂN
(đề thi có 2 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC  2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 10 Ban AB
Thời gian làm bài: 90 phút;
Ngày thi: 3/5/2018

I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họkhông cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực nhận lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đenmà dùng lý trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là một xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phảibiết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiệngiờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản chỉ lànhư vậy.
[…] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cám ơn xuấtphát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha mẹ.
(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2
Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 3
Theo em, vì sao  Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh? (1,0 điểm)
Câu 4
Anh/ chị có đồng ý với quan điểm: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ? Vì sao? (1,0 điểm)
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau đây để thấy rõ tâm trạng dằn vặt, đau khổ­­­ của Thuý Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân:
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
(Trích đoạn trích Trao duyên, SGK Ngữ văn, lớp 10, tập 2)
 
——— HẾT ———
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN
TỔ NGỮ VĂN
(đề thi có 2 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC  2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 10 Ban A1D, A2D
Thời gian làm bài: 90 phút;
Ngày thi: 3/5/2018

I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) ( giống đề ban A. B )
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Nhận xét về nhân vật Từ Hải, Hoài Thanh cho rằng: “Từ Hải không phải là người một họ,một nhà, một xóm hay một làng  mà đây là con người của đất trời, của bốn phương”.
Qua việc cảm nhận nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
—————HẾT—————
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
 
ĐÁP ÁN GỢI Ý VĂN 10
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.
Nội dung chính của văn bản trên: Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của sựvăn minh. Văn minh ở chỗ, chúng ta là con người nên cứ miễn nhận ơn là phải biết ơn, dù cho đó là những điều vô cùng nhỏ bé. Cảm ơn cũng là tiêu chí đánh giá bạn là người có giáo dục hay không.
HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân. Gợi ý:
Khi con người tôn trọng đạo lí hàm ơn thì phải biết ơn và trả ơnthì mới có thể trở thành một người tốt, có nhân cách tốt. Mỗi cá  nhân có hành vi ứng xử tốt thì sẽ làm nên một cộng đồng, một xã hội văn minh.
HS trình bày suy nghĩ của bản thân. HS có thể đồng ý hoặckhông đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý, nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo:
Đồng ý: Đúng là Chữ cám ơn xuấtphát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha mẹ.Vì biết ơn và biết cách bày tỏ lòng biết ơn thể hiện sự ứng xử văn minh, lịch sự.Cách ứng xử đó không chỉ là kết quả tự tu dưỡng mà còn dosự giáo dục, đặc biệt là từ gia đình. Cha mẹ giáo dục tốt sẽ giúp con cái hình thành nhân cách cao đẹp, ứng xử có văn hoá, biết bày tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ mình.
Không đồng ý: Ý kiến trên không hoàn toàn đúng. Vì có một số trường hợp cha mẹ quan tâm nhưngcon vẫn hư hỏng. Cũng không hiếm những trường hợp những đứa trẻ bất hạnh, sớm phải tự lập, bươn chải hoặc sống trong gia đình khôngcó nền tảng giáo dục tốt nhưng vẫn là người có văn hóa, biết ứng xử văn minh, biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
Vừa đồng ý vừa không đồng ý: kết hợp cả hai ý kiến trên.
LÀM VĂN
Phân tích đoạn thơ sau đây để thấy rõ tâm trạng dằn vặt, đau khổ­­­ của Thuý Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân:
Cậy em em có chịu lời,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
(Trích đoạn trích Trao duyên, SGK Ngữ văn, lớp 10, tập 2)
 
Yêu cầu chung:
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải đảm bảo bố cục của một bài văn; viết văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, từ ngữ.
Yêu cầu cụ thể:
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: (0,5 điểm)
Điểm 1.0: Trình bày đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Mở bài: dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề.
+ Thân bài: Tổ chức nhiều đoạn văn và liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng rõ vấn đề.
+ Kết bài: Khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.
Điểm 0.5: Trình bày đủ các phần nhưng chưa rõ ý, rời rạc.
Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có 1 đoạn.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0,5 điểm)
Điểm 1.0: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đoạn thơ khắc hoạ tâm trạng dằn vặt, đau khổ­­­ của Thuý Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân.
Điểm 0.5: Xác định chưa rõ vấn đề, nêu chung chung.
Điểm 0: Xác định sai vấn đề.
Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác, kết hợp giữa lập luận và dẫn chứng. (5.0 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
Phân tích:Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Thuý Kiều khi trao duyên cho em được thể hiện qua:
Cách mở lời thận trọng, tinh tế: “cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” à từ ngữ chọn lọc, tinh tế à vị thế thay đổi: từ chị – em trở thành vị thế của 1 người chịu ơn – 1 người ban ơn à Lời cầu khẩn, van nài thiết tha.
Tâm sự đầy đau đớn về mối tình mặn nồng với Kim Trọng. à mối tình mặn nồng, đắm say.
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”
à mối tình khắc cốt ghi tâm,  đã từng thề nguyền, đính ước với nhau.
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
“Đứt gánh tương tư”: hình ảnh tượng trưng ước lệ à mối tình giữa Kiều và chàng Kim đã đứt, đã tan vỡ dở dang.
“Tơ thừa mặc em”: phó thác mối tơ duyên này cho em.
“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
à Bi kịch gia đình chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của Kiều.
à Để giữ trọn chữ hiếu, Kiều đau đớn từ bỏ tình yêu với Kim Trọng.
Đưa ra lí lẽ thuyết phục em chấp nhận lời trao duyên: ngày xuân em hãy còn dài, tình máu mủ chị emà đưa Vân vào tình thế khó lòng từ chối, tâm trạng đau đớn, van nài em chấp nhận lời cầu khẩn của mình.
Tổng kết: Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc hoạ nên tâm trạng dằn vặt của Kiều, một người phụ nữ trọn hiếu với cha mẹ, trọn tình với người yêu, khi đối diện với bi kịch cuộc đời, phải từ bỏ mối tình trong sáng, mặn nồng với Kim Trọng và đau đớn nhờ em nối tiếp tơ duyên của mình với Kim Trọng.
Sáng tạo: diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. (0.5 điểm
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm)
 
Biểu điểm:
Điểm 8 – 10: Phân tích đoạn thơ thông qua lời nhận định một cách thuyết phục, sâu sắc. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có thể còn vài sai sót về dùng từ.
Điểm 6 – 7: Cơ bản phân tích được đoạn thơ thông qua lời nhận định. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn vài sai sót về diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Điểm 4 – 5: Chưa làm rõ được vấn đề, viết sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
Điểm 1 – 2 – 3: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
 BAN D
Gợi ý đáp án:
I/Yêu cầu chung:
– Nắm phương pháp làm văn nghị luận văn học.
– Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.
– Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, giàu hình ảnh.
– Không mắc lỗi chính tả, cách dùng từ và ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài sáng tạo.
II/Yêu cầu cụ thể:
a/ Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: (1.0 điểm)
-Điểm 1.0: Trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Mở bài: Dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề.
+ Thân bài: Tổ chức nhiều đoạn văn và liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ vấn đề.
+ Kết bài: Khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.
– Điểm 0.5: Trình bày đủ 3 phần nhưng chưa rõ ý, rời rạc.
– Điểm 0: Thiếu mở bài, kết bài. Thân bài chỉ có 1 đoạn.
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
Phân tích hình ảnh người anh hùng Từ Hải ( Chí Khí anh hùng trích Truyện Kiều –Nguyễn Du) để làm sáng tỏ nhận định của Hoài Thanh.
– Điểm 0.5: Xác định đúng vấn đề nghị luận.
– Điển 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề, còn chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề.
c/ Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác, kết hợp giữa lập luận và dẫn chứng .(5.0 điểm).
-Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau: (4.0 điểm)
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề nghị luận.
+ Giải thích vấn đề nghị luận: Đoạn trích Chí Khí anh hùng đã ca ngợi Từ Hải là trang anh hùng của đất trời, là người có khí phách có quyết tâm mạnh mẽ trong hành động, suy nghĩ và tình cảm.
+ Phân tích: Có thể trình bày theo định hướng sau.
– Hành động dứt khoát, nhanh chóng, bất ngờ, dám nghĩ dám làm của người anh hùng Từ Hải.
– Lí tưởng, khát vọng tung hoành của người anh hùng được đặt trong không gian rộng “ trời bể” của “ bốn phương”.
– Đặc biệt hình ảnh ở hai câu cuối: nhấn mạnh sự dứt khoát, mạnh mẽ của Từ Hải, chàng sẵn sàng ra đi, sẵn sàng hòa mình vào đất trời để thực hiện chí lớn.
* Nghệ thuật: (0.5 điểm)
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật tinh tế.
– Sử dụng hình ảnh ứơc lệ, điển cố; ngôn ngữ đối thoại trực tiếp.
– Sử dụng nhuần nhuyễn từ ngữ Hán –Việt và ngôn ngữ bình dân.
Đánh giá (0.5 điểm): Nhận định trên hoàn toàn đúng về nhân vật Từ Hải. Thông qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du muốn thể hiện ước mơ của mình về một xã hội công bằng và tự do. Ông nhìn Từ Hải với thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ, trân trọng.
d/ Sáng tạo: diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.(0.5 điểm)
Lưu ý: Học sinh phải có dẫn chứng khi làm bài, phân tích nghệ thuật và nội dung.
 Cách cho điểm:
– Điểm 6 – 7 : làm sáng tỏ yêu cầu đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc  và sáng tạo; có thể còn vài sai sót về chính tả, cách dùng từ.
– Điểm 4 – 5: Cơ bản làm sáng tỏ yêu cầu đề. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ,; có thể còn vài sai sót về chính tả, cách dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 2 -3: Chưa làm sáng tỏ yêu cầu đề, phần  phân tích còn sơ sài. Bố cục không rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục; có thể còn nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc về kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
– Điểm 0 : không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *