Đề thi học sinh giỏi : Vấn đề cá tính sáng tạo của Thạch Lam và Nam Cao

Đề thi học sinh giỏi : Vấn đề cá tính sáng tạo của Thạch Lam và Nam Cao
Đề bài : Có ý kiến cho rằng : “Mỗi nhà văn là một thế giới, nhà văn này không thể thay thế cho nhà văn kia. Cho nên mỗi nhà văn bằng tài năng và cá tính sáng tạo của mình đều có thể trực tiếp đóng góp cho sự phong phú và đa dạng của một nền văn học”.
Anh (chị) hiểu gì về ý kiến trên? Lấy dẫn chứng minh hoạ từ truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao.
Định hướng cách giải quyết:

  1. Giải thích nhận định:

Nhận định đề cập đến sự đóng góp của mỗi nhà văn cho nền văn học bằng tài năng và cá tính sáng tạo của họ – thực chất là vấn đề phong cách của nhà văn.

  1. Bàn luận :

– Sáng tạo VH là hoạt động tinh thần mang tính cá thể hoá cao độ. Mỗi nhà văn với quan niệm riêng, với con mắt nhìn đời riêng sẽ có cách thể hiện riêng bằng những phương tiện nghệ thuật phù hợp để ghi dấu ấn của mình trong cuộc đời. Đây là khát vọng chân chính của nghệ sĩ.
– Để làm được điều đó nhà văn phải có tài năng, có văn hoá, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo và có bản lĩnh trước cuộc đời.

  1. Chứng minh :

3.1. Điểm gặp gỡ trong cây bút truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao : đây là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi bật của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Truyện ngắn của họ có những đặc điểm chung như :
– Cốt truyện mỏng hoặc không có cốt truyện
– Chú trọng khai thác, miêu tả tâm lí nhân vật
3.2. Những đóng góp riêng :
* Thế giới nhân vật :
– Nhân vật của Thạch Lam có tâm hồn rất mực nhân hậu, cảm thông đến đau đớn, xót xa trước số phận những hạng người nhỏ bé trong XH, những con người hiền lành, tốt bụng, phải sống kiếp sống cực nhọc và nhất là vô danh, vô nghĩa, không hạnh phúc, ánh sáng, tương lai – những cuộc đời bị bỏ quên ở một xó xỉnh tối tăm nào đó, bị chôn vùi trong khung cảnh buồn bã, ngưng đọng, tương lai mù mịt; đối tượng được ông đặc biệt chú ý là phụ nữ và trẻ em. Ý thức cá nhân thức tỉnh sâu sắc mới thấy hết nỗi đau buồn, thậm chí hoảng sợ trước tình trạng mỗi cá nhân không được sống thật sự cuộc sống có ý nghĩa.
– Nhân vật của Nam Cao: chủ yếu là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Nhân vật thường mang những xung đột nội tâm gay gắt.
* Cách miêu tả và biểu hiện :
– Thạch Lam : khai thác tinh tế thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế.
– Nam Cao nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt hiện thực sắc sảo, nghiêm ngặt, bằng đôi mắt của tình thương và lòng vị tha. Ông thường xuyên băn khoăn, day dứt về vấn đề nhân phẩm, nhân cách con người; phát hiện và miêu tả tâm lí thông qua cái hàng ngày, từ đó đưa ra những triết lí thâm trầm.
* Ngôn ngữ:
– Thạch Lam: bàng bạc chất thơ
– Nam Cao: đa thanh, đối thoại
(Cần phân tích dẫn chứng cụ thể trong truyện ngắn của hai nhà văn)

  1. Nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau, khác nhau: do hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống, phong cách nhà văn…
  2. Đánh giá: đóng góp của Thạch Lam, Nam Cao đã góp phần trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn học, đặc biệt cho truyện ngắn Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn, hiện đại hơn, hấp dẫn hơn.

Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *