SỞ GD & ĐT SƠN LA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THPT Sốp Cộp NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 11( Chương trình chuẩn)
(Thời gian 120 phút – không kể thời gian giao đề )
- MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
- Kiến thức :
- Kiểm tra khả năng nắm bắt, vận dụng kiến thức ngữ văn của học sinh sau một học kì học ngữ văn 11( Kiến thức tiếng việt, đọc văn, làm văn…).
- Kĩ năng :
- Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn học vào đọc hiểu một đoạn trích của văn bản văn học.
- Vận dụng phương pháp nghị luận xã hội vào làm văn nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ về một tư tưởng đạo lí.
- Vận dụng phương pháp nghị luận văn học vào phân tích tình huống và nhân vật văn học.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết bài của học sinh.
- Thái độ :
- Rèn luyện tính sáng tạo, khả năng tự lập cho học sinh.
- Giáo dục tính chuyên cần, chịu khó cho học sinh, lòng yêu thích môn học.
- Năng lực :
- Cảm thụ văn học.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân.
- Tạo lập văn bản.
- HÌNH THỨC KIỂM TRA : TỰ LUẬN.
- ĐỀ KIỂM TRA :
I .THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Thấp | Cao | ||||
I. Đọc – hiểu | 1.Nhận biết được phong cách ngôn ngữ. 2.Nhận biết được biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản 3. Nhận biết được tầng lớp người qua từ ngữ |
||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
3 3,0 30% |
3 3,0 30% |
|||
II. Làm văn 1. Nghị luận xã hội |
– Biết giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề |
Hiểu được lòng yêu Tổ quốc của các tầng lớp trong xã hội | – Có ý kiến đánh giá về lòng yêu Tổ quốc của các tầng lớp trong xã hội | – Liên hệ bản thân | |
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
0,5 5% |
1,0 10% |
0,25 2,5% |
0,25 2,5% |
1 2,0 20% |
2. Nghị luận văn học |
Nêu nét khái quát về tác giả, tác phẩm, đưa ra được các chi tiết tiêu biểu khắc họa cảnh cho chữ trong tác phầm gắn nội dung nghị luận. |
Hiểu và trình bày được vấn đề nghị luận: không gian, thời gian, người cho chữ, nhận chữ, những nét nghệ thuật. |
Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về nhân vật văn học trong một đoạn văn bản |
Đưa ra những đánh giá, cảm nhận về các khía cạnh của bài nghị luận. Rút ra bài học nhận thức của bản thân | |
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
1,5 15% |
2,0 20% |
0,75 7,5% |
0,75 7,5% |
1 5,0 50% |
Tổng chung: Số câu Số điểm Tỷ lệ |
50 50% |
3,0 30% |
1,0 10% |
1,0 10% |
5 10 100% |
- ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN
SỞ GD & ĐT SƠN LA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
Trường THPT Sốp Cộp Môn: Ngữ văn 11( Chương trình chuẩn)
(Thời gian 120 phút – không kể thời gian giao đề )
PHẦN I : Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi bình yên và màu xanh cho Tổ quốc…’’.
( Minh Nguyễn)
- Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? ( 1 điểm)
- Văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ nào ? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? ( 1 điểm)
- Những từ “ cánh đồng”, “ công trường” gợi em suy nghĩ đến tầng lớp người nào trong xã hội ? ( 1 điểm)
PHẦN II: Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về lòng yêu Tổ quốc trong văn bản phần đọc – hiểu ?
Câu 2: ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh (chị ) về cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân?
—–Hết—–
Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
- HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí ( 1đ)
Câu 2: – Biện pháp tu từ: phép điệp cấu trúc “ mồ hôi rơi” ( 0,5đ)
– Tác dụng: Phép điệp nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc. (0,5đ)
Câu 3: Từ ngữ cánh đồng gợi liên tưởng đến người nông dân (0,5đ)
Từ ngữ công trường gợi liên tưởng đến người công nhân (0.5đ)
Phần II. Làm văn: ( 7,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
– Biết cách nghị luận về một vấn đề xã hội và một vấn đề văn học
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận
– Bài làm có kết cấu chặt chẽ; hành văn trong sáng; không mắc lỗi dùng từ, đạt câu, diễn đạt, chính tả.
– Có cách viết sáng tạo.
- Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1: (2điểm) Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau
Gợi ý đáp án
Mở đoạn
Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề
0.5
Thân đoạn
Triển khai vấn đề: Lòng yêu Tổ quốc của những con người khác nhau, HS có thể lấy dẫn chứng từ thực tế:
– Lòng yêu Tổ quốc :
+ Người nông dân ( VD tăng gia sản xuất, góp phần làm giàu cho đất nước)
+ Người công nhân
+ Người thầy người cô
+ Người lính
Kết đoạn
– Ý kiến đánh giá lòng yêu Tổ quốc của những tầng lớp trên
– Liên hệ bản thân
Câu 2: (5điểm) Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm chữ người tử tù học sinh có thể phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm theo những cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau
Mở bài
– Giới thiệu khái quát về: Tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, nội dung đoạn trích cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
0,5
Thân bài
– Triển khai được các nội dung sau:
+. Cảnh tượng xưa nay chưa từng có :
Thời gian cho chữ: Đêm đã về khuya.
Không gian cho chữ: Việc cho chữ vốn diễn ra ở những nơi tao nhã, là những thư phòng, viện sách. Còn ở đây nó lại diễn ra trong nhà tù- nơi ngự trị của bóng tối, của cái xấu, cái ác.
Tư thế của những người cho chữ, nhận chữ: Người nắm quyền sinh sát (Viên quản ngục và thầy thơ lại): ‘khúm núm, run run, sợ sệt. Tử tù ( Huấn Cao) : ung dung đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang bị phạm nhân “giáo dục”. Tái hiện, khẳng định vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao.
+. Nghệ thuật khắc họa cảnh cho chữ :
Thủ pháp tương phản, sự đối lập, nhịp điệu chậm rãi câu văn giàu hình ảnh. Từ đây làm nổi bật hình ảnh Huấn Cao: khí phách, tài năng và thiên lương trong sáng
Rút ra ý nghĩa tư tưởng: Niềm tin và sự khẳng dịnh của nhà văn về sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng, qua đó bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
+ Lời khuyên của Huấn Cao dành cho VQN: Từ đây đưa ra nhận xét của bản thân về thiên lương.
+ Hành động bái lĩnh của ngục quan: Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người; thể hiện niềm tin vững chắc vào con người. Nhà văn khẳng định: thiên lương là bản tính tự nhiên của con người.
Kết bài
– Kết thúc vấn đề: Chốt lại vấn đề, đánh giá, nêu giá trị đoạn văn
– Điểm 2: Đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.BIỂU ĐIỂM
– Điểm 5- 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
– Điểm 3-4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt chính tả.
– Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt chính tả.
– Điểm 0: Không làm bài.