|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 11 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn, Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11.
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
– Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức văn học : văn bản đọc hiểu ngoài chương trình SGK
+ Kĩ năng làm văn: nghị luận văn học ,NLXH.
+Kiến thức tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI – MÔN NGỮ VĂN 11
Nội dung | Mức độ cần đạt | Tổng số | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
Phần I. Đọc hiểu |
– Ngữ liệu: Văn bản thông tin – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích + Độ dài khoảng 200 chữ |
Phong cách ngôn ngữ, nhận diện ngôn từ của tác giả | Khái quát vấn đề chính mà văn bản đề cập/nội dung văn bản | Bài học nhận thức cho bản thân | ||
Tổng | Số câu | 2 | 1 | 1 | 4 | |
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,0 | ||
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | 30% | ||
Phần II. Làm văn |
Câu 1: Nghị luận xã hội – Khoảng 15-20 dòng -Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội được gợi ý từ văn bản đọc hiểu |
Viết một đoạn văn | ||||
Câu 2: Nghị luận văn học | ||||||
Nghị luận về một vấn đề liên quan đến đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” | Viết một bài văn. | |||||
Tổng | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||
Số điểm | 2,0 | 5,0 | 7,0 | |||
Tỉ lệ | 20% | 50% | 70% | |||
Tổng cộng | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | 6 |
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 3,0 | 5,0 | 10,0 | |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 30% | 50% | 100% |
BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 11 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Tôi sai” và lỗi lầm không đáng sợ!
Thủ môn đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam đã mắc một lỗi kĩ thuật khiến đội bóng của anh nhận một bàn thua không đáng có trong giải đấu SEAGames vừa rồi. Là người nổi tiếng trong một lĩnh vực có rấ nhiều sự quan tâm của công chúng, thường thì người thủ môn mắc lỗi như thế sẽ nhận được rất nhiều dèm pha, nhiếc móc. Nhưng không ai nhắc đến câu chuyện đó chỉ sau một ngày. Vì sao thế?
Có rất nhiều lí do khiến chàng thủ môn kia thoát nạn, trong đó cả việc một anh chàng bình luận viên thể thao hùa theo sự kiện một cách quá đà mà phải chia sẻ “ gạch, đá’’. Nhưng quan trọng hơn là chàng thủ môn đã nhanh chóng có một phát ngôn phù hợp “ TÔI SAI”. Sự việc sẽ như thế nào nếu như chàng thủ môn đó hay vì nhận sai lại đổ lỗi cho người khác, hoặc do hoàn cảnh? Chắc chắn người ta sẽ không buông tha cho anh, và lỗi lầm của anh sẽ được phân tích, mổ xẻ, được liên hệ với rất nhiều yếu tố liên quan, thậm chí cả những vấn đề riêng tư của cá nhân chàng thủ môn. Nhưng khi chàng thủ môn chọn phát ngôn “ TÔI SAI” thì mọi chuyện đã không còn nhiều điều để nói, bởi cái sự sai đã quá rõ ràng…..
…. Chàng thủ môn đội tuyển U22 đã nhanh chóng nhận sai để thoát khỏi “gạch, đá” của dư luận. Có người cho rằng đó là sự khôn ngoan cần thiết nhờ có sự tư vấn của truyền thông, nhưng tôi cho rằng chàng thủ môn đó may mắn hơn, khi có những đồng đội luôn cảm thông, chia sẻ, có vị huấn luận viên nhìn nhận công tâm và trách nhiệm về bản thân. Sự may mắm đó giúp chàng không sợ hãi mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan khiến dư luận nổi giận.
Bởi thế, khi chúng ta muốn một người biết nhận sai và sửa lỗi, chúng ta hãy cho họ cơ hội để không sợ nhận sai. Bởi bản thân lỗi lầm luôn không đáng ngại bằng che giấu lỗi lầm.
(Theo nhà báo Phạm Trung Tuyến báo an ninh Thủ đô 05/12/2019)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,5 đ)
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản (1đ)
Câu 3: Theo tác giả vì sao chàng thủ môn đội tuyển U22 lại thoát khỏi“gạch, đá” của dư luận? (0.5đ)
Câu 4: Theo anh /chị khi mình mắc sai lầm thì nhện lỗi hay là đổ lỗi cho khác quan, cho người khác ? Vì sao?( 1đ)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm được nêu ở phần Đọc- hiểu “ Bản thân lỗi lầm luôn không đáng ngại bằng che giấu lỗi lầm”
Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 15 – 20 dòng ) trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm trên.
Câu 2: (5,0 điểm): Trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia’ nhà văn Vũ Trọng Phụng viết “ Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”
Anh (chị ) Hãy làm rõ niềm vui của các thành viên trong gia đình khi cụ Cố Tổ qua đời.
- XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
CÂU | Phần đọc – hiểu | ĐIỂM |
Câu 1 | Phong cách ngôn ngữ báo chí | 0.5 đ |
Câu 2 |
Nội dung chính của văn bản: Bàn về cách xử lí trước sai lầm của thủ môn đội tuyển U22 Việt Nam trong trận thua tại SEAGames, biết nói “ Tôi SAI’’ mà không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. | 1.0 đ |
Câu 3 | Theo tác giả Chàng thủ môn đội tuyển U22 đã nhanh chóng nhận sai để thoát khỏi “gạch, đá” của dư luận. Có người cho rằng đó là sự khôn ngoan cần thiết nhờ có sự tư vấn của truyền thông, nhưng tôi cho rằng chàng thủ môn đó may mắn hơn, khi có những đồng đội luôn cảm thông, chia sẻ, có vị huấn luận viên nhìn nhận công tâm và trách nhiệm về bản thân. Sự may mắm đó giúp chàng không sợ hãi mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan khiến dư luận nổi giận. | 0.5 đ |
Câu 4 | Theo anh /chị khi mình mắc sai lầm thì không nên đổ lỗi nên lỗi cho khác quan, cho người khác ? Vì – Lỗi lầm của mình là do mình gây nên – Nhận lỗi là dám nhìn vào sai lầm của mình để sửa sai – Rút ra được bài học cho bản thân – Nhận được sự thông cảm, của những người xung quanh |
1.0đ |
Phần làm văn | ||
Câu 1 2 đ |
– Yêu cầu về hình thức: . a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành bYêu cầu về nội dung: . Xác định đúng vấn đề nghị luận Đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “ Bản thân lỗi lầm không ddáng sợ bằng che giấu lỗi lầm” c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng phải làm rõ đc tác hại của việc che giấu lỗi lầm và lợi ích của việc nhận ra lỗi lầm. Có thể triển khai theo hướng – bày tỏ ý kiến của mình đồng tình hoặc không đồng tình. Nếu đồng tình: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Bản thân lỗi lầm không đáng sợ bằng che giấu lỗi lầm – Tại sao bản thân lỗi làm lại không đáng sợ ? học sinh có thể dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ, trong cuộc ssống sẽ có lúc ta gặp sai lầm, cuộc đời không phải một công thức cố định.. – Tại sao che giấu lỗi lầm mời đáng sợ? che giấu lỗi lầm sẽ làm cho chúng ta không biết mình sai chỗ nào, tự cao, tự đại, khiến mọi người quở trách, bạn bè xa lánh – Liên hệ bản thân – Nếu không đồng tình đưa ra ý kiến của mình sao cho thuyết phục, d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5đ 1đ 0.5 |
Câu 2 5 đ |
1. Kĩ năng: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề nghị luận; kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt , kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa của từ ,ngữ pháp của câu, . |
0.5 0.5 0.5 |
2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: a/ Mở bài: Mở bài: Giới thiệu tác giả- tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận. b/Thân Bài: Hs lí giải nhan đề Hạnh phúc của một tang gia chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, lạ , giật gân, kích thích trí tò mò của người đọc đồng thời phản ánh sự thật mỉa mai đó là niềm sung sướng của mọi người khi cụ cố Tổ qua đời. a, Trình bày niềm sung sướng của các thành viên trong gia đình: Niềm sung sướng lớn nhất của đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố Tổ đã tới lúc được thực hiện, nghĩa là cái gia tài kếch xù của cụ sẽ được chia cho đám con cháu, dâu rể… Trong niềm sung sướng chung ấy mỗi ngườ lại tìm thấy hạnh phúc riêng. – Cụ cố Hồng được dịp để khoe mình già – Vợ chồng Văn Minh được dịp lăng- xê những mẫu áo tang mới của tiệm may Âu – hóa – Cô Tuyết được dịp mặc bộ y phục “ Ngây thơ”, hở hang, lố lăng. – Cậu Tú Tân sướng điên người vì được dịp dùng đến cái máy ảnh mới mua, – Ông Phán mọc sừng sung sướng vì cái sừng trên đầu ông có giá trị. c/ NT: Tạo tình huống trào phúng Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt trong một con người, thủ pháp cường điệu, mỉa mai rất linh hoạt Kb: Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân. Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề nghị luận |
0.5đ 0.5đ 1.5đ 0.5đ 0.5đ |
|
ĐỀ KIỂM TRA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 11
NĂM HỌC: 2019 – 2020
Môn: Ngữ Văn – Chương trình: Chuẩn
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm của đề kiểm tra để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm)
Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm.
Câu 2 (0.5 điểm)
– Trả lời như Đáp án: 1 điểm.
– Trả lời thiếu ý như đáp án: 0.5 điểm.
Lưu ý: Học sinh diễn đạt bằng các từ ngữ khác có nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (1.0 điểm)
– Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
– Trả lời thiếu ý 0.25 điểm
Lưu ý: Học sinh diễn đạt bằng các từ ngữ khác có nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa.
Câu 4 (1.0 điểm)
– Trả lời đúng như đáp án : 1 điểm
– Trả lời
– học sinh đưa ra câu trả nên hay không nên
+ Nêu đầy đủ 2 : 1 điểm.
+ Nêu chưa đầy đủ 0.5 điểm.
+ Nêu được nhưng thiếu ý: 0.25điểm
Lưu ý: Học sinh có thể lí giải bằng những suy nghĩ riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
* Yêu cầu chung
– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận.
– Lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể
– Các yêu cầu a, b, d, e: chấm như Đáp án.
– Đối với yêu cầu c: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nguyên nhân của hội chứng đám đông trong xã hội thời hiện đại; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo 2.0 điểm.
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, chưa snags tạo 1.5điểm
+ Co hiểu đề nhưng diễn đạt chưa đủ ý, lập luận còn vụng về: 1.0 điểm đến 1,25điểm
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0.5 điểm đến 0.75 điểm.
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: 0.25 điểm
Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với yêu cầu c nếu bài làm triển khai ý như một bài văn.
Câu 2 (5.0 điểm)
* Yêu cầu chung
– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận.
* Yêu cầu cụ thể
– Các yêu cầu a, d, e: chấm như Đáp án.
– Đối với yêu cầu b: học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận, chỉ cho 0.25 điểm.
– Đối với yêu cầu c:
+ Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0.25 điểm.
+ Phân tích giá trị nội dung: 2.0 điểm.
- Làm rõ lí do vì sao cái chết của cụ Cố Tổ lại mang lại niềm sung sướng cho đám con cháu trong gia đình: 0.25 điểm
- Làm rõ niềm sung sướng của từng thành viên cụ thể: 1,5 điểm.
- Khẳng định ý nghĩa mỉa mai, phê phán của tác giả qua việc tái hiện chân dung đám con cháu bất hiếu: 0.25
+ Phân tích nghệ thuật tạo tình huống trào phúng: 0.5 điểm.
- Xây dựng các chân dung biếm họa
- Nghệ thuật mỉa mai,cường điệu linh hoạt
—- Hết —-
cảm ơn bạn đã chia sẽ