SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I Đề thi gồm 02 trang |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Ngữ văn 10 Thời gian làm bài: 150 phút |
ĐỌC HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau: Tấc đất thành cổ
Phạm Đình Lân
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời cũng tự trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào
Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông
Thắp một nén nhang và khóc ít thôi
Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy
Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi
Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi?
Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương
Nơi chiến tuyến lằn ranh sông Bến Hải
Súng trong tay và đôi mắt rực lửa
Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Ru mãi bài ca Bất tử đến vô cùng.
Tháng 7-2002
(Tấc đất thành cổ, Phạm Đình Lân (3), https://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?6931)
Chú thích:
– Phạm Đình Lân sinh ngày 2/10/1946, nguyên quán Nam Định, sinh tại quê ngoại Hà Nam, từng sống nhiều năm ở Thanh Hoá. Ông có thơ đăng báo từ rất sớm. Năm 1972, khi mới là sinh viên ra trường, đi thực tế ở các tỉnh miền Trung, ông đã có một chùm thơ in trên tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1969 đến 1979 ông là phóng viên – biên tập viên báo Nhân dân; từ 1980 đến nay là phóng viên – biên tập viên báo Văn nghệ. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
– Bài thơ Tấc đất thành cổ được Phạm Đình Lân sáng tác trong một lần ông cùng những người đồng chí của mình thăm lại chiến trường xưa – thành cổ Quảng Trị. Tháng 7-2002
– Trong 81 ngày đêm (từ ngày 28/6/1972 đến ngày 16/9/1972), để chiếm lại thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3 km2, Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hirosima – Nhật Bản năm 1945. Trung bình, mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Toàn bộ thị xã và tòa thành cổ bị san bằng, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh.
-Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Ba Lòng, sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị . Đây là con sông gắn liền với lịch sử Quảng Trị,con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ.
-Sông Bến Hải là một con sông chảy ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị thuộc miền Trung, Việt Nam.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả tự thầm nhủ chính mình điều gì?
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ:
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi.
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông
Câu 5. Trình bày thông điệp mà anh (chị) thấy tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ?
- LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trong cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, tác giả Rosie Nguyễn đã viết: Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn, ngắn ngủi. Nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.
Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về:cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.
Câu 2: ( 10,0 điểm)
Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng lòng của họ.
(Nhà lí luận Trung Quốc, Lưu Hiệp, trong Văn tâm điêu long, thiên Tri âm; NXB văn học, 1999, trang 274).
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Tấc đất Thành Cổ của Phạm Đình Lân.
……………………………………..Hết………………………………..
Họ và tên…………………………………………………………………………………..Số báo danh…………………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I Hướng dẫn gồm trang |
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Ngữ văn 10 Thời gian làm bài: 150 phút |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Nhân vật trữ tình trong bài thơ: “ Tôi” | 0,75 | |
2 | Trong bài thơ,điều tác giả tự thầm nhủ chính mình:
Thắp một nén nhang và khóc ít thôi |
0,75 | |
3 | Câu thơ: Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi.
Lặp lại 3 lần như một lời tâm niệm, lời nhắc nhủ mọi người và chính mình: – Tấc đất thành cổ là nơi các chiến sĩ đã ngã xuống, đã nằm lại trong cuộc chiến tranh ác liệt với đế quốc Mỹ xâm lược. – Mong muốn mọi người hãy nhẹ nhàng, lắng lòng để tưởng nhớ, tưởng niệm; hãy trân trọng và dành cho họ những phút giây yên nghỉ thanh thản. |
1,5 | |
4 | Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Bạn nằm lại nơi này, nơi nao? – HS có thể chỉ ra 1 trong các bptt sau: liệt kê, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, cường điệu. Sau đó nêu tác dụng Ví dụ: Chọn bptt: Cường điệu – Tác dụng: + Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ + Làm câu thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu + Nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, tội ác của giặc Mỹ và những mất mát hi sinh của đồng đội mình. Hình ảnh thơ vừa tái hiện một giai đoạn lịch sử đau thương vừa nhấn mạnh sự xúc động mãnh liệt của tác giả khi nhớ về những năm tháng dữ dội đó. |
1,5 | |
5 | Trình bày thông điệp mà anh (chị) thấy tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ?
+ Luôn có lòng biết ơn và tri ân đối với các thế hệ đi trước. + Cần thấu hiểu được những hi sinh và cống hiến của thế hệ cha ông để có được hòa bình như ngày nay. + Trân trọng và gìn giữ giá trị hòa bình. |
1,5 | |
II | VIẾT | 14,0 | |
|
1 | Trong cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, tác giả Rosie Nguyễn đã viết: Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn, ngắn ngủi. Nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.
Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về:cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá. |
4,0 |
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận
Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: – Tuổi trẻ: là thời gian thanh xuân đẹp đẽ, tràn trề năng lượng. Lứa tuổi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để tỏa sáng: sức trẻ, nhiệt huyết, khát vọng…Tuổi trẻ có thời hạn nhất định ( hữu hạn), nên cần cháy hết mình, phát huy tối đa nội lực của bản thân để tạo nên những giá trị vượt trội. – Cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá: + Trau dồi tri thức, bồi đắp trí tuệ, có tư duy mở, cập nhật xu thế mới. + Tích cực rèn luyện kỹ năng, mạnh dạn trải nghiệm, dám đương đầu với thử thách để khai phóng tiềm năng bản thân. + Không ngừng hoàn thiện nhân cách, có lí tưởng sống cao đẹp. + Biết nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng lớn khi còn trẻ, dám bước qua vùng an toàn của bản thân. + Nỗ lực không ngừng trong hành động để đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời. …. – Mở rộng, nâng cao: + Phê phán những người trẻ sống lãng phí, vô vị, tẻ nhạt.. |
2,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng hợp lý. |
0.5 | ||
đ. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0.25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, văn phong trôi chảy. | 0.25 | ||
2 | Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng lòng của họ.
(Nhà lí luận Trung Quốc, Lưu Hiệp, trong Văn tâm điêu long, thiên Tri âm; NXB văn học, 1999, trang 274). Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Tấc đất Thành Cổ của Phạm Đình Lân.
|
10,0
|
|
|
a. Xác định được yêu cầu và cách làm kiểu bài: nghị luận về ý kiến bàn về văn học. | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: quá trình tiếp nhận của người đọc. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
Thí sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề cần nghị luận, tuy nhiên phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. Dưới đây là những gợi ý: c.1* Cắt nghĩa và lí giải ý kiến – Cắt nghĩa – Đời xa: khoảng cách cả thời gian, không gian – Xem văn: quá trình tiếp nhận – Tiếng lòng: tâm tư, tình cảm, tư tưởng => Ý của câu nói: Không thể trực tiếp đối diện và đối thoại gặp gỡ với nhà văn (người nghệ sĩ sáng tạo), nhưng thông qua quá trình tiếp nhận, người đọc vẫn có thể gặp gỡ nhà văn, hiểu được tâm tư tình cảm tư tưởng của họ. => Lời nhận định bàn đến vấn đề: quá trình tiếp nhận của người đọc. Là sự tri âm trong văn học. – Lí giải ý kiến * Vì sao không ai thấy mặt nhà văn? Đây không hẳn là lí do khách quan, mà là đặc thù của tiếp nhận văn học: văn học là cuộc giao tiếp gián tiếp, người viết và người đọc giao tiếp với nhau thông qua tác phẩm văn học. Tư tưởng của nhà văn gửi gắm vào tác phẩm, và người đọc tiếp nhận tư tưởng đó qua tác phẩm * Vì sao xem văn liền thấy tiếng lòng của họ? Vì nội dung cảm xúc, tư tưởng thẩm mĩ của tác giả đều kí thác qua hình tượng ngôn từ. Người xem văn- quy trình tiếp nhận sẽ xuất phát từ văn bản ngôn từ, bằng năng lực tiếp nhận, giải mã các kí tự, bằng tâm hồn rung động, lấy hồn tôi để hiểu hồn người, khi đó sẽ thấy được tiếng lòng của người viết. Đó là sự tri âm trong văn học. * Ý nghĩa của việc xem văn nghe được tiếng lòng của nhà văn là gì? Tri âm hoàn toàn là điều lí tưởng, mong ước, rất khó đạt, bởi đó là khoảng cách tiếp nhận tất yếu, nhưng chỉ cần có một sự đồng điệu nào đó đã là rất đáng quý. Nghe thấy được tiếng lòng của nhau qua việc xem văn chính là điều kì diệu của văn chương vậy: có thể phá vỡ giới hạn của thời gian, không gian, để con người có thể gần nhau hơn. c.2 Phân tích, chứng minh ý kiến: Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng lòng của họ. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. * Đời xa không ai thấy mặt nhà văn. Do khoảng cách cả thời gian, không gian nên người đọc không trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi, thảo luận cùng tác giả. * Xem văn liền thấy tiếng lòng của họ. Đọc bài thơ Tấc đất thành cổ, người đọc hiểu được tấm lòng của tác giả: – Chọn điểm nhìn của một con người trong cuộc chiến đấu ác liệt năm xưa, may mắn được bước ra khỏi khói lửa chiến tranh, nay nhìn lại quá khứ, trực tiếp thể hiện những trải nghiệm sâu sắc, những xúc cảm mãnh liệt và những tư tưởng giàu giá trị nhân văn. – Bài thơ thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của nhân vật trữ tình (nhà thơ) khi thăm lại chiến trường xưa. Nhà thơ vô cùng nhớ tiếc, xót xa, mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên. + Khung cảnh đã khiến nhà thơ nhớ lại những năm tháng chiến tranh ác liệt:Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn /Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông. + Nhớ lại sự anh dũng, ngoan cường của những người đồng chí đồng đội từng chiến đấu hết mình, chiến đấu đến quên mình vì Tổ quốc: Súng trong tay và đôi mắt rực lửa/Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên. + Nghẹn ngào, xót xa khi nhìn thấy sự mất mát trong cuộc chiến là quá lớn, quá khủng khiếp: Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật/Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật/Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào. + Mong muốn mọi người hãy trân trọng và dành cho họ những phút giây yên nghỉ thanh thản. – Nghệ thuật: Kết cấu vòng tròn; thể thơ tự do tạo sự phóng khoáng rộng mở cho không gian nghệ thuật và xúc cảm của nhân vật trữ tình; ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng giàu giá trị nghệ thuật, gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng và rung động sâu xa; giọng điệu nhắn nhủ tâm tình giàu chất trữ tình; biện pháp tư từ được sử dụng linh hoạt tạo giá trị biểu cảm cao: điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ, so sánh, cường điệu… *Ý nghĩa của việc xem văn nghe được tiếng lòng của họ :bài thơ đã khơi gợi trong mỗi chúng ta niềm biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh, đã đánh đổi cả máu xương của mình để dành độc lập tự do cho Tổ quốc. Từ đó dấy lên ý thức trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống: sống là phải biết cống hiến. c.3 * Đánh giá ý kiến. – Khẳng định ý kiến đúng. – Muốn thấy được tiếng lòng của nhà văn, nhất thiết phải thông qua quá trình xem văn: bằng năng lực phân tích, lí giải, cảm thụ có cơ sở chứ không phải bằng sự suy diễn vô căn cứ. – Người đọc cần không ngừng nâng cao tầm tiếp nhận của bản thân để có thể nghe được tiếng lòng của nhà văn chuẩn xác nhất. |
8,5
1,5 0,5
1,0
6.0
0,5
0,5
4,0
1.0
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được vấn đề nghị luận, đảm bảo bố cục – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Bài viết lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
0,25 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản |
0.25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 | ||
Tổng điểm | 20,0 |